Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 58)

tranh của công ty cổ phần thương mại vinaphone trong thời gian tới:

2.1 Đa dạng hoá các nguồn huy động vốn

- Huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện nay lãi suất huy động trái phiếu chính phủ là thời hạn 5 năm dao động từ 8,3 % đến 8,5 %/ năm trong khi nếu vay vốn của các ngân hàng thương mại thì công ty VNP đều chịu lãi suất trên 10 % /năm. Dĩ nhiên nếu phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì công ty VNP sẽ chịu lãi suất cao hơn so với trái phiếu chính phủ ước chừng 0,2 -0,5 %/năm do phải gánh thêm các chi phí khác:

- Huy động vốn qua thông qua hình thức thuê tài chính.

Huy động vốn qua kênh thuê tài chính là một trong những giải pháp mà công ty VNP có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư để mở rộng mạng VINAPHONE của công ty VNP.

Thuê tài chính đã ngày càng chứng tỏ là một hình thức tài trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp bên cạnh dịch vụ tín dụng truyền thống. Khi công ty VNP sử dụng hình thức này trên lý thuyết sẽ có những ưu thế cơ bản sau :

Một là : Không cần bảo đảm bằng tài sản Hai là: Thủ tục thuê đơn giản, thuận tiện Ba là : Có thể tài trợ 100 % vốn đầu tư

Bốn là: Phương thức thanh toán tiền thuê hợp lý Năm là: Thông tin tư vấn dự án

Thực tế tại công ty VNP trong thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều hình thức thuê tài sản của các cá nhân và tổ chức cho thuê không chuyên nghiệp.

Ví dụ: Thuê nhà trạm và cột ăng ten của các nhân để lắp đặt các trạm thu phát sóng BTS và lắp đặt các trụ anten vv..

Các dự án hợp tác kinh doanh đã huy động được một nguồn vốn rất lớn để đầu tư cho máymóc thiết bị giúp phát triển mạng lưới viễn thông Việt Nam mặt khác các liên doanh này giúp cho đối tác Việt Nam tiếp thu được kinh nghiệm quản lý và công nghệ hết sức hiện đại.

2.2 Tăng cường vốn đầu tư công nghệ

Dịch vụ 3G đang được VNPT/Vinaphone triển khai dựa theo chuẩn WCDMA 2100MHz, là một trong các công nghệ 3G tiên tiến nhất hiện nay, phù hợp cho các mạng công nghệ GSM 2G chuyển tiếp lên 3G.

Mức cam kết đầu tư cho mạng 3G của VNPT/Vinaphone là hơn 1 tỷ USD trong vòng 15 năm tới. Lộ trình triển khai 3G của VNPT/Vinaphone sẽ trải qua 5 giai đoạn chính. Theo đó, trong giai đoạn 1 dự kiến sẽ phủ sóng 20% dân cư ngay sau khi khai trương dịch vụ chủ yếu tại các thành phố lớn, nơi có nhu cầu cao về Internet tốc độ cao và giai đoạn 5 (sau khoảng 10-15 năm cung cấp dịch vụ) sẽ phủ sóng đến 90% dân cư, đặc biệt là tới các vùng nông thôn, nơi mà mạng băng rộng hữu tuyến chưa thể kéo đến được.

Song song với chuẩn bị cơ sở hạ tầng mạng 3G, VNPT cũng tích cực cung cấp các dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng như IPTV; các dịch vụ tiện ích trên nền băng rộng; các chương trình phục vụ công ích của vệ tinh Vinasat như phòng chống thiên tai bão lụt; xây dựng cổng thông tin điện tử www.vho.vn để phục vụ sức khỏe cộng đồng…. Với việc sử dụng băng thông rộng sẽ giúp cho thông tin giao dịch được truyền tải nhanh hơn và an toàn hơn. Truy cập Internet di động (Mobile Internet. Quảng cáo di động (Mobile Advertizing); Truyền dữ liệu; Sao lưu dự phòng dữ liệu;Thông báo gửi và nhận email.

2.1 Tăng cường đầu tư hạ tầng viễn thông

Để nâng cao chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi mạng lưới, Công ty cần phải tiến hành việc đầu tư mở rộng không ngừng vùng phủ sóng bằng việc lắp thêm các thiết bị kỹ thuật, tăng cường mất độ trạm BTS để tránh những sự cố trong khi đàm thoại. Ngoài ra cần có sự phân bổ hợp lý các trạm BTS, vì ở những vùng trọng điểm tuy các trạm có mật độ cao vẫn có tình trạng nghẽn mạch trong khi ở những

nghẽn mạch. Như vậy, các trạm này nên được bố trí đan xen giữa loại to và nhỏ để khắc phục được tình trạng trên.

Dịch vụ thông tin di động là dịch vụ cao cập vì vậy chất lượng dịch vụ có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phải được thể hiện ở ngay tại nơi tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp là nhân viên bán hàng với khách hàng. Đây là điều cần thiết để lôi kéo khách hàng về phía mình bởi khách hàng lụôn đánh giá và lựa chọn sản phẩm thông qua hai chỉ số chủ đạo của hàng hoá là chất lượng và giá cả.

Ngoài ra đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ là phải nâng cao trình độ của nhân viên. Trình độ ngoại ngữ, thái độ cởi mở, tận tuỵ là những yếu tố không thể thiếu ở một nhân viên trong công ty.

Hiện nay có rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Vinaphone bởi họ thấy chất lượng dịch vụ của Vinaphone rất tốt (phạm vi phủ sóng rộng, các loại hình dịch vụ đa dạng). Tuy nhiên trên thực tế các vùng phủ sóng của Vinaphone đều bị quá tải do dung lượng tổng đài không thể tải nổi số thuê bao quá lớn dẫn đến hiện tượng rớt cuộc gọi, không nhận được cuộc gọi liên tục xảy ra. Vì vậy Công ty sẽ liên tục cố gắng khắc phục tình trạng này trong các năm tới.

2.2 Tăng cường đầu tư sản phẩm – dịch vụ mới

Trong thời gian tới, Công ty phải xác định rõ khuyến mại là hoạt động hỗ trợ bán hàng hiệu quả, giúp cho việc đầu tư lập kênh phân phối sản phẩm và đưa hàng vào kênh phân phối một cách thích hợp. Bên cạnh đó, Công ty cần thực hiện quảng cáo trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, các hội nghị khách hàng, các kế hoach phục vụ công tác bán hàng, cung cấp dịch vụ mới nhằm thu hút được sự chú ý của khách hàng cũng như nâng cao hình ảnh, thương hiệu của mình đối với khách hàng.

2.5 Tăng cường đầu tư dịch vụ chăm sóc khách hàng

Công ty cần đầu tư vào cải thiện dịch vụ, trình độ nhân viên giải đáp, hỗ trợ khách hàng để hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:

- Tính và thu cước: phải bảo đảm tinh cước chính xác, hình thức và biện pháp thu linh hoạt không rườm rà phức tạp

- Khắc phục sự cố: Đơn giản gọn nhẹ quy trình khai thác nhằm khôi phục dịch vụ cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể

- Giải đáp thắc mắc: thiết lập nhiều trung tâm, số điện thoại để có thể giải đáp kip thời cho các khách hàng đang gặp sự cố với dịch vụ.

- Xử lý khiếu nại và bồi thường: luôn đảm bảo xử lý kịp thời các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng đúng với quy định của pháp luật đồng thời cần có các biện pháp hạn chế và ngăn ngừa tối đa các lỗi do quá trình quản lý của doanh nghiệp gây ra. Ngoài ra doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong trường hợp gây ra lỗi cho khách hàng.

2.6 Tăng cường marketing (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để xây dựng thương hiệu trên thị trường, ngoài việc chú ý đến quảng cáo sản phẩm, Công ty Vinaphone cần phải tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư tài trợ cho các giải thể thao, chương trình ca nhạc, hoa hậu, biểu diễn thời trang,… Các hình thức này ngày càng phổ biến ở các đô thị lớn trong khi Vinaphone đang phát triển rất nhanh tại các thành phố lớn; có thể nói đây là một lợi thế cho Vinaphone để nâng cao thế lực của mình.

2.7 Tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực

- Công ty cần có kế hoạch đầu tư phát triển nguôn nhân lực một cách hiệu quả bằng cách đầu tư xây dựng chương trình đạo tạo, các khoá huấn luyện với mực học phí vừa phải, xây dựng chế độ khen thưởng cùng nhiều học bổng.

- Công ty cần đầu tư bố trí cán bộ, nhân viên vào các vị trí hoạt động hợp lý. Người có tố chất cá nhân tốt có thể chỉ huy một tập thể dưới quyền, phù hợp khi được sắp xếp làm lãnh đạo tập thể một nhóm người; người có khả năng phân tích tốt, tổng hợp tốt, nhạy cảm với các xu hướng vận động của một hệ thống quan sát và có khả năng dự thảo hướng giải quyết đúng nhưng thiếu yếu tố quan trọng để lãnh đạo là tính quyết đoán và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định thì hợp với việc làm tham mưu.

- Bên cạnh việc bố trí cán bộ vào những vị trí phù hợp, việc phát hiện đánh giá nhân tài cũng phải được thực hiện kịp thời mới thu hút, duy trì và phát triển được nguồn nhân lực. Muốn vậy trước hết doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng khâu

chọn lựa do chưa có tiêu chí cụ thể để đánh giá một người là có năng lực không. Tiếp đó, lãnh đạo doanh nghiệp phải nghĩ việc và giao việc với độ khó tăng dần cho các nhân viên để bồi dưỡng họ thành nhân tài. Các chính sách đãi ngộ phải được thực hiện một cách hợp lý đảm bảo cho họ về mặt lợi ích kinh tế, sự bình đẳng, tôn trọng. Ngoài ra, Công ty cần phải hoàn thiện quy chế trả lương hợp lý, phân phối theo mức độ làm việc của mỗi cá nhân cũng như đảm bảo mức lương, phúc lợi tập thể, quyên lợi được học hành và phát triển nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả.

2.8 Phòng ngừa rủi ro

- Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh:

Đối thủ cạnh tranh có thể phân thành các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Gồm đối thủ sản xuất, cung cấp cùng một loại mặt hàng giống nhau. + Nhóm 2: Gồm các nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các chi tiết đông bộ cũng như các sản phẩm sơ chế. Đây thực chất là đối tác của danh nghiệp nhưng họ cũng có thể kiềm chế nhà sản xuất hàng hoá và biến doanh nghiệp thành khách hàng phụ thuộc của họ.

+ Nhóm 3: Gồm các đối tượng người tiêu dùng sử dụng hàng hoá và dịch vụ của Công ty vì họ có ảnh hưởng nhất đinh đến sự hình thành giá cả cũng như đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm.

+ Nhóm 4: Gồm những nhà cạnh tranh tương lai đang có kế hoạch và dự định sản xuất các mặt hàng giống doanh nghiệp.

+ Nhóm 5: Gồm các cơ sở đang sản xuất, cuing cấp các loại hoàng hoá, dịch vụ thay thế hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.

Công ty cần phải có bộ phân chuyên thu nhập và xử lý thông tin để luôn cập nhập thông tin về đối thủ của mình để nắm bắt và khai thác được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, từ đó có những phương án, kế hoạch định hướng hợp lý cho Công ty.

- Giữ bí mật công nghệ, ý tưởng kinh doanh mới:

+ Công ty cần phải đảm bảo giữ bí mật ý tưởng, phương pháp triển khai và các công việc có liên quan sao cho khi sản phẩm được đưa ra thị trường, Công ty là nhà

cung cấp đầu tiên dịch vụ đó và đảm bảo không có đối thủ nào theo kịp được trong một thời gian dài.

+ Luôn nâng cao tinh thần bảo vệ bí mật nội bộ cơ quan đối với mọi thành viên của Công ty

+ Không phổ biến những dịch vụ sắp triển khai tới những bộ phân chưa liên quan.

+ Tránh sắp xếp nhân sự có nhiều mối quan hệ dễ lộ bí mật với các Công ty canh tranh.

- Chuẩn bị tốt cho mỗi dịch vụ mới:

+ Nắm bắt nhu cầu khách hàng: Luôn khảo sát trị trường, khách hàng để đưa ra một tên nhãn hiệu phù hợp. Sự khác biệt của nhãn hiệu là bước đột phá gây được ấn tượng mạnh đến khách hàng, đồng thời là sự tiên phong trong lĩnh vực công nghệ, dịch vụ và trong sản phẩm.

+ Dịch vụ khách hàng: Công tác giải quyết sự cố, khúc mắc của khách hàng trong lần giao dịch đầu tiên càng nhanh gọn, linh hoạt thì Công ty càng gây được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Bên cạnh đó cũng không ngừng sáng tạo, đa dạng hoá các dịch vụ của Công ty để chứng tỏ cho khách hàng thấy Công ty luôn dẫn đầu trên thị trường viễn thông về mảng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 58)