Đầu tư nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 45)

2/ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông:

4.2.4 Đầu tư nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với bất kỳ một tổ chức nào không riêng gì doanh nghiệp, dù máy móc thiết bị hiện đại đến đâu mà không có người vận hành

thì cũng không phát huy được tác dụng vì vậy đầu tư nguồn nhân lực là nhiệm vụ không thể thiêu trong chiến lược cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Trong thời gian qua, Công ty đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực này, cụ thể đã mở các khoá học nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên với mọi điều kiện thuận lợi như ăn uống, nơi ở, học bổng, …

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 8: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012

STT Năm Chỉ tiêu

Đơn

vị 2008 2009 2010 2011 2012

1 Vốn đầu tư nâng cao năng lực

cạnh tranh nhân lực

Tỷ đồn

g

122,4 112,1 100,2 132,1 144,6

2 Lượng tăng tuyệt đối

Tỷ đồn

g

-9,3 -12,1 31,9 12,5

3 Tốc độ tăng liên hoàn % -7,6 -8,5 31,8 9,5

4 Tốc độ tăng định gốc % -7,6 -16,4 8,2 18,1 5 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồn g 812 922 983 1132 1253 6 Tỷ trọng VĐT NCNLCT/ Tổng VĐT % 15 12,2 10,2 11,7 11,5

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn 2008-2010 Công ty đã không chú trọng đến nguồn nhân lực của mình, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này giảm liên tục từ 122,4 tỷ đồng năm 2008 xuống 100,2 tỷ năm 2010 giảm 21,4 tỷ tương đương với giảm 16,4 %. Nhận biết được điểm yếu của mình, năm 2011 Công ty đã tăng cường đầu tư nâng số vốn đầu tư vào lĩnh vực nhân sự lên tới 132,1 tỷ

đồng tăng 32 tỷ tương đương 31,8 % so với năm 2010 và tiếp tục tăng lên 144,6 tỷ năm 2012.

Nhờ có chính sách, kế hoách đầu tư hiệu quả, tính đến tháng 12/2012, công ty Vinaphone có 130 cán bộ, công nhân viên chức có trình độ chuyên môn cao.

Bảng 9: Tổng hợp số lượng - chất lượng lao động tính đến ngày 31/12/2012

STT Bộ máy quản lý Tổng số (người) Giới tính Trình độ Nam Nữ Đại học Cao đẳng Khác 1 Văn phòng Đảng uỷ 05 03 02 05 2 Ban giám đốc 03 03 3 Phòng kế hoạch 10 05 05 09 01 4 Phòng chăm sóc khách hàng 08 02 06 01 07 5 Phòng y tế 04 04 04 6 Phòng kế toán-thống kê- tài chính 07 05 02 06 7 Phòng quản lý kỹ thuật nghiệp vụ 11 09 02 02 07 02

8 Phòng đầu tư phát triển 07 03 04 07

9 Phòng kinh doanh 32 21 11 30 02 10 Phòng tham mưu tổng hợp 13 09 04 01 12 11 Phòng đấu thầu 08 03 05 08 12 Phòng chất lượng mạng 22 11 11 12 10 Tổng số 130 74 56 85 41 4 Nguồn: Phòng tổ chức Vinaphone

Bảng tổng hợp cho ta thấy số lượng lao động của Công ty so với các viễn thông khác khá khiêm tốn nhưng nó lại phù hợp với yêu cầu một bộ máy gọn nhẹ. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý có chuyên môn, trình độ cao chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động và là nhân tố chủ đạo của Công ty trong lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường.

Về chất lượng lao động, số lượng kỹ sư, cử nhân kinh tế chiếm số lượng cao được bố trí sắp xếp hợp lý tại các phòng ban để phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân cũng như của mỗi phòng. Cụ thể:

- Về đào tạo

Công ty luôn coi đào tạo trong nước là cơ sở để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân có đủ trình độ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công ty. Về hình thức, công ty tiến hành thực hiện đào tạo cơ bản dài hạn, đào tạo cơ bản ngắn hạn, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dướng nâng cao năng lực nghiệp vụ các chuyên ngành với quy mô toàn công ty và quy mô từng phòng ban. Công ty còn mở lớp học nâng cao trình độ học vấn tay nghề cho công nhân và cử cán bộ có năng lực đi học những khóa về kỹ thuật, cử đi học cao học, đại học tại chức, khuyến khích và luôn tiếp cận các cán bộ trẻ có tiềm năng và khả năng tiếp thu tốt khoa học công nghệ hiện đại.

- Về chế độ lương, thưởng, trợ cấp

Công ty luôn đảm bảo chế độ bình đẳng trong thị trường, đảm bảo trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau

Bảng 10: Chi trả tiền lương cho người lao động (trĐ)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Số tiền 280 333 350 388 423

Lương bình quân/1

nhân viên 1,2 1,5 2,2 2,6 3,8

Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Vinaphone 2008-2012

Nhìn vào bảng tiền lương trên ta thấy tiền lương chi trả cho nhân viên tăng đều qua các năm, chứng tỏ công ty đã chú trọng đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Đây là động lực lớn để các cán bộ làm việc một cách hiệu quả và gắn bó lâu dài với công ty.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, một trong những điều quan trọng là doanh nghiệp đó phải thường xuyên đầu tư cho hoạt động marketing hay doanh nghiệp phải xác định được chiến lược marketing cho riêng mình. Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty. Chiến lược marketing là một chiến lược hành động toàn diện, được hình thành nhằm đáp ứng các đòi hỏi của doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành kinh doanh và ở thị trường cụ thể xác định.

Thời gian vừa qua, công ty đã thành công trong việc truyền bá cũng như nâng cao hình ảnh của mình đến công chúng nhờ việc đầu tư hợp lý hiệu quả vào lĩnh vực marketing. Cụ thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 11: Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh marketing của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012

STT Năm Chỉ tiêu

Đơn vị

2008 2009 2010 2011 2012

1 Vốn đầu tư nâng cao năng

lực cạnh tranh marketing

Tỷ đồng

112,4 133,5 167,4 201,2 222,5

2 Lượng tăng tuyệt đối Tỷ đồng 21,1 33,9 32,8 21,3

3 Tốc độ tăng liên hoàn % 18,7 25,4 24,2 18,8

4 Tốc độ tăng định gốc % 18,7 48,9 79 97,5

5 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 812 922 983 1132 1253

6 Tỷ trọng VĐT NCNLCT/

Tổng VĐT % 13,8 14,5 17 17,8 17,8

Theo bảng ta thấy hoạt động marketing của công ty đã được đầu tư hợp lý với vốn bỏ ra tăng đều qua các năm với tỷ trọng tương đối ổn định khoảng 15%: từ 112,4 tỷ đồng năm 2008 lên 222,5 tỷ năm 2012 tăng 100 tỷ tương đương với 97,5%; đặc biết trong khoảng thời gian 2009-2011, công ty đã nắm bắt được thị trường viễn thông, đẩy mạnh việc quảng cáo, xây dựng thương hiệu của mình.

Bên cạnh đó, công ty đã có các cán bộ chuyên về hoạch định chiến lược marketing tại phòng ban kế hoạch và phòng ban kinh doanh. Đây là một bước tiến lớn đối với hoạt động marketing của công ty đồng nghĩa với thương hiệu cũng như uy tín của công ty được nâng cao trên thị trường.

4.2.5.2 Các hoạt động đầu tư khác.

Đối với doanh nghiệp viễn thông, ngoài đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư marketing thì để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cần phải chú ý đến đầu tư vào một số nội dung khác đặc biết quan trọng nhất là khâu chăm sóc khách hàng. Đấy là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp viễn thông và trên thực tế công ty vẫn chưa thực hiện tốt mảng này chình vì vậy mà công ty luôn đứng sau đàn anh mobile và viettel.

Tuy vậy trong thời gian vừa qua, Vinaphone cũng đang và sẽ khắc phục được tình trạng này bằng việc đầu tư thêm cho lĩnh vực này. Cu thể ta có bảng số liệu sau:

Bảng 12: Vốn đầu tư khác của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012

STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 201 1 2012 1 Vốn đầu tư khác Tỷ đồn g 70 77,4 63,5 57,8 79,4 2 Tổng vốn đầu tư Tỷ đồn g 812 922 983 113 2 1253 6 Tỷ trọng VĐT NCNLCT/ Tổng VĐT % 8,6 8,4 6,5 5,1 6,3

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy Công ty đã chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực khác, tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm từ 5-8%, đây là một con số tương đối đối với lĩnh vực khác tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả khi các dịch vụ như chăm sóc khách hàng chưa đáp ứng thoả mãn như cầu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w