Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 38)

2/ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp viễn thông:

4.1.2 Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh

Để có vốn cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, Công ty phải huy động từ nhiều nguồn vốn như sau

- Vốn tự có - Vốn vay - Vốn khác

Ta có bảng số liệu cụ thể sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012 (Đơn vị: tỷ đồng)

STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1 Vốn tự có 412,6 521,6 555,4 612,6 650,4 2 Vốn vay 198,9 221,3 252,1 261,2 312,4 3 Vốn khác 200,5 179,1 175,5 258,2 290,2 4 Tổng vốn đầu tư 812 922 983 1132 1253

Nguồn: Báo cáo tài chính Vinaphone 2008-2012

Bảng 3: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone giai đoạn 2008-2012

(Đơn vị:%)

STT Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Vốn tự có 50,8 56,6 56,5 54,1 51,9

3 Vốn khác 24,7 19,4 17,9 22,9 23,2

4 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo tài chính Vinaphone 2008-2012

Theo 2 bảng trên, từ năm 2008 nguồn vốn chủ của công ty là vốn tự có chiếm tỷ trọng trung bình 53%. Nguồn vốn tự có của Công ty Vinaphone được lấy từ ngân sách nhà nước là chủ yếu, có xu hướng tăng liên tục qua các năm: tăng từ 412,6 tỷ đồng năm 2008 lên 650,4 tỷ năm 2012 tăng 237,8 tỷ đồng tương đương với 57,6 %. Tuy nhiên nếu xét về mặt tỷ trọng thì vốn tự có xu hướng lúc tăng lúc giảm, cụ thể tăng từ 50,8% đến 56,5% giai đoạn 2008-2010 và giảm xuống 51,9% năm 2012. Điều này chứng tỏ công ty Vinaphone đã luôn cố gắng sử dụng nguồn vốn tự có rất hợp lý không để vượt quá tầm kiểm soát. Sự tăng giảm bất thường trong 2 giai đoạn trên có thể dễ hiểu bởi Công ty bị rơi vào tình trạng khung hoảng kinh tế và lúc đầu chưa biết cách xử lý 1 cách hiệu quả tới nguồn vốn này.

Vốn vay là nguồn vốn không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp nào kể cả những doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh. Có thể thấy vốn đầu tư tăng liên tục tư năm 2008 đến năm 2012 từ 198,9 tỷ đồng lên 312,4 tỷ và có thể thấy điểm giống của vốn vay so với vốn tự do ở tỷ trọng có xu hướng không mấy thay đổi với con số xoay quanh 24%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có các giải pháp điều chỉnh sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả cho dịch vụ và các trạm phát sóng.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng các loại vốn khác chiếm tỷ trong trung bình 20% trong tổng vốn đầu tư phát triển. Các nguồn vốn khác này đóng vai trò khá quan trọng trong việc giảm gánh nặng nợ nần và đồng thời cũng giảm bớt chi phí vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này thực chất chủ yếu có nguồn gốc từ các khách hàng lâu năm sử dụng dịch vụ của Vinaphone.

Tuy nhiên công ty vẫn chưa tiếp cận được vốn huy động từ góp cổ phần của các cá nhân trong công ty đặc biết là nguồn vốn huy động từ nước ngoài, đây là kênh huy động đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w