4.3.1.1 Tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là những khoản nợ biểu hiện cơ bản của nợ xấu. Nợ quá hạn làm cho nguồn vốn bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không thể thúc đẩy quá trình tái đầu tư, không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Nợ quá hạn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, vấn đề nợ quá hạn là mối lo đối với tất cả người làm công tác tín dụng,
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.26: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 840 1.240 1.718 400 47,62 478 38,55 Trung – dài hạn 169 438 733 269 159,17 295 67,35 Tổng 1.009 1.678 2.451 669 66,30 773 46,07
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, 2010, 2011, 2012.
Nhìn chung trong 3 năm qua nợ quá hạn của ngân hàng không ngừng tăng. Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tình trạng lạm phát vẫn đang tiếp diễn, giá cả các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất liên tục tăng. Tình hình dịch hại trên cây trồng và vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, thời tiết thất thường làm giảm sản lượng thu hoạch, nguồn thu nhập của bà con suy giảm thậm chí mất đi dưới tác động của những yếu tố bất lợi trên làm cho khả năng trả nợ ngân hàng cũng suy giảm chính vì thế nợ quá hạn trong năm 2011 tăng 66,30% so với năm 2010. Năm 2012, kinh tế bắt đầu bình ổn, giá cả nguyên liệu đầu vào chuyển biến theo hướng có lợi cho việc sản xuất, những chủ trương phát triển kinh tế đã tiến hành góp phần làm diện mạo của tỉnh có nhiều thay đổi đã nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Bảng 4.27: Tình hình nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chênh lệch 2013/2012
2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 854 1.894 1.040 121,78
Trung-dài hạn 397 912 515 129,72
Tổng 1.251 2.806 1.555 124,30
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, quý II năm 2012, 2013.
Căn cứ vào bảng số liệu ta nhận thấy nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhanh so với năm 2012 tỷ lệ lên đến 124,30%, đối với cả 2 hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn tại NHHTXVN chi nhánh Sóc Trăng. Điều này cũng nói lên những biểu hiện không tốt của tình hình sản xuất kinh
doanh của tỉnh nhà, vì vậy Chi nhánh NHHTXVN cần đưa ra những giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tại đơn vị.
4.3.1.2 Tình hình nợ xấu
Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm những giải pháp để hạn chế nợ xấu có hiệu quả nhất. Để hiểu rõ tình hình nợ xấu ta sẽ tìm hiểu qua các phần sau:
Giai đoạn 2010-2012
Bảng 4.28: Tình hình nợ xấu qua 3 năm 2010- 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 542 658 1.047 116 21,40 389 59,11 Trung – dài hạn 59 233 530 174 294,92 297 127,47 Tổng 601 891 1.577 290 48,25 686 76,99
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, 2010, 2011, 2012.
Ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Từ năm 2010, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát làm giá các loại nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm tăng chi phi sản xuất của bà con. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch hại trên cây trồng vật nuôi làm năng suất giảm nghiêm trọng, thêm vào đó giá bán các sản phẩm nông nghiệp lại thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Vì vậy nợ xấu trong năm 2011 tăng 21,40% so với năm 2010, năm 2012 tăng 59,11% so với năm 2011.
Trung - dài hạn
Dư nợ trung - dài hạn chiếm tỷ lệ khoảng 10%/tổng dư nợ tại NHHTXVN chi nhánh Sóc Trăng nên tỷ lệ tăng nợ xấu tỷ tập trung vào một số khách hàng chủ yếu là những khách hàng có khoản nợ lớn đầu tư sản xuất
Bảng 4.29: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 144 365 574 221 153,47 209 57,26 Thủy sản 287 373 821 86 29,97 448 120,11 TM-DV 111 85 64 -26 -23,42 -21 -24,71 Ngành khác 59 68 118 9 15,25 50 73,53 Tổng 601 891 1.577 290 48,25 686 76,99
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, 2010, 2011, 2012.
Nông nghiệp
Năm 2010 là một năm đầy khó khăn cho ngành nông nghiệp, dịch rầy nâu và dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá diễn biến phức tạp trên diện rộng, thiên tai xảy ra gây nhiều tổn thất cho nông dân. Vốn là một tỉnh nông nghiệp với thu nhập chủ yếu của người dân là từ trồng lúa, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Khi thiên tai và dịch bệnh đến bất ngờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực chăn nuôi cũng chịu tác động không nhỏ của dịch lỡ mồm, long móng và heo tai xanh…Vì quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ và thiếu tính chuyên môn nên dịch bệnh đã làm người dân mất vốn. Giá cả đầu ra rất bất lợi làm người sản xuất không còn lối thoát, tránh được dịch bệnh và thiên tai là đã khó khăn nhưng tiếp đến phải đối mặt với cảnh “được mùa, mất giá”. Chính vì những nguyên nhân trên đã làm nợ xấu của ngành nông nghiệp tăng một cách đột biến đến 153,47% so với năm 2010 và nâng tỷ trong nợ xấu của ngành này lên 40,96% trên tổng nợ xấu của ngân hàng. Năm 2012, hoạt động sản xuất đã bắt đầu phục hồi sau một năm đầy biến cố, bên cạnh đó giá cả đầu ra có lợi cho thu nhập của bà con. Bên cạnh đó với tâm lý lo sợ nợ xấu vẫn sẽ tiếp tục tăng, Ngân hàng đã có chủ trương chính sách kịp thời như kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn, đôn đốc cán bộ đến trực tiếp đến từng hộ vay xem xét tình hình cụ thể và tăng cường sự khắc khe trong công tác thẩm định các khoản vay mới, chính vì vậy đã làm tốc độ tăng trưởng nợ xấu năm 2012 chỉ tăng 57,26% so với năm 2011 và làm tỷ trọng nợ xấu của ngành này chỉ còn 36,40% trên tổng nợ xấu của ngân hàng.
Ở vùng ĐBSCL, sản xuất và tiêu thụ cá tra đã trở thành hoạt động chủ lực. Mức tăng trưởng của ngành là khá cao nhưng đây lại là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tháng 5/2010 giá cá tra xuất khẩu lại tiếp tục quay đầu giảm mạnh khiến nhiều hộ nuôi cá không có lời đành phải bán tháo với giá rẻ vì để lâu cá quá lứa khó bán chính vì thế nợ xấu trong năm 2011 của ngành thủy sản tăng đến 29,97% so với năm 2010. Sang năm 2012, ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp như bố trí cán bộ xuống kiểm tra thường xuyên khả năng sinh lời của dự án, kinh nghiệm của hộ vay cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng làm giảm tốc độ tăng nợ xấu của ngành này, thế nhưng vẫn đang ở mức cao tăng 120,11% so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu của ngành trong năm 2012 vẫn tiếp tục tăng cao xuất phát từ giá thức ăn thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng cao.
Thương mại – Dịch vụ
Thương mại dịch vụ là một ngành phát triển dựa trên nhu cầu đời sống người dân, và chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các ngành nghề khác trong địa phương. Qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù có sự biến động nợ xấu qua 3 năm của các ngành khác là rất cao nhưng ngành TM - DV lại có mức dư nợ xấu chỉ chiếm 18,46%/tổng dư nợ xấu các ngành trong năm 2010. Tình hình kinh tế dần dần hồi phục, Ngân hàng cố gắng đôn đốc, giám sát thu hồi các món nợ đồng thời tạo dựng mối quan hệ tín dụng với các đối tác trong ngành TM- DV nên làm cho nợ xấu của ngành trong 3 năm giảm mạnh cu thể trong năm 2011 giảm 23,42% so với năm 2010, năm 2012 giảm 24,71% so với năm 2011.
Ngành khác
Nhìn chung nợ xấu của ngành này có tỷ lệ thấp nhất trong các ngành chỉ chiếm 9,82%/tổng nợ xấu. Do ngân hàng đã nỗ lực đôn đốc khách hàng nhanh chóng thanh toán vốn gốc và lãi, đã xử lý một số khoản nợ xấu bằng sự can thiệp của cơ quan pháp luật. Trong số đó, có những khoản nợ xấu do đời sống một số công nhân viên gặp khó khăn, nên tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm đều tăng, trong năm 2011 tăng 15,25% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 73,53% so với năm 2011.
Tình hình nợ xấu theo địa bàn
Thành phố Sóc Trăng
nhưng nợ xấu chỉ chiếm 0,60%/tổng dư nợ cho vay trong địa bàn trong năm 2010, chiếm 0,70%/tổng dư nợ cho vay trong địa bàn trong năm 2011 và chiếm 0,68%/tổng dư nợ cho vay trong địa bàn năm 2012. Ta thấy mặt dù nợ xấu qua 3 năm tăng cao liên tục nhưng vẫn còn ở mức thấp dưới 3%/tổng dự nợ đều này cho thấy ngân hàng luôn chú trọng đến công tác quản lý và xử lý nợ xấu khi có rủi ro xảy ra.
Bảng 4.30: Tình hình nợ xấu theo địa bàn các huyện và thành phố Sóc Trăng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TP Sóc Trăng 254 368 414 114 44,88 46 12,5 Kế Sách 100 100 240 0 0 140 140 Mỹ Tú - - - - Cù Lao Dung - - - - Thạnh Trị - - - - Ngã Năm - - - - Trần Đề - - - - Vĩnh Châu 247 273 773 26 10,53 500 183,15 Mỹ Xuyên - 150 150 150 x 0 0 Tổng 601 891 1.577 290 48,25 686 76,99
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, 2010, 2011, 2012
Các địa bàn khác
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu trong các địa bàn còn lại chỉ tập trung vào các huyện Kế Sách, Mỹ Xuyên, và Vĩnh Châu chủ yếu tập trung vào một số khách hàng nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp trong các vùng trên. Vì các địa bàn nằm ở huyện cách xa Chi nhánh nên việc quản lý thu hồi nợ khó khăn làm nợ xấu tăng cao đáng kể. Vì vậy Chi nhánh cần xem xét đưa ra những giải pháp hợp lý để giảm thiểu nợ xấu trong những địa bàn trên, đặc biệt đối với địa bàn Kế Sách và Vĩnh Châu vẫn còn dư nợ xấu 1.013 triệu đồng trong năm 2012.
Nợ xấu là những nhóm nợ mà trong quá trình kinh doanh các ngân hàng thương mại đều không tránh khỏi, việc duy trì nợ xấu trong một mức độ hợp
lý thể hiện hiệu quả trong việc quản lý rủi ro của ngân hàng, nợ xấu càng thấp thì năng lực kinh doanh của ngân hàng càng cao.
Bảng 4.31: Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ qua 3 năm 2010-2012
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 3 198 158 354 -40 -20,20 196 124,05 Nợ nhóm 4 258 132 584 -126 -48,83 452 342,43 Nợ nhóm 5 145 601 639 456 314,48 38 6,32 Tổng 601 891 1.577 290 48,25 686 76,99
Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân, 2010, 2011, 2012.
Nhìn vào bảng số liệu 4.31 ta có thể thấy nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm từ năm 2010-2012, song nó vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 3% trên tổng dư nợ của Ngân hàng. Trong năm 2012 như đã phân tích ở những phần trên, diễn biến phức tạp của nền kinh tế đồng thời là sự khắc nghiệt của thời tiết đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và khả năng trả nợ của các người nông dân làm nợ xấu tăng 76,99% so với năm 2011. Trong năm 2011 nợ xấu nhóm 3, 4 giảm nguyên nhân không phải là do thu hồi được mà do chuyển nhóm sang nhóm nợ cao hơn trong giai đoạn này nên ta thấy mặt dù nhóm 3, 4 giảm nhưng tổng nợ xấu lại tăng đến 48,25% so với năm 2010.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Bảng 4.32: Tình hình nợ xấu qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Chênh lệch 2013/2012
2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%)
Ngắn hạn 725 1.717 992 136,83
Trung-dài hạn 233 734 501 215,02
Tổng 958 2.451 1.493 155,85
doanh vẫn chưa có những chuyển biến tốt làm cho nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng đến 155,85% so với cùng kỳ năm 2012 trong cả 2 hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn.