3.4.4.1 Kỹ thuật SKLM 1 chiều
Dung môi chạy theo một chiều từ đầu dưới bảng mỏng lên đầu trên bảng mỏng. Lưu ý vết chấm ban đầu trên bảng mỏng không được ngập trong dung môi khi khai triển, mẫu chất sẽ khuyếch tán ngay ra dung môi làm cho các vết bị lem.
3.4.4.2 Kỹ thuật SKLM 2 chiều
Trong trường hợp mẫu phân tích có nhiều cấu tử, kỹ thuật SKLM 1 chiều không đủ tin cậy thì tiến hành thêm kỹ thuật SKLM 2 chiều để kết quả tách được rõ ràng hơn.
Dùng loại bảng 20 20, chấm chất phân tích ở góc bảng cho vào bình sắc ký chạy hệ dung môi thứ I, quay góc 90o, cho vào bình sắc ký chạy hệ dung môi thứ II.
Hình 3.4: Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng 2 chiều
3.4.4.3 Kỹ thuật SKLM điều chế
SKLM điều chế còn được gọi là kỹ thuật sắc ký chế hóa, thường để tách các chất với lượng nhỏ, có Rf xa nhau.
Dùng kỹ thuật SKLM 1 chiều, bảng mỏng có kích thước 20 × 20 cm, độ dày chất hấp phụ từ 0,5−1 mm.
Hỗn hợp cần tách được chấm thành 1 đường liên tục trên bảng mỏng. Sau đó triển khai bằng hệ dung môi thích hợp. Trường hợp Rf các chất trong hỗn hợp gần nhau, có thể tiến hành khai triển nhiều lần, mỗi lần phải sấy khô bảng mỏng.
lên mé của bảng mỏng, tránh phun 1 vùng quá rộng vì thuốc thử có thể làm biến đổi cấu trúc của cấu tử cần tách để tạo phản ứng màu.
Đánh dấu vùng muốn tách mẫu, cạo riêng từng vùng.
Dùng dung môi thích hợp (có thể dùng dung môi khai triển) để lấy riêng mẫu chất ra khỏi chất hấp phụ, quá trình này gọi là phản hấp phụ [21].
Hình 3.5: Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng điều chế