4.1.2.1. Tăng trưởng - chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
Đánh giá tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm qua cho thấy, nền kinh tế của phường luôn có sự chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ ngành nghề tiếp tục được phát triển, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất sản lượng đều tăng.
Cơ cấu kinh tế năm 2012: + Nông nghiệp chiếm: 34,00%.
+ Thương mại dịch vụ chiếm: 23,00%.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
a. Hiện trạng dân số: Số dân toàn phường tính đến ngày 01/01/2012 là 12752 người, phân bố ở 15 tổ dân phố gồm 13557 nhân khẩu, 3723 hộ với quy mô 3,64 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số năm 2012 là 1,08% (giảm 0,13% so với năm 2011).
b. Lao động và việc làm: Trên địa bàn phường có 26 cơ quan, tổ chức đặc biệt là Công ty Phân đạm & Hóa chất Hà Bắc thu hút lực lượng lao động lớn của địa phương. Đời sống nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Số người trong độ tuổi lao động là 7258 lao động. Hàng năm số người đến độ tuổi lao đông tăng lên, nhu cầu và việc làm tăng, đây là một trong những vấn đề gây áp lực cho đất đai, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Quý I/
Năm 2012
Tổng số nhân khẩu Người 12610 12733 13557 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,21 1,08 0,98
Tổng số hộ Hộ 3418 3447 3237
Tổng số lao động Lao động 6936 7258 8039 Quy mô số hộ Người/hộ 3,69 3,69 3,64
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê và số liệu điều tra) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành
Nền kinh tế phường Thọ Xương cũng như các phường khác trong vùng đã và đang phát triển theo hướng: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong những qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng phường Thọ Xương đã từng bước vượt qua, đưa kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
- Trồng trọt: Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp các ngành và của nhân dân đã khắc phục những khó khăn về hạn hán, ngập úng, tích cực chống hạn, chống úng, chăm sóc cho mạ, cấy hết diện tích, kịp thời vụ, đảm bảo cơ cấu. Tính đến năm 2012 tổng diện tích đất nông nghiệp của phường là 104,05 ha chiếm 24,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 70.31 ha chiếm 16,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản là 28,57 ha chiếm 6,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Lúa chiêm gieo cấy 80 ha, năng suất đạt 49 tạ/ha, sản lượng đạt 392,0 tấn.
+ Lúa mùa gieo cấy 38 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 337,3 tấn. - Chăn nuôi: Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt luôn là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua chăn nuôi có những bước phát triển đáng kể, đàn gia cầm luôn được duy trì ở các hộ gia đình, nhiều người nuôi với số lượng lớn góp phần nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Công tác thú y ngày càng được chú trọng, thường xuyên làm công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế được các dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt từ khi dịch cúm H5N1 xuất hiện, xảy ra trên diện rộng và có nguy cơ bùng phát. Ban thú y đã chủ động tham mưu cho chính quyền trong công tác chuyên môn như tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia cầm trên địa bàn và rắc vôi bột, phun phòng dịch trong các tổ dân phố, ngõ xóm, các hộ gia đình chăn nuôi có quy mô lớn theo hướng dẫn của ngành và tổ chức tiêu hủy đàn gia cầm đảm bảo vệ sinh. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Phường Thọ Xương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trâu, nghé Con 39 33 30
Bò, bê Con 76 138 185
Lợn Con 2591 2310 2345
Gia cầm Con 10293 8972 9981
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Từ năm 2010 thực hiện kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 đến nay sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng mặc dù còn hạn chế xong đã phát huy được khả năng khai thác những nghề địa phương và lao động, giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển, làm giàu cho quê hương.
- Thương mại, dịch vụ: Đây là lĩnh vực kinh tế có xu hướng phát triển nhanh. Trong những năm qua các doanh nghiệp, các hộ gia đình đã năng động, nhạy bén nắm bắt kịp thời cơ chế thị trường đã làm cho kinh tế phường Thọ Xương ngày càng khởi sắc, đa dạng, tạo việc làm cho nhiều lao động, các độ đã từng bước khá và giàu lên nhờ kinh doanh dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của Phường Thọ Xương
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của Phường năm 2012
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất tự nhiên của phường là 426,26 ha.
Trong tổng diện tích tự nhiên 426,26 ha được phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp là 104,05 ha, chiếm 24,41% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp là 318,33 ha, chiếm 74,68% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 3,88 ha, chiếm 0,91% tổng diện tích đất tự nhiên
* Đất nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của phường Thọ Xương có 104,05 ha, chiếm 24,41% diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trong bẳng sau:
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 104,05 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 70,31 67,57 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 69,72 67,00 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 53,87 51,77 1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 15,85 15,23 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,59 0,57 1.2 Đất lâm nghiệp NLP 5,17 4,97 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 28,57 27,46
(Nguồn số liệu: UBND phường Thọ Xương)
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 104,05 ha. Trong đó, hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của phường có 70,31 ha, chiếm 67,57% diện tích đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: Có 69,72 ha, chiếm 67,00% đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất trồng lúa: Có 53,87 ha chiếm 51,77% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Có 15,85 ha, chiếm 15,23% diện tích đất trồng cây hàng năm.
- Đất trồng cây lâu năm: Có 0,59 ha, chiếm 0,57 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: Theo hiện trạng đất lâm nghiệp của phường có 5,17 ha, chiếm 4,97% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Đất nuôi trồng thủy sản của phường có 28,57 ha, chiếm 27,46% diện tích đất nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của phường Thọ Xương có 318,33 ha, chiếm 74,68% tổng diện tích đất tự nhiên, được xác định theo nhiều mục
đích sử dụng chi tiết khác nhau. Cơ cấu, diện tích đất phi nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.4
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012
TT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 318,33 100
2.1 Đất ở OTC 103,08 32,38
2.2 Đất chuyên dùng CDG 181,23 56,93 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp CTS 0,65 0,20 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,10 0,34
2.2.3 Đất an ninh CAN 0,02 0,063
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 88,56 27,82 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 90,90 28,56 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,28 0,41 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,88 1,53 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 26,53 8,33 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,33 0,42
(Nguồn số liệu: UBND phường Thọ Xương) 4.2.1.2. Tình hình biến động đất đai tại phường Thọ Xương
Bảng 4.5. Bảng biến động đất đai giai đoạn 2010 – 2012
TT Chỉ tiêu Mã Diện tích năm 2010 Diện tích năm 2012 Biến động Tăng (+), Giảm (-) Tổng diện tích đăt tự nhiên 426,26 426,26 1 Đất nông nghiệp NNP 104,42 104,05 - 0,37
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 72,23 70,31 - 1,92
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 71,64 69,72 - 1,92
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,59 0.59
1.2 Đất lâm nghiệp NLP 6,95 5,17 - 1,78
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 25,24 28.57 + 3,33
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 311,30 318,33 + 7,03
2.2 Đất chuyên dùng CDG 177,01 181,23 + 4,13 2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 0,57 0,65 + 0.08 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,10 1,10 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,02 0,02
2.2.4 Đất sản xuất,KD phi nông nghiệp
CSK
88,28 88,56 + 28
2.2.5 Đất có mục đích công
cộng CCC 87,04 90,90 + 3,86
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1,28 1,28 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,88 4,88 2.5 Đất sông suối và mặt nước
CD SMN 42,40 26,53 - 15,87
3 Đất chưa sử dụng CSD 10,54 3,88 - 6,66
(Nguồn số liệu: UBND phường Thọ Xương)
Qua điều tra phân tích số liệu, cho thấy sự biến động về đất đai trên địa bàn phường diễn ra liên tục, mỗi thời kỳ mỗi loại đất đều có những lý do biến động riêng, đặc biệt trong những năm gần đây được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp về việc quản lý đất đai, sản xuất để góp phần vào phát triển kinh tế xã hội nên sự biến động về đất đai luôn có mục đích xã hội đảm bảo quỹ đất tự nhiên.
Nhìn chung, xu thế biến động các loại đất phi nông nghiệp của phường phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đáp ứng cho các mục đích phát triển cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, làm nhà ở... cũng như xây dựng các công trình kinh tế.
- Các loại đất chuyên dùng, đất ở đều tăng do sự phát triển của các ngành kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng và nhu cầu dân sinh... trong đó:
+ Đất chuyên dùng tăng mạnh và tăng chủ yếu vào sản suất kinh doanh phi nông nghiệp và đất có mục đích công cộng. Điều này cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng trong các năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư cũng như dành đất cho phát triển các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã được chú trọng, mở ra hướng giải quyết việc làm cho lao động của xã.
+ Diện tích đất ở xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở và các công trình dân sinh ngày càng tăng trong nhân dân.
4.2.2. Công tác quản lý nhà nước vềđất đai trên địa bàn phường năm 2012
Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân phường Thọ Xương đã thực hiện tốt Luật đất đai cũng như các chủ trương lớn của Nhà nước và của ngành về công tác quản lý đất đai, từng bước đưa công tác này đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất.
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo chỉ thị 364/CT. Ranh giới giữa phường Thọ Xương và các phường, xã giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.
Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn cơ bản đã được thực hiện, triển khai đúng thủ tục, trình tự thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất. Công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật ít có khiếu nại xảy ra và giải quyết tốt các khiếu nại phát sinh về đền bù hỗ trợ và tái định cư. Việc lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cho các dự án được sự chỉ đạo, phối hợp của các sở, ban ngành của tỉnh thực hiện theo đúng chính sách, quy định hiện hành. Quy trình triển khai được chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND phường đã xem xét và giải quyết kịp thời nhiều ý kiến, kiến nghị, thắc mắc của nhân dân về giá cả, các chính sách, chế độ khi Nhà nước thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
UBND phường quản lý và giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất...,thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên còn nhưng hạn chế trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cũng như công tác lập
quy hoạch sử dụng đất đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của phường năm 2012 được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của phường và nhất là tạo được sự yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi bổ cho đất phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4.3. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án trên địa bàn phường Thọ Xương
4.3.1. Các văn bản pháp lý có liên quan
- Luật Đất đai 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Các Quyết định: số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010; số 212/QĐ-HCVN ngày 19/3/2008 của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam về việc phê duyệt dự án và đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo – mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc thuộc Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc; số 427/QĐ-HCVN ngày 20/10/2009 của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, mở rộng Nhà máy Đạm Hà