a. Tồn tại:
- Cơ chế chính sách bồi thường GPMB còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn gây phát sinh nhiều thắc mắc, khiếu nại của người dân có đất thu hồi.
- Công tác tổ chức thực hiện còn thiếu linh hoạt; công tác giải quyết những thắc mắc khiếu nại của nhân dân còn chưa kịp thời;
- Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC chưa chặt chẽ, vẫn còn tồn tại tình trạng ngại va chạm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh; có nơi, bộ máy chuyên trách chưa đầy đủ năng lực, thực hiện chưa nghiêm túc, đầy đủ yêu cầu về quy trình GPMB, nhất là nguyên tắc công khai, dân chủ;
- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm trí cố ý làm sai của một số bộ phận cán bộ và nhân dân là trở ngại không nhỏ cho công tác GPMB và là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
- Địa phương không có kinh phí thực hiện quy hoạch sử dụng đất tạo quỹ đất sách thu hút đầu tư, trong khi đó việc lựa chọn nhà đầu tư còn chưa chặt chẽ, chưa đánh giá được năng lực của nhà đầu tư nên tại một số dự án công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kéo dài; chậm đầu tư gây bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.
b. Nguyên nhân của tồn tại: * Chủ quan:
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đất đai, bồi thường GPMB còn hạn chế làm cho người dân hiểu không đầy đủ, hiểu sai về chính sách bồi thường gây thắc mắc, khiếu kiện.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương còn chưa sâu sát đặc biệt là việc giải thích những thắc mắc, khiếu nại và giải quyết đơn thư liên quan đến bồi thường GPMB của người dân chưa dứt điểm gây bức xúc và nghi ngờ trong nhân dân.
- Công tác lập hồ sơ địa chính và việc thực hiện chỉnh lý biến động đất đai ở các địa phương chưa thực hiện đầy đủ trong khi đó, công tác quản lý đất đai ở các địa phương còn lỏng lẻo, việc thực hiện pháp luật đất đai trước đây không đồng bộ, khó có căn cứ tính hợp lệ, hợp pháp, nguồn gốc quyền sử dụng đất...
- Lực lượng cán bộ công chức quản lý đất đai nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại phân bố chưa khoa học nên thường trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng như phương pháp làm việc và ý thức trách nhiệm
của một bộ phận cán bộ công chức nhất là ở địa phương còn hạn chế làm mất lòng tin trong nhân dân dẫn đến nhiều thắc mắc, khiếu nại.
- Một số dự án chậm đầu tư, bồi thường GPMB không dứt điểm, kéo dài trải qua các chính sách bồi thường GPMB khác nhau gây nhiều bức xúc trong nhân dân.
- Việc xây dựng bảng giá đất hiện nay còn nhiều bất cập do thiếu kinh phí cho công tác xây dựng giá đất dẫn đến Bảng giá đất hàng năm chưa phản ánh đúng giá đất thực tế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác tài chính về đất đai đặc biệt đối với công tác bồi thường GPMB (Vướng mắc chính hiện nay của công tác bồi thường GPMB là giá đất.
- Việc bố trí kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án chưa kịp thời dẫn đến một số dự án đã phê duyệt phương án bồi thường GPMB nhưng không có kinh phí để chi trả dẫn đến dự án kéo dài qua các chính sách khác nhau.
- Việc định hướng chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất cũng như định hướng sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ cho người nông dân còn hạn chế (Hiện nay, tiền bồi thường người dân chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị ... là chính). [13]
* Khách quan:
- Chính sách Pháp luật về đất đai và các quy định về bồi thường GPMB ngày càng mở lại thường xuyên thay đổi (Từ khi thực hiện Luật Đất đai 2003 đến nay Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư kèm theo đó là rất nhiều văn bản hướng dẫn của các Bộ) gây rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, người dân trông chờ chính sách sau có lợi hơn chính sách trước, đồng thời một số chính sách tạo ra sự thiếu công bằng giữa người chấp hành tốt và người không chấp hành đã gây ra thắc mắc, khiếu kiện, rất khó khăn trong quá trình giải quyết.
- Chính sách hỗ trợ bằng đất ở dịch vụ còn nhiều bất cập, rất khó thực hiện: Theo quy định kinh phí xây dựng khu đất ở dịch vụ do người dân phải chi trả nhưng thực tế hiện nay cơ bản người dân có đất Nhà nước thu hồi đều
bán “tiêu chí” để lấy tiền chênh lệch trước khi được giao đất do vậy rất khó khăn trong việc huy động kinh phí thực hiện, việc huy động nguồn vốn bên ngoài khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách.
- Chính sách về việc nhà đầu tư phải thoả thuận (nhận chuyển nhượng)
trước khi chuyển mục đích thực hiện dự án theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 đối với những dự án không thuộc diện Nhà nước thu hồi đất dẫn đến có sự chênh lệch lớn về giá đất giữa dự án nhà nước thu hồi đất và dự án nhà đầu tư thoả thuận (Mặc dù mục đích sử dụng đất sau khi thu hồi chuyển mục đích là như nhau). Trong khi đó Nhà nước chưa kiểm soát được các giao dịch (chuyển nhượng) về quyền sử dụng đất dẫn đến đơn giá bồi thường về đất còn chưa sát với giá thực tế. [13]
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trên địa bàn, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư để Cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc từ 2007 – 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Dự án: Cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc
- Được Tổng công ty Hoá chất Việt Nam phê duyệt dự án và đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, tại Quyết định số 212/QĐ-HCVN ngày 19/3/2008 ; Diện tích: 20,86 ha;
- Vị trí tại phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang. - Thời gian thực hiện từ năm 2007 đến năm 2011.
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc. - Hình thức đầu tư: Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. - Hình thức quản lý thực hiện dự án: Theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án.
- Tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB: Trung tâm Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp thành phố Bắc Giang.