- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đặt trong mối quan hệ tổng hợp từ góc độ kinh tế, pháp lý, hành chính, chính sách pháp luật liên quan đến thực tiễn triển khai thực hiện chính sách và thi hành pháp luật.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu thông qua sách, báo, Internet và tiếp cận với các tổ chức thực hiện như Trung tâm phát triển quỹ đất; Ban quản lý dự án, phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Thống kê, Hội đồng GPMB của thành phố Bắc Giang, các phòng ban có liên quan để trao đổi, thu thập thông tin về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Phối hợp với các tổ chức tham gia thực hiện công tác GPMB để đánh giá thu thập tài liệu.
3.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Em tiến hành điều tra, phỏng vấn 12 cán bộ tham gia công tác bồi thường GPMB nơi có đất thu hồi và 40 hộ gia đình có đất bị thu hồi bằng bảng hỏi. Quá trình phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các hộ, trong đó các hộ được phỏng vấn bao gồm cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được phỏng vấn bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau.
3.4.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu thu thập được phân tích đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở các giai đoạn thực hiện dự án. Kết quả thu được so sánh với kế hoạch thực hiên và yêu cầu của dự án.
3.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích
Trên cơ sở số liệu thu thập cũng như các chính sách liên quan tiến hành tổng hợp, phân tích. Tổng hợp các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án.
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Tính toán và trình bày các số liệu đã thu thập được bằng số trung bình hoặc tổng trên phần mềm Word, Excel. Các số liệu được trình bày như diện tích, đơn giá, số tiền bồi thường…
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng giải phóng mặt bằng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý: Nhà máy Phân đạm Hà Bắc nằm trên địa bàn của phường Thọ Xương
Thọ Xương là phường thuộc Thành phố Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 426,26 ha.
Phường Thọ Xương có vị trí địa giới hành chính như sau: - Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang.
- Phía Đông giáp xã Xương Giang.
- Phía Nam giáp phường Trần Nguyên Hãn, Trần Phú và Ngô Quyền. - Phía Tây giáp xã Song Mai.
Thọ Xương có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các phường, xã trong thành phố cũng như thuận lợi trong việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tiếp cận với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Phường Thọ Xương có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ ( 00
– 80). Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m. Ao, hồ trên địa bàn phường khá nhiều nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế.
4.1.1.3. Khí hậu
Phường Thọ Xương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của Phường thành 2 mùa chính:
- Mùa nóng ( mùa mưa): Từ tháng 4 đến tháng 10, trong thời gian này lượng mưa đạt tới 1400 mm, chiếm 90% lượng mưa cả năm và có tới 138 ngày có nhiệt độ trên 300
- Mùa lạnh ( mùa khô): Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong ngày thấp, có ngày xuống dưới 150
C. - Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 23,40 C. + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 26,90
C. + Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 20,50
C.
+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình vào tháng 1 ( phổ biến từ 10 – 150 C). Các tháng có nhiệt độ trung bình < 200
C ( phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), các tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C ( phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9).
- Tổng số giờ nắng trung bình cả năm: 1730 giờ.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 4 và thấp nhất 76% vào tháng 12.
- Chế độ gió, bão: Phường Thọ Xương nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa lớn do nằm trong dải hội tụ nhiệt đới. Hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc (từ tháng 11-3 năm sau), mùa hạ gió chủ đạo là gió Đông Nam (từ tháng 4 -10). Tốc độ gió mạnh nhất 34 m/s. Bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa to gió lớn..
4.1.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống kênh mương được bố trí khá hợp lý, đảm bảo việc cung cấp và tưới tiêu nước thuận lợi. Đây là điều kiện thuận lợi cho mục đích phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng và hệ số sử dụng đất.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Đất đai phường nhìn chung có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012 thì tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 426,26 ha.
- Tài nguyên nước:
+ Tài nguyên nước mặt: lấy từ nguồn nước sông Thương, nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp khá dồi dào, ổn định và là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
+ Tài nguyên nước ngầm: Hiện tại nước sinh hoạt của nhân dân, nước phục vụ làm việc tại các cơ quan trên lãnh thổ phường chủ yếu dùng nước ngầm qua xử lý.
- Tài nguyên nhân văn:
+ Phường Thọ Xương có nền văn hóa tương đối lâu đời với nhiều truyền thống và phong tục tập quán. Đây là điều kiện để các cấp chính quyền cần quan tâm để duy trì và giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc vốn có của địa phương góp phần sự phát triển chung của toàn phường.
+ Nhìn chung, nhân dân trong phường có nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong nhân dân, nâng cao tinh thần đoàn kết yêu thương cộng đồng.
- Cảnh quan môi trường:
+ Môi trường cảnh quan của phường bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp. Đồng thời, vấn đề rác thải sinh hoạt và rác thải của các hoạt động tiểu thủ công nghiệp chưa được quan tâm xử lý đúng mức, chính vì vậy trong thời gian tới cần có những biện pháp xử lý triệt để nhằm tránh tình trạng ô nhiễm môi trường có thể xảy ra.
+ Suy thoái môi trường đất: Môi trường đất phần nào bị ảnh hưởng bởi sự lạm dụng phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vât mà người dân đã sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng - chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
Đánh giá tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm qua cho thấy, nền kinh tế của phường luôn có sự chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ ngành nghề tiếp tục được phát triển, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất sản lượng đều tăng.
Cơ cấu kinh tế năm 2012: + Nông nghiệp chiếm: 34,00%.
+ Thương mại dịch vụ chiếm: 23,00%.
4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
a. Hiện trạng dân số: Số dân toàn phường tính đến ngày 01/01/2012 là 12752 người, phân bố ở 15 tổ dân phố gồm 13557 nhân khẩu, 3723 hộ với quy mô 3,64 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số năm 2012 là 1,08% (giảm 0,13% so với năm 2011).
b. Lao động và việc làm: Trên địa bàn phường có 26 cơ quan, tổ chức đặc biệt là Công ty Phân đạm & Hóa chất Hà Bắc thu hút lực lượng lao động lớn của địa phương. Đời sống nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Số người trong độ tuổi lao động là 7258 lao động. Hàng năm số người đến độ tuổi lao đông tăng lên, nhu cầu và việc làm tăng, đây là một trong những vấn đề gây áp lực cho đất đai, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Quý I/
Năm 2012
Tổng số nhân khẩu Người 12610 12733 13557 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,21 1,08 0,98
Tổng số hộ Hộ 3418 3447 3237
Tổng số lao động Lao động 6936 7258 8039 Quy mô số hộ Người/hộ 3,69 3,69 3,64
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê và số liệu điều tra) 4.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế các ngành
Nền kinh tế phường Thọ Xương cũng như các phường khác trong vùng đã và đang phát triển theo hướng: Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong những qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng phường Thọ Xương đã từng bước vượt qua, đưa kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
- Trồng trọt: Trong những năm qua với sự nỗ lực của các cấp các ngành và của nhân dân đã khắc phục những khó khăn về hạn hán, ngập úng, tích cực chống hạn, chống úng, chăm sóc cho mạ, cấy hết diện tích, kịp thời vụ, đảm bảo cơ cấu. Tính đến năm 2012 tổng diện tích đất nông nghiệp của phường là 104,05 ha chiếm 24,41% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp là 70.31 ha chiếm 16,5% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản là 28,57 ha chiếm 6,7% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Lúa chiêm gieo cấy 80 ha, năng suất đạt 49 tạ/ha, sản lượng đạt 392,0 tấn.
+ Lúa mùa gieo cấy 38 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 337,3 tấn. - Chăn nuôi: Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt luôn là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua chăn nuôi có những bước phát triển đáng kể, đàn gia cầm luôn được duy trì ở các hộ gia đình, nhiều người nuôi với số lượng lớn góp phần nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Công tác thú y ngày càng được chú trọng, thường xuyên làm công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế được các dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt từ khi dịch cúm H5N1 xuất hiện, xảy ra trên diện rộng và có nguy cơ bùng phát. Ban thú y đã chủ động tham mưu cho chính quyền trong công tác chuyên môn như tổ chức tiêm phòng dịch cho đàn gia cầm trên địa bàn và rắc vôi bột, phun phòng dịch trong các tổ dân phố, ngõ xóm, các hộ gia đình chăn nuôi có quy mô lớn theo hướng dẫn của ngành và tổ chức tiêu hủy đàn gia cầm đảm bảo vệ sinh. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Phường Thọ Xương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Hạng mục ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trâu, nghé Con 39 33 30
Bò, bê Con 76 138 185
Lợn Con 2591 2310 2345
Gia cầm Con 10293 8972 9981
b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ:
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Từ năm 2010 thực hiện kế hoạch 5 năm 2010 – 2015 đến nay sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng mặc dù còn hạn chế xong đã phát huy được khả năng khai thác những nghề địa phương và lao động, giải quyết việc làm, nâng cao nguồn thu, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội thúc đẩy kinh tế phát triển, làm giàu cho quê hương.
- Thương mại, dịch vụ: Đây là lĩnh vực kinh tế có xu hướng phát triển nhanh. Trong những năm qua các doanh nghiệp, các hộ gia đình đã năng động, nhạy bén nắm bắt kịp thời cơ chế thị trường đã làm cho kinh tế phường Thọ Xương ngày càng khởi sắc, đa dạng, tạo việc làm cho nhiều lao động, các độ đã từng bước khá và giàu lên nhờ kinh doanh dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của Phường Thọ Xương
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của Phường năm 2012
4.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất tự nhiên của phường là 426,26 ha.
Trong tổng diện tích tự nhiên 426,26 ha được phân theo mục đích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp là 104,05 ha, chiếm 24,41% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp là 318,33 ha, chiếm 74,68% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 3,88 ha, chiếm 0,91% tổng diện tích đất tự nhiên
* Đất nông nghiệp:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của phường Thọ Xương có 104,05 ha, chiếm 24,41% diện tích tự nhiên, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện trong bẳng sau:
Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 104,05 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 70,31 67,57 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 69,72 67,00 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 53,87 51,77 1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 15,85 15,23 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,59 0,57 1.2 Đất lâm nghiệp NLP 5,17 4,97 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 28,57 27,46
(Nguồn số liệu: UBND phường Thọ Xương)
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 104,05 ha. Trong đó, hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của phường có 70,31 ha, chiếm 67,57% diện tích đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích như sau:
- Đất trồng cây hàng năm: Có 69,72 ha, chiếm 67,00% đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất trồng lúa: Có 53,87 ha chiếm 51,77% diện tích đất trồng cây hàng năm.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Có 15,85 ha, chiếm 15,23% diện tích đất trồng cây hàng năm.
- Đất trồng cây lâu năm: Có 0,59 ha, chiếm 0,57 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Đất lâm nghiệp: Theo hiện trạng đất lâm nghiệp của phường có 5,17 ha, chiếm 4,97% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Đất nuôi trồng thủy sản của phường có 28,57 ha, chiếm 27,46% diện tích đất nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của phường Thọ Xương có 318,33 ha, chiếm 74,68% tổng diện tích đất tự nhiên, được xác định theo nhiều mục
đích sử dụng chi tiết khác nhau. Cơ cấu, diện tích đất phi nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.4
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012