Định hướng phát triển doanh nghiệp thành phố Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 91)

2020

- Ưu tiên phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ; các sản phẩm truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Khuyến khích thu hút phát triển doanh nghiệp một số ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn; góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ CNH - HĐH, đảm bảo tăng nhanh GTSX, GDP, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế thành phố.

- Khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển mạnh số lượng doanh nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, phát triển các KCN, hỗ trợ di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm. - Nâng cao sản xuất, chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng ít nguyên vật liệu nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao.

- Tăng cường việc hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa các doanh nghiệp có qui mô khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại.

- Cải thiện việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp. - Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo đuợc môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho doanh nghiệp.

- Khuyến khích phát triển các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp. Tăng cường công tác điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển doanh nghiệp, phân định trách nhiệm giữa các sở ban ngành và sự phối hợp giữa các cơ quan. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân kinh doanh giỏi, phát huy ý chí kinh doanh và làm giàu chính đáng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)