đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành, ...) đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ĐKKD thì Luật nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hành các quy định riêng cho địa phương mình. Do vậy, thành phố Hà Nội không ban hành riêng quy định về ĐKKD, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn trong điều kiện thực tế ở Thủ đô.
Trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-UB ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thủ tục khắc dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế tại thành phố Hà Nội và Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 về việc ban hành “Quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con
dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đến tháng 7/2010, cơ quan đăng ký kinh doanh Hà Nội đã thay đổi quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2010/TT-BKH.
Ngày 11/9/2009, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu của Quy chế nhằm tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành cùng với UBND các quận, huyện quản lý doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng đăng ký kinh doanh.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 419/QĐ- TTg Phê duyệt “ Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập với mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác
quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập”; tăng
cường việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Một trong những giải pháp được nhắc đến trong
Đề án đổi mới đó là : “Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan
quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng
nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng