Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 56)

2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý

Từ sau Đại hội IV (năm 1986), nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế đã tạo động lực cho sự phát triển của đất nước. Thành phố Hà Nội với vai trò là Thủ đô đã phát huy vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các nhiệm kỳ đều nhấn mạnh đến chủ trương phát triển các loại hình doanh nghiệp - hạt nhân của nền kinh tế. Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện chế độ sở hữu, phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh

Một, đổi mới kinh tế Nhà nước: Hà Nội là một trong những địa phương

dẫn đầu cả nước về thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Trong giai đoạn từ năm 1998 đến tháng 3-2004 đã cổ phần hoá 111 DNNN và thành lập 114 công ty cổ phần. Giai đoạn 2005 - 2008 trên cơ sở sắp xếp lại các DNNN địa phương, đã thành lập 4 Tổng công ty (Vận tải, Du lịch, Xây dựng, Thương mại), chuyển đổi Công ty Điện tử Hanel sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con [5, tr87].

Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn còn chậm, hiện đang bị chững lại. Năm 2012 công tác cổ phần hóa không đạt kế hoạch đề ra, kết quả trong năm chỉ triển khai sắp xếp, đổi mới được 2 DNNN; trong đó cổ phần hóa 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên 19/12 Hà Nội, sáp nhập 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội vào Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội. Để tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN thời gian tới, UBND Thành phố đã có Tờ trình số 28/TTr-UBND đề nghị Chính phủ phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015; thông qua Kế hoạch 47/KH-UBND ngày 18/3/2013 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội năm 2013. Theo đó, Hà Nội sẽ triển khai sắp xếp 30 DNNN và bộ phận DNNN (cổ phần hóa 16 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, sắp xếp 14 doanh nghiệp).

Hai, phát triển kinh tế tập thể: Hà Nội đã ban hành một số cơ chế chính

sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, các hợp tác xã trên địa bàn, cụ thể như: Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 9/5/2008 của Thành ủy Tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 4/12/2008 của UBND Thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn hiện nay.

UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án “Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, giải pháp củng cố, phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; đề án “Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh HTX Thành phố” (2008). Thành phố chỉ đạo cụ thể hóa Luật Hợp tác xã năm 2003 vào Hà Nội, kết hợp với thực hiện các chính sách về phát triển nông thôn mới, phát triển nghề và làng nghề, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong nông thôn; hỗ trợ các HTX nông nghiệp kiểu mới sau chuyển đổi thông qua triển khai các chương trình, dự án xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng bồi dưỡng trình độ quản lý chuyên môn cho cán bộ HTX.

Chính quyền cấp cơ sở đã có những cải tiến trong thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX bằng hình thức vừa chỉ đạo vừa phân cấp cho HTX được chủ động và tự chủ một số nhiệm vụ và chức năng hoạt động,v.v… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp thực hiện rà soát và xây dựng quy hoạch vùng nông nghiệp ổn định, hình thành vùng sản xuất tập trung rau quả, thực phẩm sạch và hoa phục vụ nhu cầu của Thành phố (2010), hỗ trợ cho sản xuất HTX trong nông nghiệp phát triển. Kinh tế tập thể trên địa bàn đã có điều kiện từng bước phát triển về quy mô và cải thiện chất lượng hoạt động, góp phần quan trọng vào sự phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Thủ đô.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, cũng như thực hiện các chương trình hỗ trợ khu vực kinh tế HTX còn hạn chế. Các chính sách ưu đãi ban hành nhiều nhưng việc hướng dẫn thực hiện chậm, hoặc đã có văn bản hướng dẫn nhưng không rõ, nên thực thi ở địa phương khó áp dụng, ví dụ như việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, hỗ trợ thành lập HTX, hỗ trợ về đất đai, về thuế thu nhập doanh nghiệp. Có chính sách chưa thực sự phù hợp và khả thi như chính sách vay vốn phải thế chấp

bằng quyền sử dụng đất, quy định về các điều kiện thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

Ba, khuyến khích kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phát triển:

Thành phố đã ban hành nhiều văn bản, chính sách có liên quan tới chỉ đạo, quản lý phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn. Với những nỗ lực, quyết tâm về lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố, trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết Trung ương số 14-NQ/TW (khóa IX) “về tiếp tục đổ mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 56)