Thuận lợi

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 75)

- Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi, áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp, bình đẳng và phù hợp trong

nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền đối với doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò, vị thế doanh nghiệp, doanh nhân được đề cao.

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện thực hiện Luật Doanh nghiệp như: Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã quy định rất chi tiết, cụ thể, thể hiện tư duy mới, tính sáng tạo và quyết tâm của Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với việc cải cách, thay đổi cơ bản về công tác đăng ký kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.

- Việc triển khai thực hiện Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (NBRS) thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với công tác ĐKKD. NBRS đã ngày càng thực hiện tốt nhiệm vụ là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với dữ liệu phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp.

- Việc triển khai Quyết định số 419/QĐ-TTg Phê duyệt “Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập” với những đổi mới trong công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp đã tạo cơ sở nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước trong thời gian qua đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm, nhất là việc thực hiện “cơ chế một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã tác động tích cực đến thực hiện Luật Doanh nghiệp tại Hà Nội.

- Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo Thành phố (Thành ủy, HĐND, UBND) trong công tác tập huấn, quán triệt thực hiện Luật Doanh nghiệp năm 2005, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực thi Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội luận văn ths luật (Trang 75)