tháng đầu năm 2013
Đối với mỗi doanh nghiệp dù là sản xuất hay thương mại thì họ luôn quan tâm và tìm mọi cách giảm thiểu chi phí để có được nhiều lợi nhuận và đối với công ty sản xuất Nhựa Hùng Anh cũng vậy. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để giúp cho công ty kịp thời phát hiện ra chi phí nào tăng qua các năm để hạn chế sự gia tăng đó và có phương án điều chỉnh phù hợp góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Tổng chi phí của công ty được tập hợp từ 2 loại chi phí đó là: chi phí mua hàng (giá vốn hàng bán) và chi phí hoạt động (chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Trong một công ty hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thể hiện trong mối liên hệ doanh thu – chi phí – lợi nhuận, doanh thu có tác động tích cực đến lợi nhuận đã phân tích ở trên. Vậy để tìm hiểu xem chi phí có tác động như thế nào đến lợi nhuận của công ty chúng ta cùng phân tích các thành phần chi phí cụ thể được thể hiện ở bảng 4.8 trang 42.
Từ bảng số liệu 4.8 ta thấy, trong thời gian qua tình hình thực hiện chi phí của công ty lên một cách rõ rệt và được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn năm 2010-2012
Tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này tăng liên tục qua từng năm. Năm 2010, tổng chi phí đạt 9.285.269 ngàn đồng sang năm 2011 tổng chi phí là 14.803.052 ngàn đồng tức tăng 59.4% tương ứng với số tiền là 5.517.783 ngàn đồng. Đặc biệt năm 2012 tổng chi phí tăng rất nhiều so với năm 2011 với mức chênh lệch là 15.255.741 ngàn đồng tương ứng tăng 103.1%, đây cũng là năm tổng chi phí có mức tăng cao nhất trong 3 năm. Nguyên nhân chi phí tăng liên tục là do công ty có chính sách đầu tư cho công tác xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm cũng như đẩy mạnh công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng và các khoản chi khác cho việc phục vụ bán hàng và cho quản lí doanh nghiệp. Mặt khác, tốc độ tăng của tổng chi phí (59.4%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (59.6%) vì vậy lợi nhuận của năm 2011 cao hơn năm 2010.
Trong cơ cấu tổng chi phí, ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ trọng cao nhất qua 3 năm, trung bình qua 3 năm trên 80%, trong đó tỉ trọng cao nhất là năm 2010 đạt 83.4%. Nguyên nhân là do chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng nên giá vốn hàng bán chiếm hơn 80% tổng chi phí. Chi phí quản lí kinh doanh chiếm tỉ trọng tương đối thấp khoảng 16.6% trong cơ cấu nhưng nó cũng góp phần làm gia tăng chi phí của công ty.
42
Bảng 4.8: Phân tích chi phí của công ty từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị: 1000 đồng
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty cổ phần SX Nhựa Hùng Anh)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013
Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 6t 2013/ 2012
Mức % Mức % Mức %
GVHB 7.745.995 12.711.969 27.141.660 12.846.635 17.988.852 4.965.974 64,1 14.429.691 113,5 5.142.217 40
CPQLKD 1.539.274 2.091.083 2.917.133 1.436.925 1.589.273 551.809 35,8 826.050 39,5 152.348 10,6
43
Trong năm 2011, tổng chi phí của công ty cũng tăng lên và chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng cơ cấu của chi phí là 85,9%. Chi phí này tăng là do hoạt động sản xuất của công ty ngày càng phát triển, chi phí đầu vào tăng vì hơn 80% nguyên liệu đều nhập từ các nhà nhập khẩu lớn nên chi phí đầu vào tăng so với năm 2010.
Năm 2012, tổng chi phí tăng lên đáng kể so với năm 2011, do hầu hết các chi phí của công ty đều tăng mạnh như giá vốn hàng bán chiếm hơn 90% tổng cơ cấu chi phí, theo đó chi phí quản lí kinh doanh cũng chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí khiến cho tổng chi phí trong năm cao hơn so với năm 2011.
Mặt khác, tốc độ tăng của tổng chi phí (103,1%) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (101,5%) nên lợi nhuận năm 2012 thấp hơn năm 2011 tương đối hợp lý.
Tuy nhiên, tỉ trọng chi phí quản lí kinh doanh có xu hướng giảm qua các năm và giá vốn hàng bán tăng dần. Chứng tỏ, công ty hoạt động ngày càng mạnh đồng thời rất chú trọng trong công tác bán hàng và quản lí các chi phí trong quá trình hoạt động.
Giai đoạn 6 tháng đầu 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí đạt 19.578.125ngàn đồng, tăng 5.294.565 ngàn đồng tương đương với 37,1% so với cùng kì. Tỉ trọng các loại chi phí này cũng thay đổi nhiều, giá vốn hàng bán vẫn chiếm tỉ trọng cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Do trong 6 tháng này hoạt động sản xuất của công ty tiếp tục tăng mạnh, nguyên liệu nhập vào, số lượng công nhân cũng tăng so với cùng kì, vì vậy giá vốn hàng bán tăng đưa tổng chi phí tăng theo. Bên cạnh đó, chi phí quản lí kinh doanh cũng tăng hơn so với cùng kì mặc dù chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm gia tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy, qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí của công ty tăng liên tục và tăng rất mạnh, tổng chi phí tăng là do công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, công ty chú trọng đầu tư nhiều đến công tác bán hàng, quản lí kinh doanh nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của công ty.
Để thấy vấn đề này một cách cụ thể chúng ta đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.
44
4.1.2.1. Phân tích biến động về giá vốn hàng bán
Giá mua của hầu hết các doanh nghiệp khác là một nhân tố mà các doanh nghiệp có thể thay đổi chủ động bằng cách tìm các nhà cung cấp khác. Nhưng đối với công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh chi nhánh Cần Thơ thì ngược lại vì công ty là chi nhánh nên chỉ có thể lấy hàng của Tổng công ty để đảm bảo về chất lượng, khối lượng.
Trong điều kiện kinh doanh bình thường thì các mức giá bán theo các phương thức bán khác nhau để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, vị trí địa lý của từng vùng nhằm đảm bảo độ linh hoạt. Tổng công ty giao cho công ty với giá bán sao cho vừa phù hợp với thu nhập xã hội vừa đảm bảo lợi nhuận cho cả Tổng công ty và công ty.
Trong tình hình hiện nay nhu cầu sinh hoạt của người dân càng cao từ 3 miền Bắc-Trung-Nam nên tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng trở nên mạnh mẽ hơn. Cụ thể, qua bảng 4.8 ta thấy giá vốn hàng bán của công ty qua 3 năm đều tăng lên và chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của công ty.
Năm 2010 giá vốn hàng bán là 7.745.995 ngàn đồng đến năm 2011 giá vốn hàng bán lên đến 12.711.969 ngàn đồng tăng 4.965.974 ngàn đồng tương ứng tăng 64,1% so với năm 2010. Đến năm 2012 giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể so với năm 2011 là 14.429.691 ngàn đồng tương ứng với 113,5%.
Giá vốn hàng bán tăng do sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng tăng lên, ngoài ra giá vốn hàng bán tăng là do giá nguyên liệu đầu vào hớn 80% là nhập khẩu và một số mặt hàng nhà cung cấp tăng giá. Nên công ty phải tính toán thật kỹ sao cho hợp lý để giảm giá vốn hàng bán và các chi phí khác không làm cho chi phí này tăng cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Mặt khác, do trong năm 3 năm qua nền kinh tế thế giới khủng hoảng kéo theo nền kinh tế Việt Nam giảm sút. Vì thế Nhà nước giảm chi phí tài chính (chi phí lãi vay) của doanh nghiệp bằng 0. Mặt khác, trong quá trình kinh doanh công ty không có vay thêm vốn nên không phát sinh khoản mục chi phí lãi vay.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn hàng bán cũng gia tăng hơn so với 6 tháng đầu 2012 cụ thể tăng 5.142.217 ngàn đồng tương ứng với tốc độ tăng 40%. Giá vốn hàng bán này tăng hơn so với 6 tháng đầu năm rồi là do chi phí nguyên vật liệu tăng, số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cùng với số lượng công nhân sản xuất cũng gia tăng. Chính vì vậy, tổng chi phí này chỉ trong 6 tháng tăng lên một cách đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
45
Trước tình hình đó công ty cần có các biện pháp giảm chi phí phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.
4.1.2.2. Phân tích biến động về chi phí quản lí kinh doanh
Chi phí quản lí kinh doanh gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh chung trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Dựa vào bảng 4.8 trên ta thấy chi phí quản lí kinh doanh của công ty tăng lên liên tục theo từng năm. Cụ thể, năm 2010 chi phí quản lí kinh doanh là 1.539.274 ngàn đồng đến năm 2011 chi phí tăng lên 2.091.083 ngàn đồng tức là tăng 551.808 ngàn đồng tương đương tăng 35,8%. Sang năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng, tăng gần 40% (tăng 826.050 ngàn đồng). Sự tăng lên của chi phí này ở các năm nói lên mức độ tiêu thụ hàng hoá của công ty mỗi năm đều tăng. Bên cạnh đó, sự quản lý chi phí quản lí kinh doanh chưa tốt, còn nhiều lãng phí cũng làm cho chi phí này tăng cao. Nguyên nhân là do tăng về các khoản như lương, vận chuyển, công cụ dụng cụ phục vụ cho bán hàng, chi phí thuê ngoài …nhằm xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Vậy các khoản mục này ảnh hưởng đến sự gia tăng của chi phí ra sao thì bảng 4.9trang 46 sẽ mô tả chi tiết về các khoản mục này.
Lương: Trong hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh những nổ
lực trong công tác bán hàng công ty cũng rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và chuyên môn cho các công nhân viên trong công ty. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, năm 2012 chi phí tiền lương cho nhân viên tăng lên nhiều.
Vật liệu quản lí và thuê kho: công ty luôn đáp ứng cho các nhân viên có đầy đủ trang thiết bị, văn phòng phẩm cho nên chi phí này tăng lên liên tục. Mặt khác, công ty có xu hướng mở rộng qui mô sản xuất.
Khấu hao: Theo bảng 4.9 ta thấy khoản chi phí này tăng dần qua các
năm là do công ty đầu tư thêm máy móc mới trong khoảng thời gian này. Dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi cho điện, nước, điện thoại..., khoản chi này giảm qua các năm do công ty có chính sách cho việc sử dụng điện và điện thoại như thường xuyên nhắc nhở trong sử dụng điện hàng ngày và điện thoại thì qui định mức tối đa cho mỗi phòng ban. Năm 2010, chi phí này cao là do công ty mới dời về trụ sở mới.
46 Bảng 4.9: Chi tiết các khoản mục trong chi phí quản kinh doanh
Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013
Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 6t 2013/ 2012 Mức % Mức % Mức % - Lương 682.449 974.735 1.394.618 687.309 715.545 292.286 42,8 419.883 43,1 28.236 4,1 - Vật liệu quản lí 399.677 602.058 732.691 356.415 391.058 202.381 50,6 130.633 21,7 34.643 9,7 - Thuê kho 229.090 354.545 555.490 266.729 349.075 125.455 54,7 200.945 56,7 82.346 30,9 - Dịch vụ mua ngoài 107.618 20.452 12.093 5.037 5.026 (87.166) (90) (8.359) (40,9) (11) (0,2) - Khấu hao 7.735 12.332 13.127 5.463 6.936 4.597 59,4 795 6,4 1.473 27 - Thuế, phí và lệ phí 16.051 15.837 1.000 439 391 (214) (1,33) (14.837) (93,7) (48) (10,9) - Quảng cáo, tiếp
khách 45.684 70.723 117.853 60.926 66.639 25.039 54,8 47.130 66,6 5.713 9,4 - Khác 50.967 40.398 90.257 54.607 54.603 (10.569) (20,7) 49.859 123,4 (4) (0,07) Tổng cộng 1.539.274 2.091.083 2.917.133 1.436.925 1.589.273 551.809 35,8 826.050 39,5 152.348 10,6
47