Đơn vị: 1000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Mức % Mức % Mức % DTT BH và CCDV 9.384.096 14.975.048 30.182.089 14.388.025 19.690.649 5.590.952 59,6 15.207.041 101,5 5.302.624 36,9 DT HĐTC 2.336 1.698 1.776 872 1.065 (638) (27,3) 78 4,6 193 22,1 Tổng doanh thu 9.386.432 14.976.746 30.183.865 14.388.897 19.691.714 5.590.314 59,6 15.207.119 101,5 5.302.817 36,9
28
Trong ba nội dung tạo nên tổng doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do doanh thu từ công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là nguồn doanh thu chính giúp cho tổng doanh thu tăng trưởng qua hàng năm. Đồng thời, nhờ công ty duy trì được mối quan hệ giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới.
4.1.1.2. Phân tích theo tỷ trọng các nội dung của doanh thu
Ở bảng 4.1 ta đã biết các nội dung trong cơ cấu tăng giảm qua các năm ảnh hưởng đến doanh thu như thế nào. Vậy, trong cơ cấu các nội dung của doanh thu nội dung nào chiếm tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến doanh thu chúng ta cùng xem ở bảng 4.2 trang 29.
Từ số liệu ở bảng 4.2 ta thấy trong thời gian qua cơ cấu của tổng doanh thu qua các năm đều có điểm chung là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm.
Doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu và doanh thu khác thậm chí không có nên ảnh hưởng không nhiều đến tổng doanh thu của công ty.
Phần lớn tổng doanh thu của công ty đã có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu này, doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ từ 99,97% đến 99,99% qua các năm. Sự tăng trưởng của doanh thu này đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty. Cụ thể, từ năm 2010 đến năm 2011 doanh thu này chiếm từ 99,7% đến 99,85% và sau đó luôn giữ vững ở mức 99,99% cho tới 6 tháng đầu năm 2013. Sự tăng trưởng của doanh thu này cao là do công ty đẩy mạnh công tác bán hàng, hệ thống kênh phân phối mở rộng, các sản phẩm sản xuất được gia tăng, nhiều thiết bị công nghệ mới được sử dụng, lượng tiêu thụ cao do nhu cầu về tính thẩm mỹ của người dân cao.
Như vậy, trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn khả quan, doanh thu doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước với mức tăng trưởng hàng năm đạt khá cao. Điều này cho thấy công ty luôn nổ mình tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn tận dụng những cơ hội phát triển và chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ để nâng cao nguồn doanh thu hàng năm.
4.1.1.3. Phân tích theo cơ cấu sản phẩm
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu.
29
Bảng 4.2: Tỷ trọng các nội dung doanh thu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 của công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng
đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) DTT BH và CCDV 9.384.096 99,97 14.975.048 99,98 30.182.089 99,99 14.388.025 99,99 19.690.649 99,99 DT HĐTC 2.336 0,03 1.698 0,02 1.776 0,01 872 0,01 1.065 0,01 Tổng doanh thu BH 9.386.432 100 14.976.746 100 30.183.865 100 14.388.897 100 19.691.714 100
30
Tuỳ vào tính chất của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm, hàng hoá có thể do tự sản xuất hoặc mua đi bán lại. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.
Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí. Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa, thiết bị phụ kiện vệ sinh để cung cấp cho các nhà máy xí nghiệp hay cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các sản phẩm của công ty qua các năm biến động như thế nào, sản phẩm nào chiếm tỉ trọng cao, chủ lực trong cơ cấu sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu. Để hiểu rõ vấn đề này ta tiến hành phân tích các sản phẩm qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ở bảng 4.3 trang 31 và 4.4 trang 33.
Qua số liệu từ bảng 4.3 và 4.4 ta thấy tổng doanh thu luôn tăng lên trong giai đoạn năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013, tỉ trọng các sản phẩm được minh họa ở hình 4.1 trang 32.
Giai đoạn từ năm 2010-2012
Năm 2011 tổng doanh thu bán hàng tăng với tốc độ 59,6% với mức tuyệt đối là 5.590.952 ngàn đồng so với năm 2010, đến năm 2012 tiếp tục tăng với tốc độ rất nhanh 101,6% tương ứng 15.207.041 ngàn đồng so với năm 2011.
Cụ thể, năm 2011 doanh thu sản phẩm cầu bộ tăng 2.792.547 ngàn đồng tương đương 74,08% so với năm 2010, đến năm 2012 thì doanh thu này lại tiếp tục tăng lên một cách đáng kể tăng 114,53% tương đương 7.515.793 ngàn đồng so với năm 2011.
Bên cạnh đó, tỉ trọng doanh thu sản phẩm này qua 3 năm đều chiếm trên 40%, là mặt hàng chủ lực của công ty. Nguyên nhân của sự gia tăng là do tình hình tiêu thụ sản phẩm này khá khả quan, đời sống của người dân ngày càng tăng cao.
31
Đơn vị: 1000 đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
11/10 Chênh lệch 12/11 Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) 1.Cầu bộ 3.769.519 40,17 6.562.066 43,82 14.077.859 46,64 2.792.547 74,08 7.515.793 114,53 2. Phụ kiện vệ sinh 850.209 9,06 1.856.049 12,39 3.207.383 10,63 1.005.840 118,31 1.351.334 72,81 3. Đá thạch anh 1.380.400 14,71 2.508.320 16,75 6.103.250 20,22 1.127.920 81,71 3.594.930 143,32 4. Ngói, gạch 3.305.078 35,22 3.972.241 26,53 8.645.705 28,65 667.162 20,19 4.673.464 117,65 5. Khác 78.890 0,84 76.372 0,51 147.892 0,49 (2.518) (3,19) 69.002 90,35 Tổng doanh thu BH 9.384.096 100 14.975.048 100 30.182.089 100 5.590.952 59,6 15.207.041 101,6
32
Sản phẩm được xem là chủ lực thứ hai của công ty là gạch, ngói. Năm 2011, doanh thu đạt 3.972.241 ngàn đồng tăng 20,19% nhưng sang năm 2012 tăng 4.673.464 ngàn đồng (tương đương 117,65%) so với năm 2011. Mặt khác, tỉ trọng doanh thu trong 3 năm này chiếm tỉ lệ khá cao trên 20% trong tổng doanh thu bán hàng. Chứng tỏ, trong năm công ty không ngừng sản xuất và kết quả thu được rất khả quan.
Phụ kiện vệ sinh và đá thạch anh cũng góp phần làm tăng doanh thu cho công ty. Năm 2011, doanh thu đá thạch anh tăng 1.127.920 ngàn đồng (81,71%) so với năm 2010 và tăng mạnh vào năm 2012 với tốc độ 143,32% so với năm 2011.
Các sản phẩm khác của công ty cũng tăng dần qua các năm góp phần không nhỏ trong sự gia tăng của tổng doanh thu bán hàng. Mặc dù, sản phẩm này chiếm tỉ trọng không cao trong cơ cấu doanh thu. Các sản phẩm chủ yếu nhận từ các nhà cung ứng lớn như: COSANI, TOTO, CP-TM VIGLACERA và công ty American Standard. Gần đây, các công trình, xí nghiệp và nhà cửa mọc lên rất nhiều nên các sản phẩm gạch, ngói, đá thạch anh ngày càng được nâng cao cả về số lượng, chất lượng và giá cả.
Đơn vị: % Năm 2010 40.17 9.06 14.71 35.22 0.84 Năm 2011 43.82 12.39 16.75 26.53 0.51 Năm 2012 46.64 10.63 20.22 28.65 0.49 1.Cầu bộ 2.. Phụ kiện vệ sinh 3. Đá thạch anh 4. Ngói, gạch 5. Khác
Hình 4.1 Tỉ trọng của các sản phẩm của công ty trong 3 năm 2010-2012
Như đã phân tích ở trên thì sản phẩm cầu bộ và gạch ngói là 2 sản phẩm chủ lực của công ty, các sản phẩm còn lại cũng đóng góp một phần quan trọng làm gia tăng doanh thu.
Với những kết quả thu được ta thấy doanh thu thực tế trong 3 năm của công ty hoạt động rất khả quan, doanh thu mỗi năm mỗi tăng, chứng tỏ công ty không ngừng hoạt động để nâng cao lợi nhuận của mình cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013
Giống như 3 năm trước, 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu bán hàng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 5.302.624 ngàn đồng tương đương với tốc độ 36,85%.
33
Bảng 4.4: Doanh thu thuần các nhóm sản phẩm chính của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 ) Tỷ trọng (%) 1.Cầu bộ 6.713.452 46,66 9.264.450 47,05 2.550.998 40,0 2.Phụ kiện vệ sinh 1.879.102 13,06 2.571.598 13,06 692.496 36,85 3. Đá thạch anh 2.240.191 15,57 2.469.718 12,54 229.527 10,25 4. Ngói, gạch 3.480.463 24,19 5.288.399 26,86 1.807.936 51,95 5. Khác 74.817 0,52 96.484 0,49 21.667 28,96 Tổng DTBH 14.388.025 100 19.690.649 100 5.302.624 36,85 (Nguồn: Phòng kế toán)
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu sản phẩm cầu bộ đạt 9.264.450 ngàn đồng tăng 2.550.998 ngàn đồng (tăng 40%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Mặt khác, tỉ trọng cũng tăng so với cùng kỳ đạt gần 50% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, công ty vừa đầu tư thêm 2 loại xe tải vận chuyển hàng và cho ra đời 2 bộ cấp “bộ cấp Piston và bộ cấp kim đa năng” góp phần đưa sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú và đưa nguồn doanh thu sản phẩm tiếp tục tăng mạnh.
Sản phẩm gạch ngói vẫn giữ được vị trí chủ lực thứ 2 trong tổng doanh thu của công ty. Nguồn doanh thu từ sản phẩm này đạt 5.288.399 ngàn đồng tức tăng 1.807.936 ngàn đồng (tốc độ 51,95%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Do mặt hàng này có sức cạnh tranh mạnh nên lượng cầu trên thị trường liên tục tăng và cũng là mặt hàng đáng chú ý vì gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều hàng nhái kém chất lượng gây ảnh hưởng không tốt cho công ty.
Khác với các năm trước, trong 6 tháng đầu năm 2013 chênh lệch doanh thu của sản phẩm phụ kiện vệ sinh cao hơn sản phẩm đá thạch anh. Cụ thể, doanh thu phụ kiện vệ sinh tăng 692.496 ngàn đồng tương ứng với 36,85% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn doanh thu đá thạch anh thì tăng 229.527 ngàn đồng tức tăng với tốc độ 10,25%. Doanh thu các sản phẩm khác cũng tăng so
34
với 6 tháng năm 2012. Mặc dù, các doanh thu này chiếm tỉ lệ không lớn nhưng cũng góp phần gia tăng doanh thu của công ty. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, nguồn doanh thu cầu bộ tiếp tục tăng mạnh, công ty hoạt động sản xuất không ngừng phát triển, cùng với nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng cao.
Tóm lại, doanh thu thuần của tất cả các sản phẩm trên của công ty đều tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nguồn thu từ sản phẩm cầu bộ. Từ đó, cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 rất khả quan có thể nói đây là bước phát triển tốt cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty.
4.1.1.4. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu
Doanh thu bán hàng của công ty bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: sản lượng và giá bán. Khác với các ngành nghề kinh doanh khác thị trường này luôn biến động do sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của công ty.
Vậy để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của 2 nhân tố này chúng ta phân tích các nhân tố đó ở bảng 4.5 trang 35 và 4.6 trang 39 và được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012- 6 tháng đầu năm 2013.
Giai đoạn năm 2010-2012
Ta gọi: ∆a: ảnh hưởng của số lượng đến doanh thu ∆b: ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu
Đối với sản phẩm cầu bộ:
∆a = 935,39 * (5.945,408 - 4.029,879) = 1.791.766 ngàn đồng ∆b = 4.029,890 * (1.103,72 - 935,39) = 678.351 ngàn đồng
Trong năm 2011 số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng làm cho doanh thu tăng 1.971.766 ngàn đồng, bên cạnh đó giá bán cũng tăng lên làm cho doanh thu tăng một lượng 678.349 ngàn đồng so với năm 2010.
∆a = 3.436.415 ngàn đồng ∆b = 2.677.336 ngàn đồng
Khi giá bán tăng lên làm cho doanh thu cũng tăng lên một lượng 2.677.336 ngàn đồng và số lượng sản phẩm tăng thì doanh thu gia tăng theo một lượng tương ứng là 3.436.415 ngàn đồng so với năm 2011.
35 Nguồn: Phòng kế toán Sản phẩm Đơn vị Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng Giá
bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá
bán Số lượng Giá bán Số lượng Giá bán 1.Cầu bộ Bộ 4.029,890 935,39 5.945,408 1.103,72 9.058.893 1554,04 1.915,528 168,33 3.113,485 450,32 2.Phụ kiện vệ sinh Cái 2.031,077 418,60 3.135,906 591,87 3.341.754 959,79 1.104,829 173,27 205,848 367,92 3.Đá thạch anh 5viên/ thùng 11.332,402 121,81 19.340,889 129,69 31.734.868 192,32 8.008,487 7,88 12.393,979 62,63 4. Ngói, gạch 7viên/ thùng 29.183,911 113,25 39.647,070 100,19 79.050.059 109,37 10.463,159 (13,06) 39.402,989 9,18 5. Khác Cái 402,048 196,22 599,184 127,46 1.206.001 122,63 197,126 (68,76) 606,817 (4,83) Bảng 4.5: Sản lượng và giá bán các sản phẩm của công ty qua 3 năm 2010-2012
36
Tóm lại, qua 3 năm doanh thu từ của sản phẩm cầu bộ tăng lên cả về số lượng và giá cả. Nguyên nhân là do đây là sản phẩm rất cần thiết cho người dân nên nhu cầu của người tiêu dùng càng cao. Mặt khác, do chi phí nguyên vật liệu nhập vào với giá cao. Chính vì vậy đã làm cho giá tăng lên và số lượng cũng tăng một cách nhanh chóng.
Đối với phụ kiện vệ sinh Năm 2011 so với năm 2010
∆a = 462.481 ngàn đồng ∆b = 351.924 ngàn đồng
Năm 2012 so với năm 2011
∆a = 121.835 ngàn đồng ∆b = 1.153.762 ngàn đồng
Qua phân tích về phụ kiện vệ sinh ta thấy khi giá bán và số lượng tăng lên thì làm cho doanh thu biến động tăng lên. Đặc biệt, năm 2012 khi giá bán và số lượng tăng làm cho doanh thu tăng lên đáng kể. Chủ yếu là do số lượng bán ra nhiều. Song song đó, công ty cũng sử dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá đặc biệt cho các nhà phân phối của công ty.
Đối với đá thạch anh
∆a = +975.513 ngàn đồng ∆b = + 89.299 ngàn đồng
Từ năm 2011 số lượng tiêu thụ đá thạch anh tăng đáng kể với giá bán tương đối làm cho doanh thu tăng lên một lượng 975.513 ngàn đồng.
∆a = +1.607.375 ngàn đồng ∆b = +1.211.319 ngàn đồng
Vậy, sang năm 2012 doanh thu này tăng lên rất mạnh so với năm 2011, do tăng về cả số lượng và giá bán. Nguyên nhân là do công ty nhận sản phẩm này với nhiều mẫu mã khác nhau, chất lượng, gây ấn tượng đẹp với người tiêu dùng. Mặt khác, các công trình xây dựng xí nghiệp, đại lý, cửa hàng kinh doanh trang trí nội thất đã sử dụng một lượng lớn sản phẩm của công ty như: