Các tỉ số tài chính được thể hện cụ thể qua sơ đồ Du pont.
ROA= Mức lợi nhuận trên doanh thu x Tỉ số luân chuyển tài sản có Lợi nhuận ròng Doanh thu
ROA = x (2.1) Doanh thu Tổng tài sản
Tỉ số mức lợi nhuận trên doanh thu với tỉ số luân chuyển tài sản có bằng tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA) được gọi là phương trình Du pont.
Phương trình Du pont mở rộng: ROE = ROA x Hệ số vốn tự có
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Doanh thu
= x x (2.2) Doanh thu Vốn tự có chung Tổng tài sản
15
Phương trình Du pont chỉ ra mức lợi nhuận trên doanh thu, tỉ suất luân chuyển tài sản và vốn tự có (hay còn gọi là đòn bẩy tài trợ ) tác động tới lợi nhuận trên vốn tự có như thế nào và được minh họa ở hình 2.2 trang 16.
Sơ đồ Du pont
Sơ đồ Du pont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư, sự luân chuyển của tài sản có, mức lợi nhuận trên doanh thu và mức nợ. Phía bên trái của sơ đồ triển khai mức lợi nhuận trên doanh thu. Các khoản mục chi phí được liệt kê theo trình tự và được cộng lại tạo nên tổng chi phí của công ty. Phía bên phải của sơ đồ trình bày theo thứ tự từng loại tài sản có, tổng cộng tài sản có và sau đó chia doanh thu cho tổng tài sản có để tìm ra tỉ số luân chuyển tài sản có của một công ty.
Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận, hoặc lợi nhuận ròng trên tổng danh thu quá thấp. Từ đó thì các nhà Quản Trị cần phải có biện pháp điều chỉnh phù hợp hoặc là đẩy mạnh tiêu thụ hoặc là tiết kiệm chi phí.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập là những con số do công ty cung cấp, đó là các bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và một số tài liệu khác từ công ty.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Trong đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ để đánh giá kết quả hoạt động của công ty một cách khách quan và cụ thể. Đồng thời, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại đối tượng phân tích. Do đó phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong phân tích. Phương pháp này chủ yếu so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước để thấy được xu hướng biến động tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Khi tiến hành phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các chỉ tiêu so sánh phải có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu để so sánh với nhau. Đồng thời phải phù hợp về yếu tố không gian; thời gian; cùng nội dung kinh tế; đơn vị đo lường; phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
16
Lợi nhuận / vốn tự có
Tài sản / Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận / tài sản
Lợi nhuận / doanh thu Luân chuyển tài sản
Doanh thu Tổng tài sản
Tài sản cố định Tài sản lưu động
Tiền mặt và chứng khoán
Khoản phải thu Hàng tồn kho Chia Cộng Doanh thu Doanh thu Thu nhập ròng Tổng chi phí Chi phí hoạt động khác
Lãi suất cộng với lãi cổ phần ưu đãi
Khấu hao Thuế
Chia
Trừ
Nhân
Nhân
17 Gồm 2 phương pháp so sánh:
- Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu kì cơ sở. Như so sánh giữa kết quả của thực hiện và kế hoạch hoặc giữa kết quả thực hiện kì này và kết quả kì trước.
- Phương pháp số tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với chỉ tiêu gốc. Tùy theo từng yêu cầu mà ta có thể sử dụng các công thức khác nhau:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế (tt)/ số kế hoạch (kh). Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước. Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau - số năm trước
2.2.2.2. Phương pháp tỷ lệ
Là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Biểu hiện trong mối quan hệ thương số giữa một đại lượng này và một đại lượng khác.
Nguyên tắc: Phương pháp này đòi hỏi phải xác định các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghệp. Các nhóm chỉ tiêu gồm: tỷ lệ khả năng thanh toán, quản trị tài sản, quản trị nợ và khả năng sinh lời.
Mỗi nhóm tỷ lệ bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo gốc độ phân tích mà có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu này.
2.2.2.3. Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của các chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
18
Quá trình phân tích gồm 4 bước (Phan Đức Dũng, 2011): Gọi Q0: là chỉ tiêu kỳ gốc
Q1: là chỉ tiêu kỳ phân tích Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự đến nhân tố d phản ánh về chất.
Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1
Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0
Bước 3: lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.
Thế lần 1: a1 x b0 x c0 x d0 Thế lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 Thế lần 3: a1 x b1 x c1 x d0 Thế lần 4: a1 x b1 x c1 x d1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là Q.
Xác định mức ảnh hưởng:
Mức ảnh hưởng của nhân tố a: a1 b0 c0 d0 - a0 b0 c0 d0 = a Mức ảnh hưởng của nhân tố b: a1 b1 c0 d0 - a1 b0 c0 d0 = b Mức ảnh hưởng của nhân tố c: a1 b1 c1 d0 - a1 b1 c0 d0 = c Mức ảnh hưởng của nhân tố d: a1 b1 c1 d1 - a1 b1 c1 d0 = d Tổng cộng các nhân tố:
a + b + c + d = a1 b1 c1 d1 - a0 b0 c0 d0
19
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA HÙNG ANH
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT NHỰA HÙNG ANH ANH
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh tiền thân là cơ sở nhựa Hùng Anh được thành lập năm 1999. Trụ sở chính 195/7 Bùi Minh Trực, Phường 5, quận 8, TP.Hồ Chí Minh với vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng, Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4103003260.
Loại hình doanh nghiệp: Cổ phần
Ngày 9-5-2005, chi nhánh công ty cổ phần sản xuất nhựa Hùng Anh tại Cần Thơ được thành lập. Số 75, đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
Năm 2010, chi nhánh công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh dời trụ sở kinh doanh vào khu công nghiệp – trung tâm công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Khu vực 4, Phường An Bình, TP.cần Thơ.
Tên giao dịch tiếng anh: HÙNG ANH JOINT STOCK CONPANY Mã số thuế: 0303765576-001
Điện thoại: 07103.897310 – 07103.987311 Fax: 07103.897312
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh và chức năng - nhiệm vụ từng bộ phận của công ty
Đặc điểm kinh doanh: Đối với sản phẩm nhựa như phụ kiện nắp xả,
các loại nắp bàn cầu, khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà máy sứ vệ sinh trong nước gồm các công ty sau:
- Công ty cổ phần COSACO Đà Nẵng - Công ty sản xuất và kinh doanh Hảo Cảnh - Công ty sứ Thanh Trì
- Công ty sứ Thiên Thanh
- Các nhà máy phân phối vệ sinh tại Hà Nội, Thái Bình, Bình Dương… Công ty chuyên mua bán các sản phẩm như: sành, sứ, thủy tinh, đá thạch anh, sản phẩm nhựa.
20
Ngành nghề hoạt động
Công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh chuyên các hoạt động sau: Đại lý kí gởi mua bán hàng hóa.
Sản xuất sẩn phẩm nhựa: các loại phụ kiện bộ xả bàn cầu, phụ kiện bồn tắm…. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh môi giới thương mại.
Quy trình sản xuất kinh doanh
Chia làm 2 giai đoạn:
- Nhập kho hàng hóa: Hàng hóa được chuyển từ công ty về hoặc mua từ các doanh nghiệp khác về nhập kho ở khu công nghiệp của chi nhánh.
- Xuất hàng hóa tại kho bán cho khách hàng.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh thể hiện qua hình 3.1. Phòng kinh doanh Phòng sản xuất Phòng marketing Phòng nhân sự Phòng kế toán Phòng bán hàng Chi nhánh 1 ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC PHÒNG CHỨC NĂNG P. TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC Chi nhánh 2 Chi nhánh 3
21
Chức năng của công ty
Công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh chuyên kinh doanh các sản phẩm nhựa như: phụ kiện cấp xả, các loại nắp bàn cầu... để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố và cung cấp hàng hóa cho các tỉnh bạn.
Ngoài ra, công ty còn lưu giữ phần sứ vệ sinh từ các khách hàng trên để phân phối cho cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng khu vực phía nam từ Bình Thuận trở vào. Riêng ở 12 tỉnh ĐBSCL do chi nhánh Cần Thơ đảm nhiệm phân phối.
Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự bù đắp chi phí. Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Nghiên cứu mở rộng thị trường để tăng cường quy mô hoạt động kinh doanh. Đồng thời mở rộng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh.
- Thực hiện phân phối lao động xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và toàn công ty.
- Công ty có một đội ngũ quản lý và bán hàng được đào tạo chuyên môn luôn luôn tìm hiểu thị hiếu của khách hàng.
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của công ty
Tổng giám đốc: là người được Nhà nước và hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chung, quản lý và theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty. Là người quyết định mọi phương hướng họat động và chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: là người được Giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Có thể thay mặt giám đốc điều hành công ty khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
Phòng sản xuất: sản xuất các sản phẩm khi có đơn đặt hàng, quản lý đôn đốc công nhân làm việc có hiệu quả đạt năng suất cao tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ lập phương pháp kinh doanh cho công ty, xây dựng kế hoạch vốn, vật tư...Theo dõi hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính hiệu quả và hợp lý của công ty. Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế
22
trong và ngoài nước, tổ chức tốt các khâu đàm phán giao dịch, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế đúng qui định.
Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
Phòng nhân sự: Tuyển dụng nhân sự, quản lý công nhân viên. Thực hiện nhiệm vụ tính lương và trích bảo hiểm và nộp bảo hiểm theo qui định của nhà nước.
Phòng marketing: Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin khách hàng. Khảo sát hành vi của khách hàng tiềm năng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Phòng kế toán: Kế toán việc thu chi tài chính, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán chính xác, kịp thời và có hệ thống có sự diễn biến các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động của cơ quan.
Lập kế hoạch tài vụ, cân đối thu chi tài chính của công ty, đảm bảo cho việc hỗ trợ tích cực kế hoạch kinh doanh của công ty.
Tổ chức thanh toán, quyết toán việc mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện công tác thanh toán đối nội và đối ngoại.
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo các phòng thực hiện các cơ chế quản lý tài chính. Hướng dẫn thực hiện biểu bảng, chứng từ hạch toán, quyết toán thống kê và quản lý các chứng từ thanh toán do Nhà nước quy định.
Phòng bán hàng: Chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Quản lý toàn bộ hàng hóa và quá trình mua bán tại chi nhánh.
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm xác định kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ở một kì kế toán nhất định.
Kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Căn cứ vào số liệu của công ty ta có thể đánh giá được hoạt động của công ty thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và được minh họa ở hình 3.2.
23 9,386,432 9,285,269 101,162 14,976,746 14,803,052 173,694 30,183,865 30,058,793 125,072 14,388,897 14,283,560 106,337 19,691,714 19,578,125 113,589 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 Đơn vị: 1000 đồng 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm TDT TCP TLNTT
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu 2013 Qua hình 3.2 cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất Nhựa Hùng Anh từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có sự chênh lệch doanh thu qua các kỳ thể hiện khá rõ tức tổng doanh thu tăng lên không