Thời gian lành bệnh của 2 nhóm theo tổn thuơng mô học:

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế (Trang 81)

- Test VIA: Quan sát tổn thương cổ tử cung bằng mắt thường sau bôi dung

4.3.3.Thời gian lành bệnh của 2 nhóm theo tổn thuơng mô học:

Theo bảng 3.23 cho thấy nhóm áp lạnh CTC có thời gian lành bệnh trung bình theo tổn thương mô học là: X ± SD = 8,42 ± 2,76 ( tuần). Các tổn thương CIN I lành bệnh lúc 8 tuần sau điều trị chiếm đa số với tỷ lệ 58 %,

82

còn lại lúc 12 tuần là 15,9 %, lúc 4 tuần là 11,6 %, chậm nhất sau 12 tuần chiếm tỷ lệ 5,8 %. Các biến đổi tế bào lành tính lành bệnh lúc 4 tuần 4,3 %, 8 tuần 2,9 %, sau 12 tuần 1,4 %.

Nhóm khoét chóp CTC có thời gian lành bệnh trung bình là: X ± SD = 10,67 ± 2,72 ( tuần). Sau 8 tuần khoét chóp tổn thương CIN II lành bệnh chiếm tỷ lệ chiếm tỷ lệ cao hơn 33,3 %, CIN III chỉ đạt 13,3 %. Lúc 12 tuần chỉ có 6,7 % tổn thương CIN III lành bệnh, sau 12 tuần có 40 % lành bệnh ở tổn thương CIN II, CIN III chỉ chiếm tỷ lệ 6,7 %.

Thời gian lành bệnh trung bình ở cả 2 nhóm là: TGLB TB = 8,82 ± 2,87 tuần.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác như Hồ Thị Phương Thảo, nhóm áp lạnh: Thời gian khỏi bệnh trung bình sau áp lạnh là 8.3±2.05, số ca khỏi≤ 4 tuần chiếm 13%, 4 - ≤ 8 tuần chiếm tỷ lệ 66.7%, 8 - ≤12 tuần số ca khỏi chiếm 17.9%, >12 tuần chiếm 2.4%[50].

4.3.4. Các biến chứng sau điều trị:

Theo bảng 3.24, chảy máu và tiết dịch sau thủ thuật là 2 triệu chứng hay gặp nhất giữa 2 nhóm áp lạnh và khoét chóp lần lượt chiếm tỷ lệ 95,7 % và 100 %(tiết dịch), 47,8 % và 66,7 % ( chảy máu).Triệu chứng nhiễm trùng ở nhóm khoét chóp cao hơn 53,5 % và áp lạnh là 30,4 %.Triệu chứng đau ở nhóm áp lạnh là 39,1 %, khoét chóp là 20 %.

Sau khi áp lạnh hoặc áp lạnh thì xuất hiện tình trạng xuất tiết và hoại tử. Giai đoạn này xuất hiện ngay sau khoét chóp hoặc áp lạnh và kéo dài khoảng 1-2 tuần. Biểu hiện ở giai đoạn này là sau khi khoét chóp và đốt cầm máu bằng điện cực đầu tù diện tổn thương đã được đốt lõm xuống, trên bề mặt khô lại, nhưng sau vài phút thì bắt đầu có hiện tượng xuất tiết làm cho tổ chức ngấm nước và xung huyết nhẹ. Trong khi đó, tổ chức được áp lạnh là một khối băng rắn phủ quá diện tổn thương vài milimet bờ rõ, sau đó ít phút khối băng tan đi, tổ chức bắt đầu phù nề và xuất tiết. Giai

83

đoạn này xuất tiết rất nhiều, đặc biệt sau áp lạnh dịch xuất tiết loãng và trong. Về sau trên diện tổn thương bắt đầu xuất hiện hình ảnh viêm cấp tính, có vùng hoại lẫn với tổ chức hoại tử, cũng chính tại vị trí này cũng dễ xãy ra sự nhiễm trùng do môi trường hoại tử có lẫn máu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Theo Hồ Thị Phương Thảo trong nhóm áp lạnh thì thời gian tiết dịch trung bình sau điều trị là 12,4±2.9 tử, đôi chỗ có điểm rỉ máu. Trong thời gian này dịch xuất tiết đặc hơn, tiết dịch xảy ra ở tất cả các trường hợp. Thời gian tiết dịch nhiều nhất xảy ra từ 8-14 ngày. Theo Lê Minh Toàn, trong nhóm áp lạnh thì thời gian tiết dịch trung bình sau điều trị là 13,4±3,9 ngày[24], [50].

Theo Lê Loan Trinh khi thực hiện 11 ca khoét chóp bằng LEEP, cảm giác đau nhẹ, thoáng qua, sau đó giảm dần theo thời gian chiếm 81,8 %. 100 % ca có chảy máu rỉ rả và sau đó tự cầm trong 4 tuần đầu sau khoét chóp. Theo Mitchell 1998, Sellors và Sankaranarayanna 2002, chảy máu nặng là một biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi điều trị LEEP, diễn ra ở 1-4 % bệnh nhân [26].

Ở nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào chảy máu nặng, áp lạnh có 66,7 %, khoét chóp có 20 % chảy máu rỉ rã và tự cầm, có lẽ do đã tư vấn chế độ nghĩ ngơi và sinh hoạt tình dục sau khi tiến hành thủ thuật và bệnh nhân đã thực hiện tốt nguyên tắc này. Mặc khác, chúng tôi đã dùng kháng sinh tích cực, đúng thời điểm nên cũng hạn chế được chảy máu và nhiễm trùng.

Từ bảng 3.25 cho thấy, nhóm áp lạnh CTC: Thời gian tiết dịch trung bình: 1,68±0,77 ( tuần), tiết dịch nhiều nhất là sau 7 ngày sau thủ thuật chiếm tỷ lệ 46,4 % và giảm dần sau 2-3 tuần điều trị, 8-14 ngày chỉ chiếm 34,8 %, 15-21 ngày chiếm 17,4 %. Nhóm khoét chóp CTC: Thời gian tiết dịch trung bình: 2,33±0,48 ( tuần), tiết dịch nhiều nhất là sau 8-14 ngày sau thủ thuật chiếm tỷ lệ 66,7 %, sau 15-21 ngày chiếm 33,3 %.

84

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p< 0,01

Theo Lê Loan Trinh khi nghiên cứu khoét chóp 11 ca bằng LEEP, thời gian tiết dịch tùy thuộc đường kính tổn thương, 7-30 ngày chiếm 83,3 %( ĐKTT 1-2 cm), > 30 ngày chiếm 16,7 %( ĐKTT 1-2 c), 7-30 ngày chiếm 50 %(ĐKTT 2-3 cm), >30 ngày chiếm 50 %( ĐKTT 2-3 cm), ĐKTT>3 cm tiết dịch > 30 ngày chiếm 100 %. Thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả phù hợp[26].

Từ bảng 3.26 cho thấy, nhóm áp lạnh CTC: Thời gian chảy máu trung bình: 0,87±1,1 ( tuần), trước 7 ngày thường chưa xuất hiện triệu chứng này chiếm 55,2 %, sau 7 ngày là 24,6 %, 8-14 ngày là 7,2 %, 15-21 ngày là 15,9 %. Nhóm khoét chóp: Thời gian chảy máu trung bình: 1,27±1,22 ( tuần),trước 7 ngày không có triệu chứng này chiếm 33,3 %, sau 7 ngày xuất hiện triệu chứng chiếm 33,3 %, giảm dần từ 8-14 ngày còn 6,7 %, có xu hướng tăng trở lại sau 15-21 ngày chiếm 26,7 %.

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p> 0,05 về triệu chứng chảy máu trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi.

Theo các tác giả khác Hồ Thị Phương Thảo- Tỷ lệ chảy máu ở tuần thứ 2-3 sau đốt điện là 4.1%. Không có trường hợp nào chảy máu sau áp lạnh và các trường hợp chảy máu thường nhẹ và chi càn theo dõi lại nhà[50].

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Trung Ương Huế (Trang 81)