*Đối với nước thải sinh hoạt
- Các hộ gia đình khu dân cư tập trung nước thải cần phải được xử lý qua hệ thống xử lý sau đó mới được phép xả thải ra ngoài môi trường.
- Xây dựng hệ thống bể tự hoại, cải tạo các bể cũ, kém hiệu quả, xây dựng sai kỹ thuật. Khuyến khích sử dụng bể tự hoại theo công nghệ mới nhất.
- Đối với khu tập chung đông dân cư cần có hệ thống thoát nước thải, các hồ chứa, hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải tập trung công suất lớn trước khi đổ vào môi trường nước sông Kỳ Cùng. Đối với những hộ sống ven sông nên tuyên truyền về việc sử dụng nước sinh hoạt hợp lý, rác thải và nước thải sinh hoạt không nên tùy tiện thải trực tiếp vào sông Kỳ Cùng.
- Đa dạng hóa các loại hình thu gom rác thải như công ty tự quản hoặc mô hình hợp tác xã tự quản nhằm hỗ trợ cho công ty môi trường đô thị trong việc thu gom rác thải tránh tình trạng vứt rác bừa bãi ra khu vực dọc sông Kỳ Cùng.
*Đối với nước thải nông nghiệp
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về kỹ thuật sử dụng liều lượng, cách bón phân hóa học, khuyến khích người dân dùng loại phân ủ (com-post), phân xanh, thực hiện chế độ luân canh, giảm dần các sản phẩm hóa học.
- Lượng phân gia súc từ chăn nuôi thường thải ra lượng lớn nên việc sử lý của người dân sẽ không triệt để, tạo ra mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi bằng việc hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật xây dựng bể Biogas tại các hộ gia đình và trang trại lớn.
*Đối với công nghiệp
- Các đơn vị sản xuất công nghiệp trước khi thải nước thải phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước để đảm bảo khi ra ngoài môi trường phải đạt QCCP theo QCVN 24: 2009/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp), đồng thời có biện pháp thu gom triệt để chất thải rắn.
- Nhà hàng, quán ăn cần phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ để loại trừ các hóa chất độc hại, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu cơ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải trung và hệ thống thoát nước chung.
- Ứng dụng công nghệ sản xuất sạch vào trong quy trình sản xuất để giảm thiểu việc lãng phí nguyên liệu và nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Thay đổi nguyên liệu đầu vào (giảm thiểu tại nguồn) hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
- Tiến hành lập báo cáo DTM đối với những dự án có quy mô bắt buộc phải lập báo cáo DTM, thực hiện hậu kiểm DTM đối với mỗi dự án đầu tư.
- Cơ quan có chuyên môn về môi trường cần thường xuyên phối hợp, theo dõi kiểm tra các đơn vị hoạt động trong địa bàn, lập danh mục các đơn vị có nguy cơ gây ô nhiễm cao để có các biện pháp quản lý, theo dõi và xử lý kịp thời.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Kết quả phân tích môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan qua các vị trí quan trắc có xu hướng tăng dần theo các vị trí.
- Chỉ tiêu pH (6,01 - 6,04), DO (4,14 - 4,96mg/l), BOD5 (3,8 – 5,33mg/l), COD (5 – 6,5mg/l), TSS (0,041 – 0,113mg/l), NO3- (0,005 – 2,7mg/l), PO43- (0,001 – 0,2mg/l) và Fe (0,12 – 0,084mg/l và có hai vị trí không phát hiện là NM4, NM5) tại các vị trí quan trắc nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT. Duy chỉ Zn tại vị trí NM7 là 1,9 mg/l vượt QCCP 1,4 lần.
- Riêng TDS theo số liệu thu thập, tuy không có trong QCVN 08:2008/BTNMT nhưng TDS theo WHO, US EPA và cả Việt Nam thì TDS trong nước sinh hoạt không vượt quá 1000mg/l. Do vậy nước phục vụ trong sản xuất với các kết quả đo được thì phù hợp và không ảnh hưởng gì.
5.2. Kiến nghị
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan cần tiếp tục nghiên cứu về chất lượng môi trường nước sông Kỳ Cùng những năm tiếp theo để đánh giá được chất lượng nước sông chảy qua tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Văn Quan nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp quản lý môi trường lưu vực nước sông Kỳ Cùng được tốt hơn.
2. Cần chú trọng hơn về chất lượng nước sông Kỳ Cùng, cần tiền hành nhiều điểm quan trắc hơn để thấy được diễn biến và sự thay đổi các thành phần chất lượng của nước sông Kỳ Cùng nói chung, đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan nói riêng
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Chi cục thành phố Lạng Sơn (2011, 2012),
Niên giám thống kê thành phố Lạng Sơn 2011, 2012 Lạng Sơn.
2. Dư Ngọc Thành (2009), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Nguyễn Văn Giáo, 1991. Tài nguyên nước tỉnh Đồng Nai.
4. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ
môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn (2007-2012), Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012, Lạng Sơn.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan, Niên giám thống kê huyện Văn Quan năm 2013, Văn Quan.
II.Tài liệu từ Internet
7. Đặng Ngọc Như (2013), “Những dòng sông chết…”
http://www.nhandan.com.vn/hangthang/anninh- xahoi/item/21951002.html
8. Lê Bắc Huỳnh (2011), “Những vấn đề cấp bách cần giải quyết trước thực
trạng suy giảm nghiêm trọng nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông” http://nawapi.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =905:nhung-van-de-cap-bach-can-giai-quyet-truoc-thuc-trang-suy- giam-nghiem-trong-nguon-nuoc-o-ha-luu-cac-luu-vuc-song-
&catid=3:tin-trong-nuoc&Itemid=6
9. Mạnh Tú (2014), “Báo động ô nhiễm nguồn nước tại Hải Dương”
http://www.vietnamplus.vn/bao-dong-o-nhiem-nguon-nuoc-nghiem- trong-tai-hai-duong/283860.vnp
10.Trần Đức (2008), “Ô nhiễm nước là gì?”
http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/%C3%94nhi%E1% BB%85mn%C6%B0%E1%BB%9Bcl%C3%A0g%C3%AC.aspx 11.Việt Báo (2007), Việt Nam sẽ có những dòng sông “chết”
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Viet-Nam-se-co-nhung-dong-song- chet/65088775/157/
12.“10 dòng sông lớn trên thế giới đang bị ô nhiễm”
http://www.xanh.vn/moi-truong-sos/871-10-dong-song-lon-tren-the- gioi-dang-bi-o-nhiem.html