Tài nguyên nước mặt của huyện Văn Quan và thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30)

nước của một số sông ở tỉnh Lạng Sơn

Tài nguyên nước mặt của huyện Văn Quan

- Sông Kỳ Cùng: thuộc hệ thống sông Tây Giang (Trung Quốc), bắt nguồn từ núi Bắc Xa cao 1.166 m ở huyện Đình Lập, chảy qua huyện Lộc Bình,

thành phố Lạng Sơn là đường địa giới tự nhiên giữa huyện Văn quan với huyện Cao lộc và huyện Văng Lãng; đoạn chảy qua huyện dài khoảng 35 km, bắt đầu từ Nà Kiểng, xã Đồng Giáp đến Điềm He xã Văn An chảy theo hướng Đông Tây; từ Điềm He đến hết ranh giới huyện lã xã Trấn Ninh chảy theo hướng Nam Bắc. Chế độ dòng chảy biến động lớn, về mùa mưa có lũ khá lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

- Sông Môpya: Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam huyện, chảy qua xã Tri Lễ, xã Lương Năng, xã Tú Xuyên, Thị trấn Văn Quan, xã Vĩnh Lại, xã Song Giang; hợp lưu với sông Kỳ Cùng ở Pắc Làng, xã Song Giang, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km. Chế độ dòng chảy khá ổn định, về mùa mưa có lũ ít nhiều có ảnh hướng đến tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của các xã có dòng chảy qua.

Thực trạng môi trường nước một số sông ở tỉnh Lạng Sơn

Lưu vực sông Kỳ Cùng là con sông chịu nhiều sự tác động sinh hoạt và sản xuất của con người. Nước sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Chu – xã Khuất Xã – huyện Lộc Bình đầu nguồn của sông cũng cho thấy dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ do hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt của các khu dân cư sống ven hai bên sông không qua xử lý thải trực tiếp xuống sông. Ngoài ra chất lượng nước của sông cũng biển đổi khá rõ tại điểm sông Kỳ Cùng tại (đồn Biên phòng Bình nghi) – xã Đào Viên – huyện Tràng Định trước khi sông chảy sang Trung Quốc, các chỉ tiêu phân tích có giá trị tăng cao so với đầu nguồn (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012) [5]

Là một trong hai con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh Lạng Sơn, nước sông hiện đang bị ô nhiễm có các chỉ tiêu: TSS, BOD5(200

C), COD, NH4+-N, NO2-N, NO3-N và dầu mỡ vượt quá quy chuẩn cho phép khi chảy qua các thị trấn ở các huyện. Ngoài các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012) [5]

Nước sông Thương: Tại điểm đầu nguồn của con sông Thương tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong quy chuẩn cho phép, có một số vượt quá quy chuẩn cho phép như: BOD5(200

C) có hàm lượng là 34mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,36 lần; hàm lượng COD là 57mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,14 lần; hàm lượng NH4+-N là 1,2mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,2 lần; chất hoạt động bề mặt có hàm lượng là 0,53mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 1,06 lần (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012) [5]

Trên sông Thương có các vị trí dung để cung cấp nước sinh hoạt đó là vị trí Trạm bơm thị trấn Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng và vị trí cầu Lường xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng cho thấy chất lượng nước tại hai điểm này có các chỉ tiêu có hàm lượng vượt quá quy chuẩn cho phép gồm: BOD5(200

C), COD, NH4+-N, NO2-N, Zn, dầu mỡ vượt quy chuẩn cho phép từ 1,33 – 2,4 lần (Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2012) [5]

Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước sông Thương tại các điểm trên đang có chiều hướng suy giảm, cụ thể là hàm lượng các chất hữu cơ và hợp chất amoni vượt quá quy chuẩn cho phép, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho dòng sông.

Từ những căn cứ khoa học và thực tế, đặc biệt là những đánh giá về thực trạng tài nguyên nước sông của tỉnh Lạng Sơn; việc đánh giá thực trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng cần được tiến hành thường xuyên và tìm ra các giải pháp hạn chế mức độ ô nhiễm.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)