Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 33)

3.3.2. Tình hình quản lý môi trường tại huyện Văn Quan

3.3.3. Đánh giá thực chất lượng nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan bàn huyện Văn Quan

- Tổng hợp các kết quả phân tích thu thập được từ quá trình thực địa và phân tích mẫu phòng thí nghiệm

- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp

- Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu quan trắc, niên giám thống kê.

- Tham khảo các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành có liên quan đến môi trường nước sông Kỳ Cùng và các vấn đề nghiên cứu

- Thu thập số liệu liên quan đến đề tài tại Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan

- Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của địa phương và trung ương

3.4.2. Phương pháp quan trắc và lấy mẫu

Bảng 3.1 Thời gian, kí hiệu và vị trí lấy mẫu nước trên sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

TT Kí hiệu Thời gian Vị trí lấy mẫu Ghi chú 1 NM1 20/11/2014 Cầu Khánh Khê, xã Khánh Khê

• TCVN 6663- 6:2008 (ISO 5667- 6:2005); • APHA 1060 B 2 NM2 20/11/2014 Đập Nà Muồng, xã Văn An 3 NM3 20/11/2014 Trạm bơm Bản Làn, xã Văn An 4 NM4 20/11/2014 Cầu Điềm He, xã Văn An 5 NM5 20/11/2014 Cầu Bản Trúc, xã Song Giang 6 NM6 20/11/2014 Cầu Song Giang, xã Song Giang

7 NM7 20/11/2014 Cầu ngầm Song Giang, xã Song Giang

Ghi chú: Mẫu nước sau khi lấy được bảo quản và lưu giữ theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-3:2008 (tương đương tiêu chuẩn chất lượng ISO 5667-3:2003).

3.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Nhiệt độ: Đo bằng Máy đo đa chỉ tiêu

- Oxy hòa tan (DO): Điện cực oxy hòa tan – máy đo oxy. - Giá trị pH: Đo bằng Máy đo đa chỉ tiêu

- Chất rắn hòa tan (TDS): Máy đo đa chỉ tiêu

- Chất rắn lơ lửng hay tổng chất rắn lơ lửng (SS hay TSS): Phương

pháp sấy khô

- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5):Tính từ chỉ tiêu COD

- Nhu cầu oxy hóa học (COD): Oxy hóa bằng pemanganat kali

(KMnO4)

- Nitrogen – Nitrat (N-NO3

-): Phương pháp pha loãng - Phosphate (P-PO4

3-): Phương pháp so màu ở bước sóng 410nm - Sắt (Fe): Phương pháp so màu ở bước sóng 520nm

- Kẽm (Zn): Phương pháp so màu ở bước sóng 520nm

3.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu thu thập được từ các phòng ban

- Tổng hợp các số liệu thu thập và điều tra để chọn ra các số liệu phù hợp cần thiết đưa vào đề tài.

- So sánh các kết quả phân tích với Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt tại Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT – Chất lượng nước mặt thay thế TCVN 5942:1995). Để đưa ra những nhận xét đúng về môi trường

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.

- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.

Huyện Văn Quan có diện tích tự nhiên là 55.028,23 ha. Huyện có đường Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km. Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, đóng vai trò trục chính trong hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng – Lạng Sơn và Bình Gia – Bắc Sơn. Quốc Lộ 279 chạy từ thị trấn Văn quan xuống phía Nam của huyện, là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng và các tỉnh bạn. Ngoài ra, còn có các hệ thống đường Tỉnh lộ, huyện lộ như Tỉnh lộ 232, 240, 239... nối với 2 tuyến đường trên, phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn huyện.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Quan

Đặc điểm địa hình địa mạo

Văn Quan là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong huyện, mặt khác, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...

Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,7oC. Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Độ ẩm không khí bình quân 81,5%.

Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện có các nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralit:

+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq). + Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs).

+ Đất đỏ nâu trên sản phẩm phong hóa đá vôi (Fv). + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl).

+ Đất vàng xám trên đá macma axit (Ba). - Nhóm đất sản phẩm dốc tụ (D).

- Nhóm đất sông suối, núi đá.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan năm 2013

Loại đất Diện tích đất 2013 (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích đất tự nhiên 55.028,1 100%

I.Diện tích đất nông nghiệp 45.953,1 83,5%

II.Đất phi nông nghiệp 2.567,8 4,7%

III.Đất chưa sử dụng 6.507,2 11,8%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Quan 2013) [6] Tài nguyên nước

Văn Quan là một trong những huyện có nguồn nước mặt là hệ thống khe, suối và nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Tài nguyên rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất toàn huyện; trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm phần nhiều, còn lại là đất rừng phòng hộ và phần diện tích đất rừng đặc dụng thuộc xã Hữu Lễ. Tổ thành loài chủ yếu ở rừng núi đất là: Sau sau, sơn ta, dẻ, thẩu tấu, thành ngạnh và một số loài cây phụ khác. Tổ thành chủ yếu ở rừng núi đá là: Mạy tèo, sảng, nhung, đinh thối, trai lý, gụ, nghiến nhưng hiện nay số lượng không đáng kể. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Bạch đàn, keo, thông...

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

Theo báo cáo tổng kết phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2014, ước kết quả thực hiện 6 tháng cuối năm 2014, nền kinh tế của huyện Văn Quan có những bước chuyển biến tích cực. Cụ thể thực trạng tình hình phát triển các ngành kinh tế như sau:

Ngành nông, lâm nghiệp:

Đầu năm 2014 thời tiết rét đậm rét hại, khô hạn kéo dài, bắt đầu đến vụ sản xuất mưa nhiều gây ảnh hưởng đến việc gieo trồng các cây trồng vụ xuân, vụ hè thu cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường, mưa, nắng kéo dài, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi nhiều, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Song, với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn huyện, ngành nông - lâm nghiệp ước tính đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2013. Năng suất một số cây trồng chính ước đạt như: Lúa xuân 47,0 tạ/ha; lúa mùa 31,5 tạ/ha; ngô 48,0 tạ/ha; đỗ tương 11,0 tạ/ha; thuốc lá 20,0 tạ/ha; sắn 85,5 tạ/ha; lạc 10,8 tạ/ha; khoai lang 45,1 tạ/ha; cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 58,2 tạ/ha.

Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y luôn được huyện quan tâm, kiểm tra, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, giám sát việc kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra cây trồng, vật nuôi, phát hiện tình hình sâu, bệnh kịp thời. Tăng cường công tác tiêm phòng cho đàn

gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, kiểm soát khâu lưu thông, trao đổi hàng hóa, thực phẩm.

Công tác trồng rừng được quan tâm chỉ đạo tích cực, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng. Phát động các phong trào “tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ’, chương trình trồng cây phân tán ở 14 xã, thị trấn, chương trình trồng rừng sản xuất thiết kế ở các xã Tràng Sơn, Yên Phúc, chương trình trồng rừng phòng hộ thiết kế ở xã Trấn Ninh. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bám sát địa bàn, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tích cực ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tình hình sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm và ước 6 tháng cuối năm tiếp tục được triển khai theo kế hoạch, một số cơ sở đã đầu tư thêm máy móc, thiết bị khai thác mới thay thế một phần lao động thủ công. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến đồ gỗ, đồ gia dụng, chế biến lương thực và thực phẩm...

Ngành thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi động và có sự tăng trưởng do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ cung cấp hàng hóa đầy đủ, phong phú, đa dạng để phục vụ tốt kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Công tác đăng ký kinh doanh cho các thành phần kinh tế được quan tâm, đảm bảo đúng thời gian trả hồ sơ theo quy định.

4.1.2.2. Về văn hóa – xã hội

Giáo dục và đào tạo:

học 2014-2015, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành, triển khai các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, xã hội hóa giáo dục, chú trọng công tác phát triển quy mô trường lớp.

Y tế - dân số:

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai tích cực, thực hiện tốt việc khám chữa bệnh. Công tác y tế dự phòng, các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm được triển khai thực hiện, không có dịch bệnh lớn xảy ra, giám sát được thực hiện tại 24/24 xã. Trung tâm y tế huyện được đầu tư nâng cấp đã nâng cao hơn chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.

Bảng 4.2 : Dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên huyện Văn Quan qua các năm

Năm Dân số trung bình (người) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 2009 54.141 3,8% 2010 54.266 6,15% 2011 54.556 6,88% 2012 54.794 8,42% 2013 54.912 8,18%

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Quan, 2013) [6]

Qua bảng 4.6 cho thấy mức gia tăng dân số tự nhiên của huyện là khá nhanh từ 3,8% lên 8,18% từ năm 2009 đến năm 2013. Năm 2013 dân số trung bình của huyện đạt 54.912 người cao hơn năm 2009 là 711 người.

Về văn hóa - thông tin - thể thao, truyền thanh và truyền hình:

hóa, tăng cường công tác quản lý, bảo tồn di sản văn hóa. Phong trào thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Sóng phát thanh truyền hình của trung ương của tỉnh đã phủ khắp toàn hiện góp phần cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến từng người dân; mặt bằng dân trí không ngừng được nâng cao.

4.2. Tình hình quản lý môi trường huyện Văn Quan

Hệ thống quản lý môi trường tại huyện Văn Quan được phân cấp:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan.

- Đơn vị xã hội hóa thu gom rác thải của huyện.

Hệ thống quản lý môi trường của huyện đã được tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường xong còn gặp nhiều khó khăn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lực lượng cán bộ tuy đã được tăng cường, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu so với lượng công việc cần giải quyết.

- Năng lực đội ngũ cán bộ cần được nâng cao. Đội ngũ cán bộ trẻ, kế cận còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Cán bộ lâu năm hầu hết không được qua đào tạo chuyên ngành. Số cán bộ được qua đào tạo chuyên sâu còn thiếu.

- Việc phối kết hợp giữa các phòng; Ban còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi chồng chéo lẫn nhau hiệu quả công việc chưa được phát huy triệt để.

Ngày 22/5/2014, UBND huyện Văn Quan tổ chức Hội nghị triển khai Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Dự hội nghị có các đại biểu TT. HĐND huyện, UBND huyện, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể của huyện; đại diện lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và cán bộ địa chính xã, thị trấn. Về phía Sở Tài nguyên và Môi Trường có đồng chí trưởng phòng Tài nguyên nước, trưởng phòng pháp chế là báo cáo viên truyền đạt tại Hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các báo cáo viên của Sở Tài nguyên và Môi trường truyền đạt, phổ biến nội dung các văn bản: Luật Tài nguyên nước

năm 2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 142/2013/NĐ-CP, ngày 24/10/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Trao đổi tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ra những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc đã được các báo cáo viên giải đáp. Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lương Đình Bảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Quan đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý tài nguyên nước trong thời gian qua trên địa bàn huyện đồng thời yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể của huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu sâu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; quan tâm phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương.

Công tác quản lý tài nguyên nước trong năm vừa qua mặc dù đã đạt được kết quả nhất định, xong vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là:

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các cấp tỉnh, huyện, xã còn rất nhiều bất cập. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 33)