Biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 58)

Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Có các biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm môi trường.

Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, xử lý tác động môi trường của các khu nghĩa địa,...

Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường;

Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường;

Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường;

Thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản.

Nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu vực đang sản xuất công nghiệp:

Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu vực đang sản xuất công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu vực đang sản xuất công nghiệp.

Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu vực đang sản xuất công nghiệp. Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong huyện, trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập chung.

Huyện cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải; hỗ trợ các nhà đầu tư các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường. Thực hiện cơ chế phát triển các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, có thể cung cấp các dịch vụ về:

Thu gom và xử lý chất thải;

Dịch vụ quan trắc môi trường;

Dịch vụ đào tạo và giáo dục về môi trường; Dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường; Dịch vụ kiểm toán môi trường...

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và hệ thống quản lý và bảo vệ đất, nước, các giống động thực vật (bao gồm cả việc xuất nhập khẩu), các phương pháp canh tác, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông, lâm nghiệp.

Quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý nhằm tạo sự phát triển bền vững cả ở nông thôn và đô thị.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).

Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến nông, lâm sản.

Sử dụng và kiểm soát ô nhiễm đối với một số tài nguyên thiên nhiên như khai thác khoáng sản, chống tình trạng thoái hóa tài nguyên đất, tài nguyên nước, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển rừng với các giải pháp và chính sách hữu hiệu cụ thể với từng địa bàn.

Giảm đến mức thấp nhất tác động của đô thị hóa tới môi trường

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ và những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

Nâng cao hệ thống xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong thiết kế, quy hoạch đô thị, khu cụm công nghiệp, du lịch và nhà ở.

Tăng cường công tác xử lý rác thải tại các đô thị và khu dân cư tập trung; tìm nơi chôn lấp xa khu dân cư hoặc phải sử dụng công nghệ tái sử dụng hoặc chế biến phân bón.

Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến các loại tài nguyên

Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tiến hành đánh giá kỹ lưỡng và kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải và các phương thức sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt.

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thiết bị điện; khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch. Sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu đun nấu.

Phát triển trồng rừng, phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc đường giao thông.

Quản lý chất thải rắn

Xây dựng chiến lược về quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Giảm nguồn phát sinh chất thải rắn ngay từ ban đầu; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ mới nhằm tái sử dụng và tái chế chất thải tạo ra các sản phẩm hữu ích và tăng nguồn thu cho các đơn vị hoạt động lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải.

Thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng và các chiến dịch nâng cao nhận thức cho nhân dân để ngăn ngừa việc đổ các chất thải nguy hại một cách bừa bãi và bất hợp pháp.

Ban hành quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường để cung cấp thông tin về tải trọng ô nhiễm do các hoạt động của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)