Vị trí địa lý
Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 24 đơn vị hành chính (23 xã và 1 thị trấn). Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng.
- Phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Bình Gia và huyện Bắc Sơn.
Huyện Văn Quan có diện tích tự nhiên là 55.028,23 ha. Huyện có đường Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279 chạy qua với tổng chiều dài 50 km. Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, đóng vai trò trục chính trong hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng – Lạng Sơn và Bình Gia – Bắc Sơn. Quốc Lộ 279 chạy từ thị trấn Văn quan xuống phía Nam của huyện, là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng và các tỉnh bạn. Ngoài ra, còn có các hệ thống đường Tỉnh lộ, huyện lộ như Tỉnh lộ 232, 240, 239... nối với 2 tuyến đường trên, phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn huyện.
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Quan
Đặc điểm địa hình địa mạo
Văn Quan là huyện vùng núi của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi các dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... gây trở ngại, hạn chế đến sản xuất và giao thông đi lại của nhân dân trong huyện, mặt khác, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho huyện trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...
Huyện Văn Quan nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,7oC. Lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm. Độ ẩm không khí bình quân 81,5%.
Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện có các nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralit:
+ Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fq). + Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs).
+ Đất đỏ nâu trên sản phẩm phong hóa đá vôi (Fv). + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl).
+ Đất vàng xám trên đá macma axit (Ba). - Nhóm đất sản phẩm dốc tụ (D).
- Nhóm đất sông suối, núi đá.
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Văn Quan năm 2013
Loại đất Diện tích đất 2013 (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích đất tự nhiên 55.028,1 100%
I.Diện tích đất nông nghiệp 45.953,1 83,5%
II.Đất phi nông nghiệp 2.567,8 4,7%
III.Đất chưa sử dụng 6.507,2 11,8%
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Quan 2013) [6] Tài nguyên nước
Văn Quan là một trong những huyện có nguồn nước mặt là hệ thống khe, suối và nước ngầm khá phong phú, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tài nguyên rừng
nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất toàn huyện; trong đó diện tích đất rừng sản xuất chiếm phần nhiều, còn lại là đất rừng phòng hộ và phần diện tích đất rừng đặc dụng thuộc xã Hữu Lễ. Tổ thành loài chủ yếu ở rừng núi đất là: Sau sau, sơn ta, dẻ, thẩu tấu, thành ngạnh và một số loài cây phụ khác. Tổ thành chủ yếu ở rừng núi đá là: Mạy tèo, sảng, nhung, đinh thối, trai lý, gụ, nghiến nhưng hiện nay số lượng không đáng kể. Các cây rừng nhân tạo chủ yếu là: Bạch đàn, keo, thông...