Quan năm 2013-2014
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các địa điểm trên sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan năm 2014
Chỉ Tiêu Đơn Vị Kết Quả QCVN 08:2008/BTNMT NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1 pH - 6,01 6,03 6,03 6,04 6,02 6,03 6,02 5,5-9 DO mg/l 4,15 4,96 4,89 4,92 4,87 4,2 4,17 4 BOD5 mg/l 3,8 4,5 4,32 4,29 5,33 4,1 4,3 15 COD mg/l 5 5,5 6 5,5 6,5 5 5 30 TSS mg/l 0,041 0,095 0,113 0,072 0,043 0,074 0,145 50 NO3- mg/l 0,96 2,7 0,005 0,96 0,35 0,029 0,2 10 PO43- mg/l 0,019 0,005 0,004 0,02 0,001 0,005 0,2 0,3 Fe mg/l 0,024 0,012 0,084 KPH 0,036 KPH 0,012 1,5 Zn mg/l 1,17 1,12 0,15 0,07 0,017 1,17 1,9 1,5 TDS mg/l 44 42 41 42 40 45 43 - T0 0C 25,9 25,6 25,6 25,8 25,5 25,8 25,9 -
(Nguồn: Kết quả phân tích mẫu phòng thí nghiệm Khoa Môi Trường – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2014)
* KPH: Không Phát Hiện
Từ kết quả bảng 4.2 và so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi trường nước mắt (QCVN 082:2008/BTNMT) cho thấy chất
lượng môi trường nước sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn huyện Văn Quan đều nằm trong giới hạn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu Zn: Mẫu nước tại cầu ngầm Song Giang (NM7), nằm trên địa bàn xã Song Giang, huyện Văn Quan có giá trị 1,9 mg/l gấp 1,4 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT.
Qua kết quả phân tích tại các vị trí quan trắc và quá trình đi khảo sát thực địa trên sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan cho thấy nước sông Kỳ Cùng trên địa bàn vẫn còn tốt, tương đối sạch chưa bị ô nhiễm. Với chất lượng nước sông qua quá trình quan trắc và phân tích thì việc sử dụng nước cho quá trình sản xuất nông nghiệp là tương đối tốt.
4.3.1.1. Giá trị pH 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 6.01 6.03 6.03 6.04 6.02 6.03 6.02 9 pH NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu pH của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Chỉ tiêu pH tại các vị trí quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT. Với kết quả quan trắc trên thì chất lượng nước sông Kỳ Cùng đối với chỉ tiêu pH là phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường
4.3.1.2. Oxy hòa tan (DO) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 4.15 4.96 4.89 4.92 4.87 4.2 4.17 4 Mg/l Vị Trí DO NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Hàm lượng DO trong nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan đều đạt quy chuẩn cho phép. Lượng oxy hòa tan trong nước sông không thấp hơn so với quy chuẩn, lượng oxy này có thể cung cấp đủ cho các hoạt động sinh học của vi sinh vật và sinh vật trong nước sông.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 3.8 4.5 4.32 4.29 5.33 4.1 4.3 15 Mg/l Vị trí BOD5 NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu BOD5 của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Chỉ tiêu BOD5 thấp hơn so với quy chuẩn cho phép chứng tỏ nước sông Kỳ Cùng còn sạch và chưa bị ô nhiễm hữu cơ. Tại vị trí quan trắc NM1 3,8 mg/l tăng lên một chút tại NM2 4,5 mg/l rùi giảm dần và chỉ duy nhất tại NM5 đạt cực đại với giá trị 5,33 mg/l.
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Nhìn vào biểu đồ 4.5 có thể thấy hàm lượng COD thấp hơn rất nhiều so với QCVN 08:2008/BTNMT, tại NM1, NM6 và NM7 đều là 5 mg/l, NM3 là 6 mg/l, NM2, NM4 là 5,5 và đạt cực đại tại NM5 với giá trị 6,5 mg/l, còn NM3 là 6 mg/l.
4.3.1.5. Tổng chất rắn lửng (TSS) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0.041 0.095 0.113 0.072 0.043 0.074 0.145 50 Mg/l Vị Trí TSS NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TSS của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Dựa vào biểu đồ có thể đánh giá hàm lượng TSS của nước sông Kỳ Cùng gần như là không có so với QCVN 08:2008/BTNMT. Tại NM1 chỉ có 0,041mg/l tăng lên một chút tại NM2 với 0,095mg/l và tiếp tục tăng lên NM3 với 0,113mg/l. Tại NM4 đạt 0,072mg/l, NM5 là 0,043mg/l, NM6 là 0,074mg/l và cuối cùng là NM7 với 0,145mg/l.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0.96 2.7 0.005 0.96 0.35 0.029 0.2 10 Mg/l Vị Trí NO3- NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO3
- của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Qua biểu đồ 4.7 hàm lượng NO3- đều nằm trong quy chuẩn cho phép và thấp hơn so với quy chuẩn, nhưng tại các vị trí khác nhau có sự khác nhau thay đổi một cách rõ rệt. Tại vị trí quan trắc NM1 là 0,96 mg/l thì tại NM2 lại đạt cực đại trong các vị trí quan trắc là 2,7 mg/l. Tại vị trí NM2 đây là khu vực chăn thả gia súc khá nhiều nên lượng phân gia súc thải ra là tương đối nhiều, do vậy hàm lượng NO3- tại đây tăng đột biến so với các vị trí khác. Những vị trí còn lại thì hàm lượng NO3- thấp không có gì ảnh hưởng nhiều đến chất lượng môi trường nước.
4.3.1.7. Phosphate (P-PO4 3-
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.019 0.005 0.004 0.02 0.001 0.005 0.2 0.3 Mg/l Vị Trí PO43- NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu PO43- của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Qua hình 4.8 hàm lượng PO43- đều thấp hơn so với quy chuẩn cho phép, tại các vị trí quan trắc từ NM1 đến NM6 đều thấp hơn 0,02 mg/l. Riêng NM7 hàm lượng PO43- tăng đột biến lên 0,2 mg/l, tại vị trí này lượng nước từ đồng ruộng tập chung chảy ra đây khá nhiều ở đây là một trong những nguyên nhân hàm lượng PO43- tăng cao.
4.3.1.8. Sắt (Fe) 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 0.024 0.012 0.084 0 0.036 0 0.012 1.5 Mg/l Vị Trí Fe NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Fe của nước sông Kỳ Cùng với QCVN 08:2008/BTNMT cột B
Qua hình 4.9 có thể thấy hàm lượng sắt đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép, nhưng tại hai vị trí NM4 và NM6 thì không phát hiện. Hàm lượng sắt có nhiều trong nước sẽ gây hại cho sức khỏe sinh vật, có mùi tanh và tạo ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Hàm lượng sắt có trong nước ít là do ở khu vực này không có những mỏ quặng tự nhiên, do vậy hàm lượng sắt thấp có vị trí quan trắc hầu như không có một chút sắt nào.
37 38 39 40 41 42 43 44 45 44 42 41 42 40 45 43 Mg/l Vị Trí TDS NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu TDS của nước sông Kỳ Cùng tại những vị trí quan trắc
Hàm lượng TDS của các vị trí quan trắc tương đối ổn định, hàm lượng TDS giới hạn là không quá 1000 mg/l, do vậy với hàm lượng này thì chất lượng nước sông đoạn chảy qua địa có thể sử dụng cho các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế của địa phương có sông Kỳ Cùng chảy qua.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 1.17 1.12 0.15 0.07 0.017 1.17 1.9 1.5 Mg/l Vị Trí Zn NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7 B1
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện Nhiệt độ của nước sông Kỳ Cùng tại những vị trí quan trắc
Qua hình 4.11 ta có thể thấy chỉ tiêu kẽm tại các vị trí quan trắc từ NM1 đến NM6 đều nằm trong QCCP, duy chỉ NM7 là 1,9mg/l gấp 1,4 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT. Tại vị trí NM1 đạt 1,17mg/l thì tại NM2 giảm chỉ còn 1,12mg/l, đến NM3 thì tụt xuống còn 0,15mg/l, NM4 là 0,07mg/l và tiếp tục tụt xuống 0,017mg/l tại NM5. Rùi sau đó lại tăng lên 1,17mg/l tại NM6 và đạt cực đại tại NM7 1,9mg/l vượt quá QCCP.
4.3.1.11. Nhiệt độ (T0 ) 25.3 25.4 25.5 25.6 25.7 25.8 25.9 25.9 25.6 25.6 25.8 25.5 25.8 25.9 Mg/l Vị Trí Nhiệt Độ NM1 NM2 NM3 NM4 NM5 NM6 NM7
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện Nhiệt độ của nước sông Kỳ Cùng tại những vị trí quan trắc
Nhiệt độ phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu, trong quy chuẩn không quy định nhiệt độ của mẫu nước phải nằm trong giới hạn nào.
4.3.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Văn Quan
Biện pháp thứ nhất
Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị.
Biện pháp thứ hai
Một trong những biện pháp cũng rất quan trọng đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương
trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Biện pháp thứ ba
Một trong những biện pháp cũng không kém phần quan trọng, đó là coi môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển.
Biện pháp thứ tư
Một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường là dự án, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn.
Biện pháp thứ năm
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai cũng là một trong những biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường hiện nay. Xác lập cơ chế cung – cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Biện pháp thứ sáu
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đổi khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của toàn nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và huyện Văn Quan nói riêng.
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nước sông Kỳ Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn Cùng đoạn chảy qua địa bàn huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn
4.4.1. Biện pháp quản lý
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Có các biện pháp xử lý khi có hành vi vi phạm môi trường.
Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, xử lý tác động môi trường của các khu nghĩa địa,...
Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường;
Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường;
Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường;
Thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản.
Nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu vực đang sản xuất công nghiệp:
Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu vực đang sản xuất công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu vực đang sản xuất công nghiệp.
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu vực đang sản xuất công nghiệp. Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong huyện, trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập chung.
Huyện cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải; hỗ trợ các nhà đầu tư các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường. Thực hiện cơ chế phát triển các doanh nghiệp dịch vụ môi trường, có thể cung cấp các dịch vụ về:
Thu gom và xử lý chất thải;
Dịch vụ quan trắc môi trường;
Dịch vụ đào tạo và giáo dục về môi trường; Dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường; Dịch vụ kiểm toán môi trường...
Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và hệ thống quản lý và bảo vệ đất, nước, các giống động thực vật (bao gồm cả việc xuất nhập khẩu), các phương pháp canh tác, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông, lâm nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông thôn, phát triển đô thị hóa nông thôn một cách hợp lý nhằm tạo sự phát triển bền vững cả ở nông thôn và đô thị.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.
Phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM).
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo quản, chế biến nông, lâm sản.
Sử dụng và kiểm soát ô nhiễm đối với một số tài nguyên thiên nhiên