Nguồn nhân lực
Công ty có nguồn nhân lực với trình đô chuyên môn cao, vững tay nghề và tinh thần đoàn kết cao đã góp phần tạo nên thế mạnh của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,
Bảng 4.8: Số lƣợng và tỷ lệ lao động của công ty năm 2012
TIÊU CHÍ SỐ NGƢỜI TỶ LỆ (%)
Tổng số ngƣời lao động của công ty 1.009 100
Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động phổ thông 66 116 827 7 12 81 Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp 121 888 12 88 Nam Nữ 511 498 51 49 Lao động quản lý 106 100
Thâm niên dƣới 3 năm
Thâm niên trên 3 năm dƣới 10 năm Thâm niên trên 10 năm
26 69 20 24 57 19
Nguồn: báo cáo tình hình nhân sự của công ty năm 2012
Hình 4.8 Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ 7%
12%
81%
Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động phổ thông
Hình 4.9 Cơ cấu lao động của công ty theo thâm niên
Trong đó 7% có trình độ đại học và trên đại học, tỷ lệ này chủ yếu tập trung ở cán bộ quản lý của công ty. Cao đẳng, trung cấp là 12%; lao động phổ thông chiếm 81%. Còn cơ cấu lao động theo quản lý: làm việc thâm niên trên 1o năm chiếm 19%, thâm niên dƣới 3 năm là 24%, thâm niên trên 3 năm và dƣới 10 năm là 57%. Con số này là hợp lý vì ngành thủy sản cần nhiều lao động cho các công việc tay chân nhƣ sơ chế, bốc nõn, phân cỡ, xếp hộp…nhƣng vấn đề thiếu lao động phổ thông ngày này càng nghiêm trọng đối với công ty nói riêng và của ngành thủy sản nói chung. Nguyên nhân là do mức lƣơng trung bình của một lao động phổ thong còn thấp và điều kiện lao động khắc nghiệt khiến cho các doanh nghiệp khó giữ lao động. Chính vì vậy, những năm gần đây công ty rất chú trọng đến công tác tiền lƣơng bổng, chăm lo cho đời sống công nhân viên nhằm giữ chân ngƣời lao động. Về cán bộ nhân viên trong đội ngũ quản lý của công ty nhìn chung đều có thâm niên cao, gắn bó với công ty lâu năm, có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, công ty cũng nên chú trọng đến công tác tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên năng động để có thêm những ý tƣởng mới, sang tạo để giúp công ty có cái nhìn mới về ngành thủy sản, giúp công ty phát triển vƣợt bậc hơn.
Công ty hiểu rằng một cơ cấu nhân sự đƣợc bố trí linh hoạt, hợp lý sẽ giúp cho DN hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít tốn chi phí nhất. Chính vì vậy mà khi tuyển nhân viên làm ở khối phòng ban, công ty luôn đòi hỏi phải có trình độ thấp nhất là hệ cao đẳng, còn công nhân thì phải qua đào tạo.
Nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu thƣờng là bài toán khó giải quyết cho sự nghiệp phát triển thủy sản nƣớc nhà, bởi vì cho đến nay các đơn vị chế biến và xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL chủ yếu dựa vào thủy hải sản do ngƣ dân cung cấp, trong đó phần lớn là tôm, cá khai thác đƣợc từ biển. Nguồn nguyên liệu này không
24%
57%
19% Thâm niên dƣới 3 năm
Thâm niên trên 3 năm dƣới 10 năm
nên rất khó cho các đơn vị chế biến công nghiệp. Nguyên liệu chính của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu chính là tôm các loại và cá…
Bảng 4.9: Diện tích và sản lƣợng tôm của cả nƣớc, ĐBSCL từ 2010- 6th
/ 2013 Năm 2011 Năm 2012 6th/ 2013 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) ĐBSCL 602.000 369.000 574.000 339.000 521.000 143.000 Cả Nƣớc 626.000 630.000 633.000 632.000 595.000 262.000
Nguồn: Tổng cục thống kê, Việtfish
Do dịch bệnh trên tôm lan rộng làm cho tôm chết hàng loạt làm cho ngƣ dân bị lỗ vốn, trong khi đó để có thể tiếp tục hoạt động ngƣời dân phải đi vay vốn từ Ngân hàng nhƣng nguồn vốn vay lại khó tiếp cận và lãi suất cho vay lại khá cao cùng với sự gia tăng trong các chi phí nhƣ tôm giống, thức ăn và thuốc thủy sản… làm tăng chi phí sản xuất vì vậy mà một số hộ nuôi tôm đã chuyển sang những hình thức sản xuất khác. Vì vậy mà năm 2011 diện tích nuôi tôm của cả nƣớc chỉ còn 626 nghìn ha đạt mức sản lƣợng 630 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là giảm diện tích nuôi tôm sú. Riêng đối với các tỉnh ĐBSCL thì tôm là mặt hàng chủ lực của các tỉnh nên diện tích nuôi trồng tôm là 602 nghìn tấn, nhƣng do áp dụng những khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng cho nên sản lƣợng tôm nuôi vẫn tăng lên đạt 369 nghìn tấn. Trong năm 2012 và các tháng đầu năm 2013, diện tích nuôi trồng của cả nƣớc giảm 4,9% chỉ còn 595 nghìn ha (6th/ 2013), sản lƣợng chỉ đạt 262 nghìn tấn. Hiện tại, giá tôm nguyên liệu các loại đang rớt giá trầm trọng đã khiến cho ngƣ dân và những ngƣời nuôi trồng thua lỗ do hiện tại thức ăn cho tôm, thuốc phòng bệnh đều phải nhập khẩu mà giá cả tăng cao, giá xăng dầu cũng tăng làm ảnh hƣởng đến các chuyến đánh bắt xa bờ làm cho chi phí sản xuất tăng cao làm cho ngƣ dân cảm thấy lo ngại khi tiếp tục hoạt động nuôi trồng và đánh bắt.
Bảng 4.10: Diện tích và sản lƣợng cá của cả nƣớc, ĐBSCL từ 2010 – 6th / 2013 Năm 2011 Năm 2012 6th/ 2013 Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) ĐBSCL 187.000 2.551.000 207.000 2.388.000 124.000 1.370.000 Cả Nƣớc 367.000 4.050.000 378.000 4.343.000 290.000 2.109.000
Nguồn: Tổng cục thống kê, Việtfish
Cá cũng là mặt hàng thủy sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá basa và cá ngừ. Nguồn cung chủ yếu là do đánh bắt và khai thác nhiều nên sản lƣợng luôn ở mức cao. Năm 2011, sản lƣợng đạt 4.050 ngìn tấn, sang năm 2012 tăng 7,2% sản lƣợng đạt 4.343 ngìn tấn. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu tôm đang giảm dần, nhiều ngƣ dân từ việc nuôi trồng và đánh bắt tôm thì chuyển sang nuôi cá cho nên làm cho diện tích nuôi trồng cá tăng từ 367 nghìn tấn năm 2011 lên 378 nghìn tấn năm 2012 tăng 3%. Riêng đối với các tỉnh ĐBSCL, thì phát triển mặt hàng cá cũng tăng mạnh. Tuy nhiên sản lƣợng thì có phần giảm sút từ 2.551 nghìn tấn xuống còn 2.388 nghìn tấn, giảm 6,3%, lý do là ngƣ dân bắt đầu nuôi thử loại tôm chân trắng, và lợi nhuận mang lại của loại tôm này rất cao.
Tuy Công ty cổ phần thủy sản Cà mau nằm ở vùng nguyên liệu thủy sản lớn nhất cả nƣớc nhƣng nguồn cung không ổn định do còn sản xuất theo phong trào, điều này đã gây khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu đầu vào của công ty nhƣ: nguyên liệu đầu vào không ổn định nên đôi lúc làm gián đoạn quá trình chế biến và máy móc không thể hoạt động hết công suất dẫn đến tình trạng chậm trễ hợp đồng, có những hợp đồng công ty phải xin hoãn lại hay gia hạn thêm thời gian. Điều này đã làm ảnh hƣởng xấu đến uy tín của công ty. Chỉ khi nào có nguồn nguyên liệu chắc chắn công ty mới dám ký những hợp đồng lớn. Mặt khác, vấn đề truy nguyên nguồn gốc cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty do không đủ nguyên liệu chế biến nên công ty phải mua từ nhiều nguồn khác nhau, ngƣ dân về cơ bản vẫn chƣa thay đổi đƣợc tập quán khai thác, kỹ thuật còn lạc hậu, đội tàu cũ kỹ, công suất nhỏ, hoạt động khai thác gần bờ, bảo quản sau thu hoạch vẫn chỉ dùng nƣớc đá, năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm kém, nguồn lợi ngày càng suy giảm. Do đó, công ty không thể đảm bảo đƣợc tiêu chuẩn chất lƣợng đầu vào, đây là vấn
Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm cùng loại không ngừng tăng công suất, xây dựng nhà máy mới dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu, diện tích và sản lƣợng nuôi thả chƣa phát triển đồng bộ dẫn đến thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, sự cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu vào những thời điểm nhất định là nguyên nhân làm tăng giá nguyên liệu. Chí phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 80% giá thành sản phẩm, có ảnh hƣởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trƣớc những khó khăn trên, công ty đã lên kế hoạch đầu tƣ nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, bằng cách ký hợp đồng lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu (thƣơng lái, bạn hàng…) ở các tỉnh ĐBSCL đăt biệt là tại tỉnh nhà Cà Mau. Bên cạnh đó công ty còn tự triển khai một số mô hình nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt và nƣớc mặn nhằm chủ động nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Hiện tại, công ty đã liên kết và đầu tƣ vùng nuôi nguyên liệu với các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng… có khả năng tự cung tự cấp trên 60% sản lƣợng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của nhà máy.
Các tiêu chuẩn về do các quốc gia nhập khẩu thủy sản đƣa ra ngày càng nghiêm ngặt. Việc các quốc gia này thƣờng xuyên bổ sung danh mục những hoạt chất cấm sử dụng và dƣ chất kháng sinh tối thiểu trong các sản phẩm làm cho hoạt động xuất khẩu của công ty gặp khá nhiều khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro, công ty đã có những biện pháp tích cực từng thời điểm: có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, tổ chức đội tàu thu mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn… để từng bƣớc chủ động các loại nguyên vật liệu trong sản xuất. Với kinh nghiệm xuất khẩu của công ty trong những năm qua cho thấy, quý 4 là thời điểm mà các nƣớc thuộc EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc... tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam và đây chính là thời điểm để Công ty tăng tốc đạt chỉ tiêu. Việc tăng trƣởng bùng nổ sẽ bắt đầu từ tháng 6 khi bƣớc vào vụ thu hoạch tôm và kéo dài đến hết tháng 11 hàng năm. Có thể nói, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có tính mùa vụ, phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu.
Chất lƣợng sản phẩm
Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đƣờng nào khác là phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Muốn vậy, việc phân tích chất lƣợng sản phẩm phải đƣợc chú trọng và tiến hành thƣờng xuyên. Hàng hóa chất lƣợng xấu, chẳng những khó bán, bán với giá thấp, không những làm ảnh hƣởng đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh
của doanh nghiệp. Chất lƣợng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn IFS, HACCP, GMP, ISO 9001:2000, SQF 2000 tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cần thiết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trƣờng Mỹ, EU, Úc, Nga...) và đã đạt đƣợc các điểm đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của các hệ thống phân phối nhƣ Cysco (Mỹ), Youngs (Anh). Đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lƣợng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lƣợng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn ngƣời tiêu dùng, tạo đƣợc uy tín cao. Hiện tại, công ty đang xây dựng mô hình sản xuất khép kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng cho đến chế biến và xuất khẩu nhằm kiểm soát tốt chất lƣợng, quản lý mối nguy từ nguyên liệu thu mua cho tới khi xuất khẩu sản phẩm.
Các chƣơng trình quản lý chất lƣợng của công ty gồm có: các yêu cầu về thiết kế nhà xƣởng, thiết bị, hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xƣởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho lạnh… nhằm đảm bảo chất lƣợng tốt nhất cho nhà xƣởng và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trƣờng. Ngoài việc giám sát chất lƣợng của bộ phận quản lý chất lƣợng, Công ty còn có phòng lab đƣợc trang bị thiết bị kiểm nghiệm, xác định kết quả sinh vi, kháng sinh, nguyên liệu đầu vào trƣớc khi đƣa vào sản xuất và kiểm tra lại thành phần nhằm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của các nƣớc nhập khẩu, đảm bảo tối đa an toàn của sản phẩm tránh đƣợc những rủi ro gây thiệt hại về vật chất cũng nhƣ uy tín của công ty. Việc đƣợc cấp chứng chỉ BRC và các chứng chỉ khác nhƣ GMP, HACCP, ISO 9001:2000, SQF 2000, Công ty khẳng định cam kết của mình với hoạt động quản lý chất lƣợng và ATVSTP. Đồng thời là tấm gƣơng tiêu biểu cho quá trình vƣợt qua các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại, hội nhập sâu với nền kinh tế toàn cầu của ngành thủy sản nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao, thì các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lƣợng hàng hóa, ATVSTP là yếu tố hàng đầu mà các cơ sở chế biến thủy sản phải luôn đạt đƣợc. Phải áp dụng các biện pháp kiểm tra ATVSTP chặt chẽ hơn đối với một số thị trƣờng và doan nghiệp để đảm bảo uy tín. Việc một số doanh nghiệp của ta không tuân thủ theo nguyên tắc đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hình ảnh của con cá tra, con tôm trên thị trƣờng quốc tế, một số doanh nghiệp vì cạnh tranh không lành
nên để khi nào bị kiểm tra mới làm ăn nghiêm túc mà phải luôn tự kiểm tra để đạt đƣợc tiêu chuẩn về chất lƣợng theo quy định của ngành và khách hàng. Để đạt đƣợc chất lƣợng một cách toàn vẹn ngay từ đầu thì cần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng nguyên liệu, các nhà chăn nuôi phải vận hành việc chăn nuôi theo đúng quy trình nuôi sạch, nguyên nhân gây chất lƣợng nguyên liệu kém là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua hàng trôi nổi, nhất là thuốc thủy sản. Yếu tố môi trƣờng nƣớc chăn nuôi bị ô nhiễm làm cho nguyên liệu kém chất lƣợng, ngƣời chăn nuôi phải cẩn trọng nguồn nƣớc nuôi thủy sản xuất khẩu. Nguồn con giống bố mẹ thiếu chọn lọc, kém ý thức về ATVSTP cũng làm ảnh hƣởng đến nguyên liệu chất lƣợng kém, dẫn đến sức cạnh tranh của sản phẩm thấp.
Các chính sách hỗ trợ của Chính Phủ
Vì ngành thủy sản là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn và lâu đời ở nƣớc ta nên nhận đƣợc các chính sách ƣu đãi khuyến khích phát triển của nhà nƣớc.
Chính sách thuế:
Để thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của nông ngƣ dân và một số đông ngƣời lao động, chính phủ đã áp dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản xuất khẩu.
Chính sách khuyến khích đầu tư:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “ Chính sách khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực chế biến nông thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của để án là nâng tỷ lệ chế biến một số loại nông lâm thủy sản chủ yếu lên trên 70% vào đầu năm 2020, nâng cao chất lƣợng, giá trị chế biến theo hƣớng đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến sơ chế, thủ