Trong bối cảnh thị trƣờng EU có nhu cầu nhập khẩu thấp và khó có khả năng phục hồi sớm, thị trƣờng Mỹ dƣ thừa nguồn cung, Nhật Bản bấp bênh với nhiều hàng rào kỹ thuật… thì chiến lƣợc của công ty là tiếp tục giữ vững thị trƣờng hiện tại nhƣng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trƣờng ít có hàng rào phi thuế quan hơn nhƣ ASEAN.
Tiếp theo công ty cần phải tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới tại các thị trƣờng tiềm năng nhƣ: Úc, Canada.. các chuyên gia thủy sản cho rằng, hiện tại thuế suất thủy sản của Việt Nam sang thị trƣờng Úc ở mức 0% là lợi thế khá lớn để hàng thủy sản của công ty nâng cao sức cạnh tranh tại thị trƣờng này. Canada có vị trí nằm sát Mỹ nhƣng hàng rào thuế quan vào thị trƣờng này không khó khăn nhƣ Mỹ, và mức sống của ngƣời dân này cũng cao nên sẽ là thị trƣờng tiềm năng cho thủy sản của công ty.
Hiện tại công ty chƣa có bộ phận marketing riêng biệt, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trƣờng còn kém. Vì vậy, công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trƣờng, từ đó có định hƣớng đúng trong việc đƣa ra các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho xuất khẩu. Bộ phận này cũng có nhiệm vụ là cung cấp cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp công ty có định hƣớng tốt trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trƣờng nhƣ EU, Mỹ, Nhật…
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Thuỷ sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, với tốc độ phát triển nhanh, ngành đã đƣa nền kinh tế Việt nam hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà nƣớc và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc thâm nhập, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Công ty CP thủy sản Cà Mau đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, tự làm mới mình để tiếp tục tăng trƣởng tạo thế vững mạnh cũng nhƣ tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và đã tạo đƣợc thƣơng hiệu, uy tín trong lòng ngƣời tiêu dùng ở khắp nơi.
Qua phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần thủy sản Cà Mau giai đoạn từ 2010 – 6/2013 nhận thấy tình hình xuất khẩu của công ty có chiều hƣớng giảm. Nguyên nhân là do biến động thị trƣờng và khả năng thích ứng đối phó với những biến động đo chƣa tốt của công ty.
Điều kiện cạnh càng ngày khốc liệt, các thị trƣờng ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật và thuế quan để đảm bảo sức khỏe ngƣời tiêu dùng, các nhà sản xuất nội địa. Trong khi đó, công ty đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và nguyên liệu đầu vào. Các trở ngại trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
Thời gian trƣớc mắt là giai đoạn thử thách nhƣng cũng không ít cơ hội cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty. Công ty nên tận dụng các chin sách ƣu đãi của chính phủ dành cho ngành thủy sản cũng nhƣ những thế mạnh sẵn có của mình để có những chiến lƣợc phù hợp. Mở rộng thị phần tại các thị trƣờng tiềm năng khác ít bị các rào cản thƣơng mại. Hoàn thiện phƣơng thức xuất khẩu và công tác thu mua tạo nguồn hàng. Một số vấn đề hết sức quan trọng mà công ty cần hết sức quan tâm đó là nguồn vốn. Cần cơ cấu lại nguồn vốn, đầu tƣ xây dựng vùng nuôi trồng nguyên liệu, tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu do các nhà nhập khẩu đặt ra.
Với những giải pháp trên hy vọng công ty sẽ vƣợt qua đƣợc những khó khăn hiện tại, phát triển vững mạnh trong tƣơng lai.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nƣớc và hiệp hội thủy sản
Đẩy mạnh triệt để các biện pháp xã hội hóa để nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong quản lý chất lƣợng, VSATTP của mỗi doanh nghiệp, ngƣời nuôi trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm tra bắt buộc lô hàng xuất khẩu do cơ quan nhà nƣớc thực hiện.
Chính phủ bảo đảm hệ thống tài chính, tín dụng về cơ bản ổn định để hỗ trợ nông ngƣ dân nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần hạ giá thành sản xuất, ổn định chất lƣợng VSATTP nguyên liệu thủy sản.
Tăng giá xuất khẩu trung bình của tôm Việt Nam bằng cách thống nhất mức giá sàn các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tránh tình trạng bán phá giá ở trị trƣờng nƣớc ngoài, đồng thời có sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong nƣớc.
Ổn định sản lƣợng nguyên liệu bảo đảm cung cầu: quy hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất và tiêu thụ, phải có sự liên kết giữa nhà nƣớc, Hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp và ngƣời nuôi hợp tác với nhau sao cho đôi bên cùng có lợi, tránh tình trạng khủng hoảng thừa, nguyên liệu thiếu. Nhà nƣớc cần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thiết lập hệ thống kiểm soát chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ của các tiêu chuẩn, quy phạm, quản lý chất lƣợng, VSATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất nguyên liệu, thu gom, vận chuyển, chế biến đến xuất khẩu.
Đẩy mạnh xây dựng mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại và hệ thống thông tin các thị trƣờng xuất khẩu, tổ chức nhiều cuộc giao lƣu, hội chợ, triển lãm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong nƣớc đến ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Đồng thời, cung cấp những thông tin thiết thực về các thị trƣờng xuất khẩu nhƣ biến động thị trƣờng, môi trƣờng kinh doanh, các rào cản thƣơng mại, môi trƣờng pháp lý… cho các doanh nghiệp trong nƣớc để có chiến lƣợc kinh doanh xuất khẩu hợp lý.
6.2.2 Đối với doanh nghiệp
Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thì sự phấn đấu, nổ lực của công ty đóng vai trò chủ đạo quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần đầu tƣ các nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trƣờng, quảng bá xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác. Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm chính sách phát triển thƣơng mại ở các cấp quản lý để chủ
động theo dõi diễn biến tình hình các thị trƣờng, chủ động đối phó với những tranh chấp, rào cản thƣơng mại do chính sách bảo hộ của các nƣớc nhập khẩu.
Tăng cƣờng thu thập ý kiến, cập nhật thông tin khách hàng, khảo sát thị trƣờng để có biện pháp, chiến lƣợc kinh doanh phủ hợp. Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm vào các thị trƣờng chủ lực. Xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi, tƣ vấn… Định hƣớng rõ thị trƣờng xuất khẩu chủ lực để có chiến lƣợc thích hợp với thị trƣờng đó. Đổi mới cách tiếp cận thị trƣờng. Xây dựng mạng lƣới phân phối sản phẩm bằng nhiều hình thức liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức cung ứng thực phẩm ở các thị trƣờng lớn. Đồng thời, quan tâm hơn thị trƣờng nội địa vì đây là một thị trƣờng tiêu thụ lớn mà bấy lâu nay công ty đã bỏ sót.
Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để thích hợp với đặc thù từng thị trƣờng. Hiện nay, công ty phần lớn xuất khẩu dƣới dạng nguyên liệu và sơ chế, chƣa có sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng mang thƣơng hiệu mạnh nên hiệu quả kinh tế không cao. Do đó, cần quan tâm đến công tác cải tiến, phát triển sản phẩm, tăng cƣờng xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng.
Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên liệu của công ty, chủ động ký kết hợp đồng thu mua, bao tiêu với ngƣ dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững. Bên cạnh đó, công ty phải đảm bảo thực hiện hợp đồng xuất khẩu đúng tiến độ nhằm tạo uy tín, lòng tin đối với khách hàng và quan hệ làm ăn lâu dài.
Công ty cần tăng cƣờng quản lý, kiểm tra chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, ATVSTP, các quy định về truy xuất nguồn gốc, xây dựng các mô hình chuỗi giá trị từ sản xuất tới tiêu thụ, qua đó để nâng cao chất lƣợng sản phẩm.