Phân tích hoạt động kinh doanh CTCP thủy sản Cà Mau từ năm 2010 đến

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thuỷ sản cà mau (Trang 26)

MAU TỪ NĂM 2010 ĐẾN 06/2013

Kết quả kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động xuât khẩu, tuy nhiên trong hai năm vừa qua sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của công ty lien tục giảm làm cho doanh thu giảm đáng kể. Ngoài những lý do nhƣ nguyên liệu khan hiếm, khó khăn tại các thị trƣờng tiêu thụ thì thiếu vốn lƣu động là một trong những nguyên nhân chính làm giảm sản lƣợng cũng nhƣ doanh thu của công ty. Thiếu vốn cho hoạt động thu mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu làm cho sản lƣợng thấp, giá thành trên từng đơn vị sản phẩm cao, lợi nhuận giảm do phải gánh toàn bộ những khoản định phí đó là bất lợi lớn trong cạnh trạnh. Thêm vào đó, Năm 2010 công ty đã mở rộng phạm vi sản xuất bằng việc đầu tƣ xây dựng thêm nhà sản xuất An Phƣớc và liên doanh kho lạnh với tập đoàn Lotte – Sea.

Nhìn chung doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế của Công ty có sự thay đổi đột biến qua các năm 2010, 2011, 2012. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm mạnh qua các năm 2011 và 2012. Trong cơ cấu doanh thu và chi phí công ty, ta thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và giá vốn hàng bán trong đó chủ yếu là là chi phí nguyên vật liệu chế biến thủy sản là chủ yếu chiếm gần 90% tổng doanh thu và chi phí của công ty.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thủy sản Cà Mau từ năm 2010 – 6th/ 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm

2012 2013

Doanh thu 708 627 453 234 133

Giá vốn 651 563 401 204 106

LN sau thuế 10 0,6 (21) - -

Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty, 2010- 6 tháng 2013

Năm 2010 là năm công ty phát triển mạnh, nguyên nhân là do nền kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng đã dần hồi phục, hoạt động xuất khẩu cũng nhƣ cung cấp hàng hóa trong nƣớc tăng trƣởng mạnh. Nhu cầu của thị trƣờng về mặt hàng Surimi và tôm nhỏ các loại khá lớn, bên cạnh đó là sự đi vào hoạt động của phân xƣởng Surimi đầu tƣ tại Xí nghiệp chế biến thủy sản Sông Đốc đã khẳng định thế mạnh sản xuất tôm nhỏ các loại của Công ty. Dẫn đến sản

công ty đã tiến hành tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng và mở rộng sản xuất thông qua việc tăng cƣờng số lao động trực tiếp bên cạnh đó áp dụng hệ thống tin mới đã dẫn đến chi phí của công ty tăng cao, lƣợng nguyên liệu các xí nghiệp thu mua phục vụ cho chế biến cũng tăng cao hơn đáp ứng kịp thời cho sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, do giá cả leo thang nên chi phí thu mua nguyên liệu cũng tăng lên làm tăng giá vốn hàng bán lên đến 651 tỷ đồng, các chi phí khác cũng tăng cao hơn, do Công ty hoạt động một phần dựa vào nguồn vốn vay từ Ngân hàng nhƣng trong năm do ảnh hƣởng của lạm phát làm cho lãi suất luôn ở mức cao có lúc lên tới 21% trong khi đó việc đầu tƣ xây dựng nhà máy An Phƣớc ở Vĩnh Long cần mua rất nhiều thiết bị sản xuất và thuê nhân công nên công ty phải tăng cƣờng các khoản vay Ngân hàng. Ngoài ra giá nguyên liệu trong năm cũng tăng cao, tiền công của công nhân cũng tăng (do sự thiếu hụt nguồn nhân lực khiến cho các doanh nghiệp có chính sách thu hút lao động) thêm vào đó là sự tăng lên của các khoản phí nhƣ bốc dỡ hàng hóa thuê tàu, phí vận chuyển… làm cho lợi nhuận sau thuế chỉ còn trên 10 tỷ đồng. Nhìn chung năm 2011, lƣợng nguyên liệu ở các xí nghiệp trực thuộc thu mua, chế biến giảm khá mạnh, chỉ đạt khoảng 60% kế hoạch năm và bằng 74% so với năm 2010 nên sản lƣợng giảm đáng kể, dẫn đến doanh thu chỉ còn 627 tỷ đồng giảm 11,47% so với năm 2010. Giá tôm nguyên liệu luôn ở mức cao, ngay cả thời điểm vào mùa chính vụ cộng thêm công ty đầu tƣ thêm mới máy móc thiết bị sản xuất để áp ứng những nhu cầu của những thị trƣờng khó tín nhƣ: Mỹ, Nhật, EU… Đối với nguồn nguyên liệu, để giảm lƣợng hàng tồn kho, doanh nghiệp chỉ thu mua vừa đủ để giảm sự hao hụt. Tuy nhiên do đầu tƣ vào xây dựng Cty CBTS ở Vĩnh Long (Cty CPTS An Phƣớc) và Kho lạnh (kho Lotte - Sea) góp vốn liên doanh với Hàn Quốc đã chiếm một khoản chi phí không nhỏ, nguồn vốn chiếm giữ tại các dự án đầu tƣ (dù đã đi vào hoạt đông nhƣng lƣợng hàng gửi vào kho thấp, không ổn định, đơn giá lại giảm do cạnh tranh dẫn đến hoạt động không hiệu quả) đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty bên cạnh đó nguồn vốn vay từ Ngân hàng mặc dù lãi suất có giảm nhƣng do công ty vay tại những ngân hàng khác nhau nên phải trả lãi vay theo những mức khác nhau đã tăng thêm gánh nặng do đó lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt 0,6 tỷ đồng giảm mạnh so với năm ngoái giảm 9,4 tỷ đồng tƣơng ứng với mức giảm 94%. Công ty thực hiện đầu tƣ các dự án, sử dụng vốn để trang bị máy móc cho các nhà máy chế biến nên không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.

Năm 2012 là năm mà doanh thu Công ty tiếp tục giảm xuống, doanh thu còn 453 tỷ đồng giảm 27,7% tƣơng đƣơng 174 tỷ đồng so với năm 2011. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc tối thiểu hóa chi phí, đồng thời

trong năm này dự án liên doanh kho lạnh Lotte – Sea đi vào hoạt động nên đã cắt giảm đƣợc chi phí. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán cũng giảm 28,7% còn 401 tỷ đồng do công ty đã có nguồn nguyên liệu ổn định. Tuy nhiên, hầu hết các chi phí đều gia tăng: chi phí trong quản lý, kiểm tra và kiểm soát chất lƣợng thủy sản xuất khẩu, bên cạnh đó nguồn vốn vẫn đầu tƣ vào các dự án vẫn chƣa thể thu hồi về khiến cho công ty bị hạn chế trong nguồn vốn kinh doanh. Máy móc thiết bị tại nhà máy đang trong giai đoạn trùng tu đã ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất chế biến làm giảm năng suất và chất lƣợng, Trong năm, hoạt động xuất khẩu sang các thị trƣờng gặp nhiều khó khăn, tại thị trƣờng Nhật đang gia tăng kiểm soát hàm lƣợng chất kháng sinh Enrofloxacin,thị trƣờng châu Âu nền kinh tế còn nhiều bất ổn khó có thể phục hồi, nhu cầu tiêu dùng trong thời gian tới tại thị trƣờng này không có nhiều dấu hiệu khả quan. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh trong thu mua nguyên liệu trong khi đầu ra lại không ổn định, nguồn vốn vẫn không đọng lại từ dự án đầu tƣ và liên doanh nên công ty không đủ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất. Dẫn đến công ty làm ăn thua lỗ đến 21 tỷ đồng.

Bƣớc vào năm 2013, công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sản lƣợng 6 tháng đầu năm chỉ bằng 51,4% so với cùng kỳ năm 2012 nên doanh thu vì thế mà cũng giảm đáng kể chỉ còn 133 tỷ đồng giảm 43,2%. Nguyên nhân là do dự án liên doanh kho lạnh Lotte – Sea đi vào hoạt động, nhƣng hiện tại lƣợng hàng hóa gửi kho thấp và không ổn định, đơn giá giảm mạnh do cạnh tranh, nên chƣa mang lại hiệu quả, nguồn vốn đầu tƣ tại đây tiếp tục là gánh nặng, bởi chẳng những chƣa thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ, mà còn phải gánh khoản lãi vay đầu tƣ.

Nhìn chung trong 3 năm gần đây, kết quả kinh doanh của công ty không mấy hiệu quả nguyên nhân chính là do nhà máy chế biến thủy sản An Phƣớc đã đi vào hoạt động nhƣng do nguồn vốn bị thiếu hụt nghiêm trọng, bởi không phát hành đƣợc cổ phiếu theo kế hoạch, giá cả nguyên liệu tăng cao, lại chƣa đầu tƣ đƣợc vùng nuôi để chủ động nguyên liệu nên tình hình hoạt động gặp nhiều khó khăn và thua lỗ qua các năm. Thêm vào đó là dự án kho lạnh Lotte – Sea đã đƣa vào cho thuê nhƣng lƣợng hàng gửi thì quá ít, cộng với nhiều kho lạnh khác cạnh tranh gay gắt, dự án khai thác không hết công suất nên tình trạng thua lỗ vẫn tiếp tục.

Bảng 3.2: Cơ cấu chi phí của CTCP Thủy sản Cà Mau giai đoạn 2010 - 2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Chi phí tài chính 38 43,7 43 51,8 35 55,5 Chi phí bán hàng 27 31,0 23 27,7 17 27,0 Chi phí doanh nghiệp 22 25,3 17 20,5 11 17,5 Tổng 87 100,0 83 100,0 63 100,0

Nguồn: báo cáo thường niên của công ty, 2010 – 2012

Nhìn vào các hình ta thấy, chi phí bán hàng từ năm 2010 là 31% giảm xuống còn 27% năm 2012 và chi phí doanh nghiệp năm 2010 là 25,3% giảm mạnh xuống còn 17,5% năm 2012 chứng tỏ công tác quản lý của hai loại chi phí này đã có hiệu quả. Tuy nhiên những nổ lực này không bù đắp đƣợc cho chi phí tài chính liên tục tăng cao từ 43,7% năm 2010 đến năm 2012 đã là 55,5% làm cho công ty không có lợi nhuận. Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính tăng cao là do gánh nặng về lãi suất vốn đầu tƣ vào nhà máy An Phƣớc và kho lạnh liên doanh Lotte – Sea. Dự án đã đi vào hoạt động nhƣng hiện tại lƣợng hàng hóa gửi kho thấp và không ổn định, đơn giá giảm mạnh do cạnh tranh. Ƣớc tính trong năm vừa qua kho lạnh đã lỗ 18,6 tỷ đồng. Nhà máy An Phƣớc với mức vốn góp 75 tỷ đồng, chiếm 83,05% vốn điều lệ, trong năm tiếp tục lỗ 33,4 tỷ đồng.

Trong năm 2013, công ty đang có kế hoạch bỏ bớt các hoạt động không hiệu quả, cơ cấu lại nhà máy An Phƣớc và thỏa thuận nhuận lại 49% cổ phần trong kho lạnh mới cho đối tác Lotte – Sea. Với những cố gắng trên công ty hy vọng trong năm nay sẽ cắt bớt lỗ, giảm chi phí tài chính và có thể tiếp cực với nguồn vốn ƣu đãi mới của nhà nƣớc để tăng vốn sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần thuỷ sản cà mau (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)