loại cây trồng
a. Các biện pháp tổng hợp thích ứng BĐKH đối với cây lúa:
Mục tiêu cây lúa là cây nông nghiệp chính, quan trọng của thành phố để đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên cho tới nay nền sản xuất nông nghiệp của vùng cũng đang thể hiện một số tồn tại, hạn chế như: kinh tế tự túc, tự cấp còn bộc lộ khá rõ nét qua cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất còn phân tán, manh mún, năng suất cây trồng tuy đã được cải thiện nhưng còn chưa hiệu quả cao. Các biện pháp được đề xuất bao gồm:
Những diện tích lúa thường bị ngập lụt vào mùa mưa lũ được chuyển sang trồng tre bát độ có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng tránh bão lụt cho những vùng trồng trọt phía trong.
Chuyển từ trồng lúa 2 vụ sang trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu. Chuyển từ đất trồng lúa sang đào ao nuôi tôm.
Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả năng chịu hạn, úng ngập, sâu bệnh…
Ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến – SRI. Hệ thống canh tác lúa (System Rice Intersitication – SRI) được Chương trình IPM Quốc gia, Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân các tỉnh phía Bắc ứng dụng từ năm 2003. Việc ứng dụng SRI làm tăng khả năng ứng phó với BĐKH như: Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện. Canh tác theo SRI, nhu cầu nước tưới cho ruộng lúa giảm được khoảng 30% so với canh tác lúa truyền thống, điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới. Mặt khác, việc không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên sẽ hạn chế khí nhà kính phát thải vào khí quyển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
b. Các biện pháp tổng hợp thích ứng đối với cây ngô:
Hầu hết diện tích ngô Hè hay bị hạn hán vào cuối vụ và ngô Đông hay bị mưa lũ đầu mùa gây mất mùa. Do đó, cần điều chỉnh thời gian gieo trồng phù hợp với thời tiết và hạn chế những bất lợi của các loại hình thời tiết trên.
Trồng xen ngô với các loại cây họ đậu (lạc, đỗ) để nâng cao độ phì của đất, hạn chế sự bốc hơi nước, nâng cao khả năng chịu hạn của cây ngô.
Vụ Đông Xuân: Trong quá trình sản xuất cần áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, đặc biệt sử dụng các tàn dư thực vật của cây trồng vụ trước che phủ đất, chống thoát hơi nước. Bên cạnh đó đưa các giống ngô có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, chú trọng sử dụng các giống ngô ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt. Tại các vùng đất có khả năng cung cấp nước hạn chế, sản xuất ngô phải theo hướng thâm canh.
Vụ Hè Thu: Bố trí trồng luân, xen canh ngô với cây họ đậu nhằm giảm thiểu sự rửa trôi đất bề mặt, bổ sung dinh dưỡng cho đất. Sử dụng phân bón hợp lý tùy theo từng giống ngô, tránh bón phân mất cân đối, khuyến khích sử dụng các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học nhằm cải tạo, tăng độ phì cho đất.
3.5.5. Đề xuất biện pháp chung đối với ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt nói chung và trồng trọt tại khu vực nghiên cứu nói riêng cần có hướng đi đúng đắn để không những chống chịu với các ảnh hưởng của BĐKH mà còn phát triển bền vững cần có những kế hoạch phát triển cụ thể:
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải.
Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nhằm giảm thiểu và thích ứng với sự BĐKH.
Nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về BĐKH và thích nghi với BĐKH cho nông dân.
Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong mùa mưa lũ, nông nhàn. Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt trước mắt và trong tương lai.
Tăng cường truyền thông và nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với BĐKH.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
BĐKH đã và đang diễn ra ở TP. Lào Cai và ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, các hiện tượng thời tiết thất thường diễn ra với tần xuất cao hơn và gây thiệt hại nhiều hơn. Dựa theo nguồn số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Lào Cai , nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0.2oC trong 10 năm tới, nhiệt độ tối cao sẽ tăng 0,17oC trong 10 năm tới, nhiệt độ tối thấp sẽ tăng 0.89oC trong 10 năm tới. Lượng mưa trung bình năm đang có xu hướng giảm qua các năm. Tả Phời và Cam Đường là 2 xã có địa hình trung bình và cao của thành phố nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp có sự khác biệt nhau.
BĐKH đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động SXNN của người dân xã Tả Phời và Cam Đường. BĐKH còn tác động đến thời vụ gieo trồng, phân bố và nhu cầu nước cây trồng. Các đợt lũ lụt, sạt lở đất, nắng nóng kéo dài, … làm giảm năng suất lúa, ngô một cách đáng kể. Do vậy, cần phải có những quan tâm đúng mức để có thể phát triển và thực hiện được định hướng trong tương lai nhằm giảm thiểu những tác động của BĐKH.
Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp đặc bịệt khu vực ven suối thường xuyên bị sạt lở mỗi khi có mưa lớn hay lũ quét xảy ra tại 2 xã Tả Phời và Cam Đường như: xóm Thôn Phìn Hồ Thầu, Ú Xì Xung, Láo Lý, Cuống, Hẻo, Trang, Cóc, Phân Lân, Phời, Hẻo…Thiên tai không chỉ ảnh hưởng đến diện tích, năng suất cay trồng mà còn phá hủy các kho chứa sau thu hoạch và các công trình thủy lợi.
Là những xã nghèo nằm trong chương trình 135 của tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân còn nhiều khó khăn, là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng lực thích ứng với thiên tai, biến đổi khí hậu của chính quyền và cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Các biện pháp thông thường thực tế không khả thi vì lưu lượng nước vào mùa mưa bão lớn, đa phần người dân theo giải pháp sống chung với lũ. Một số biện pháp chủ yếu được người dân áp dụng là kè bờ sông, suối; chuyển đổi phương thức canh tác; chuyển từ trồng lúa 2 vụ/năm sang trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
2. Kiến nghị
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài phần nào đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp giúp các nhà hoạch định có căn cứ để đưa ra các chiến lược hành động. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp liên quan đến nhiều lĩnh vực mà cần các chuyên gia đánh giá chuyên sâu các mối quan hệ này như tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng, dân trí...
Quy hoạch sử dụng đất cần gắn liền với tình hình biến đổi khí hậu và khi triển khai các dự án cần lấy ý kiến tham vấn của cộng đồng, quan tâm hơn đến những khó khăn vướng mắc hiện tại để tránh chồng chéo và đảm bảo cho hiệu quả triển khai các dự án.
Đề nghị Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét để có những chính sách, hỗ trợ để có thể thực hiện, áp dụng và phát triển các dự án thích ứng với BĐKH tại thành phố Lào Cai, đảm bảo an ninh lương thực. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế cần có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Giao thông vận tải (2011).Quyết định ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011-2015.
2. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2008). Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN Ban hành khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông Nghiệp và PTNN giai đoạn 2008-2020.
3. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2010). Báo cáo về thích ứng của ngành trồng trọt với biến đổi khí hậu Việt Nam.
4. Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2012). Quyết định 66/QĐ-BNN-KHCN Ban hành kế
hoạch của Bộ NN & PTNT thực hiện kế hoạch hành động quốc gia biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020.
5. Bộ Tài nguyên và môi trường (2003) Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
6. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam
7. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi và Đoàn Thị Thanh Kiều (2012), Áp dụng chỉ số tổn thương trong nghiên cứu sinh kế - trường hợp xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng, Tạp chí Khoa học 2012:24b 251-260, trường ĐH Cần Thơ.
8. Trần Hồng Đăng (2007), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nông nghiệp Việt Nam, Nội san Hội Nông nghiệp Việt Nam.
9. Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa. NXB Đại học Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Lào Cai.
10. Cục thống kê tỉnh Lào Cai (2013) Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2012. NXB Thống kê.
11. Đào Xuân Học (2009) Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
12. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2000). Sổ tay phòng ngừa thảm họa
13. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2005). Tài liệu đánh giá hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng
14. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2007). Tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro VCA
15. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng trung ương (2013) , Chủ động ứng phó biến
đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia. Số trang: 227.
16. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004) Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB nông nghiệp. 296tr.
17. Nguyễn Đức Ngữ (11/2007). Quá trình biến đổi khí hậu, Tạp chí Khí tượng thuỷ văn. 18. Nguyễn Đức Ngữ (2010). Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (2012). Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
20. Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh (10/2011), Biến đổi khí hậu: Tác
động, khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
21. Nguyễn Đăng Quế (2009) Một số nhận xét về BĐKH và diễn biến thời tiết cực đoan trong
vài thập kỷ gần đây. Proceedings of Vietnam – Korea Workshop. Vietnam and Korean
Experiences in Environmental Impact Assessment (EIA) and Strategic Enviromental Assessment (SEA). Hochiminh City, Vietnam, 21st August 2009. 323 pp.
22. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam,
Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Việt Nam.
23. Thủ tướng Chính phủ (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. 24. Mai Văn Trịnh, Phạm Quang Hà, Tingju Zhu và cộng sự (2010), Nghiên cứu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất cây lương thực của Việt Nam, Kết quả
nghiên cứu khoa học công nghệ 2006-2010, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 25. Mai Văn Trịnh, Trần Văn Thể (6/2011), Kết quảđánh giá tác động biến đổi khí hậu
đến sản xuất nông nghiệp và thời vụ một số cây trồng chính tại tỉnh Lào Cai. 26. Viện khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên - Môi trường và bản đồ Việt Nam
27. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011). Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. NXB Tài nguyên- Môi trường và Bản đồ Việt Nam
Tài liệu tiếng nước ngoài
1. Hulme et al (1999) Climate change and world food security
2.FAO (1988) Food and agriculture organization of the United Nations
3. Intergovernmental Panel on Climate Change (2007). Impacts, Adaptation and Vulnerability. 4. IPCC (1996) Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories
5. IPCC (1998) Regional Impacts of Climate Change
6. IPCC (2007), Climate change in 2007: Synthesis Report, IPCC, www,ipcc,org. 7. Oxfam international in Viet Nam (2008). Development of agricultural cooperatives.
8. Rural Development Center, ActionAid Vietnam (2008) Study on impact of climate change on agriculture and food security. Case study in Viet Nam. Final report
9. UN Vietnam (2009). Vietnam and Climate Change: A Discussion Paper on Policies for Sustainable Human Development. Hanoi, Viet Nam.
10. WB, 2010b. World Development Report 2010: Development and Climate Change.
The World Bank.
Tài liệu Internet
1. Ngô Huyền (2013) Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và những tác hại từ http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/ktmt?p_ folder_id=14197682&p_main_news_id=29776798
2. Trần Nga (2014), Biến đối khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp từ http://vov.vn/thegioi/bien-doi-khi-hau-gay-anh-huong-nghiem-trong- den-san-xuat-nong-nghiep-368829.vov
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88