Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cam Đường

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 49)

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Cam Đường nằm ở phía Nam thành phố, có diện tích tự nhiên là 1.544,00 ha, với ranh giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp phường Thống Nhất

- Phía Tây giáp xã Tả Phời và xã Hợp Thành - Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng

- Phía Bắc giáp phường Nam Cường, phường Bắc Lệnh, phường Pom Hán và phường Bình Minh.

Xã có tuyến giao thông đường bộ quan trọng như quốc lộ 4E, đường sắt, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang quy hoạch… đây là những điều kiện thuận lợi về vị trí để giao lưu với khu vực bên ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

Một phần của xã nằm trong khi vực khai thác mỏ vì vậy vào mùa mưa bão hàng năm thường gây hiện tượng sạt, sụt ảnh hưởng đến SXNN của xã.

Địa hình, địa mạo

Xã thuộc vùng địa hình cao, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc - Đông Nam...

Địa hình có độ cao trung bình từ 75m đến 100m so với mực nước biển. Địa hình có độ dốc trung bình khoảng 120, nơi có độ dốc nhất từ 180 đến 240; nơi có độ dốc thấp nằm ở ven sông Hồng.

Chếđộ thủy văn

Cắt ngang xã là con suối ngòi Đường kéo dài 3km, đa số dân canh tác nông nghiệp quanh bờ 2 con suối này. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có nhiều khe, hõm thu nuớc về con suối.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Hiện trên địa bàn xã có khoảng 1371 hộ gia đình và 4797 nhân khẩu với 10 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn xã. Trong đó dân tộc Kinh và Tày chiếm đại đa số. Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 76,7%; TMDV 18,3%; tiểu thủ công nghiệp 6,0%.

Giá trị một đơn vị đất canh tác sản xuất nông nghiệp đạt 79,9 triệu đồng/ha. Trong những năm qua xã tập trung chủ yếu sản xuất các loại giống kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa nông sản cung cấp cho thị trường thành phố như: súp lơ, dưa chuột, xu xu, bí bao tử…

Trng trt:

Cây lúa: trong giai đoạn 5 năm, diện tích chuyển đổi đất lúa năng suất kém sang nuôi trồng thủy sản là 4 ha, trồng rau màu là 5 ha; thu hồi thực hiện dự án đường cao tốc là 2,4 ha, năng xuất bình quân đạt 47,5 tạ/ha, sản lượng 3.047 tấn.

Cây ngô: năng xuất bình quân đạt 32 tạ/ha, sản lượng 1.112 tấn. Đưa tổng sản lượng cây lương thực có hạt là 41.559 tạ/ha.

Cây rau màu: phấn đấu diện tích canh tác hàng năm từ 120-120 ha, sản lượng đạt 1.300 tấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

2010 có 12,05 ha; sản lượng cây ăn quả năm 2010 trên địa bàn xã đạt 290 tấn.

Chăn nuôi:

Giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu nội ngành nông lâm nghiệp, chủ yếu đàn trâu, bò, lợn. gia cầm và nuôi trồng thủy sản.Giá trị chăn nuôi năm 2010 đạt 60%, tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi 61,6% trong cơ cấu nội ngành nông lâm nghiệp.

Năng suất ngành nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 2,75 tấn/ha. Trong giai đoạn 2005 – 2010 xã đã cho chuyển đổi 4 ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, dặc biệt từ năm 2008 có một số hộ thôn Sơn Cánh, Sơn Lầu nuôi thành công tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản phẩm gấp 3-4 lần nuôi cá.

Lâm nghip:

Trong giai đoạn 2006-2010 đã trồng mới được 90,2 ha, trong đó: 13,6 ha rừng cảnh quan; 75,6 ha rừng kinh tế và 01 ha cây tram ghét trồng thí điểm. Đưa diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 của xã lên 367,59ha. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đạt 600 triệu đồng.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 49)