Đánh giá các rủi ro thiên tai liên quan đến Biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 75)

Các rủi ro thiên tai tại xã Tả Phời

Qua thảo luận nhóm tại xã Tả Phời. Người dân đã cho biết các biểu hiện của BĐKH thường xảy ra ở địa phương trong những năm gần đây như rét đậm, rét hại, lốc xoáy, lũ quét... với mức độ nguy hiểm khác nhau và được người dân xếp hạng như trong bảng dưới đây:

Hình 3.17 : Xếp hạng các hiểm họa thường xảy ra của xã Tả Phời Bảng 3.10: Xếp hạng các thiên tai của xã Cam Đường Loại hiểm họa Xếp hạng Khu vực dễ bị tổn thương

Lũ quét 1 Tập trung tại các thôn Phân Lân, Hẻo, Trang, Pèng

Rét đậm, rét hại 2 Toàn xã

Sạt lởđất 3 Tại các thôn Phân Lân, Phời, Hẻo, Trang, Pèng, Cóc

Lốc xoáy 4 Toàn xã ⇒ tập trung thôn Phìn Hồ Thầu.

Ghi chú: Mức 1 đến 4 thể hiện mức độ thiên tai tác động giảm dần (mức 1 là mức mạnh nhất giảm dần đến mức 4 là mức nhẹ nhất)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

- Các thôn nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất: Dọc tuyến đường Đá Đinh – Làng Mới, Cuống – Phìn Hồ, Tuyến đường mới mở Kênh Thuỷ điện tại Thôn Thoong Vé - Phìn Hồ. Các thôn thuộc khu vực mỏ khai thác bãi thải như: Trang (khu giáp Nhà máy tuyển), Hẻo (khu bãi thải tận thu quặng đá hoa), Trạm Thải (khu nhà Ông Đức, khu vực kho quặng 3), Phời 2 (khu chân đồi mỏ đồng), Đoàn Kết (bãi thải cũ của mỏ).

- Khu vực có nguy cơ ngập úng, lũ quét: Thôn Phìn Hồ Thầu, Ú Xì Xung, Láo Lý, Cuống, Hẻo, Trang, Cóc 1, 2; Phân Lân, Đá Đinh 1, 2; Phời 3.

Cuộc sống của người dân nơi đây sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu như những hiện tượng trên ngày càng xuất hiện nhiều hơn, diễn ra phức tạp hơn, mức độ thiệt hại nặng nề hơn và diện ngày càng rộng hơn.

Các rủi ro thiên tai tại xã Cam Đường

Các hiện tượng thời tiết thất thường gây rất nhiều khó khăn, trở ngại cho người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Do địa hình đồi núi trung du chia cắt nên khiến cho việc sản xuất không thể tập trung mà bị phân ra theo từng khu dân cư. Hơn nữa do tập quán canh tác lâu đời dựa vào thiên nhiên là chính nên người dân đã bị động trong việc ứng phó với các hiểm họa thời tiết bất thường xảy ra.

Qua các buổi làm việc với người dân xã Cam Đường chúng tôi đã hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân nơi đây. Những thuận lợi cũng như khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là các bảng xếp hạng các thiên tai và những khu vực dễ bị tổn thương nhất tại xã Cam Đường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Bảng 3.11: Xếp hạng các thiên tai của xã Cam Đường Loại hiểm

họa Xếp hạng Khu vực dễ bị tổn thương

Lũ quét 1

7 thôn ven suối ngòi đường: Thôn Sơn Lầu, Làng Thác, Xuân Cánh, Dạ 2, Suối Ngàn, Dạ 1, Vạch.

Trong đó các khu vực sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt là thôn Vạch và thôn Thác.

Sạt lởđất 2

Khu vực thôn Tát 1 – Thôn Dạ 1: Hai thôn Tát 1 và Dạ 1 là hai thôn liền kề nằm dưới chân khai trường khai thác quặng của khai trường 11 mỏ apatit. Hiện có 1 hộ gia đình có khả năng bị ảnh hưởng sạt lở. Khi có mưa kéo dài ngày gây nguy cơ sạt lở lớn.

Khu vực thôn Sơn Lầu, Xuân Cánh: 2 thôn này cùng nằm trên dải khai trường 7 của mỏ apatit đang khai thác, hiện có 06 hộ có khả năng chịu ảnh hưởng sạt lở lớn.

Rét đậm,

rét hại 3 Toàn xã Hạn hán,

thiếu nước 4 Khu vực Thôn Xuân Cánh

Sét 5 Sơn Lầu, Xuân Cánh, Dạ 1

Lốc xoáy 6 Thôn Xuân Cánh, Thôn Tân Hợp

Ghi chú: Mức 1 đến 6 thể hiện mức độ thiên tai tác động giảm dần (mức 1 là mức mạnh nhất giảm dần đến mức 6 là mức nhẹ nhất)

Theo ý kiến của người dân thì các hiện tượng thời tiết bất thường ngày càng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, gây không ít khó khăn cho đời sống người dân.Tháng 4/2004, lũ ngập toàn xã gây úng toàn bộ diện tích rau màu, những vùng trũng nặng thiệt hại 20 ha lúa chiêm. Năm 2008, rét đậm, rét hại ngô không thu hoạch được, thiệt hại 30 ha. Những năm 2009, 2010 nhiệt giảm mạnh cũng làm ảnh hưởng đến năng suất của ngô. Tháng 5/2012 hạn hán nặng làm nhiều diện tích ngô bị vàng lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)