3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tả Phời nằm ở phía Đông Nam Thành phố Lào Cai cách trung tâm 12 km theo quốc lộ 4E. Trong đó:
- Phía Bắc giáp xã Nam Cường và xã Cam Đường; - Phía Nam giáp huyện Sa Pa;
- Phía Đông và phía Đông Nam xã Hợp Thành; - Phía Tây giáp huyện Sa Pa và Bát Xát.
Với vị trí địa lý như trên đã gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế.
Địa hình, địa mạo
Phường thuộc vùng địa hình trung bình, nằm trong khu vực thung lũng sông Hồng. Địa hình có xu thế dốc dần xuống theo hướng Tây Bắc - Đông Nam...
Địa hình có độ cao trung bình từ 45m đến 75m so với mực nước biển. Địa hình có độ dốc trung bình khoảng 100, nơi có độ dốc nhất từ 130 đến 200; nơi có độ dốc thấp nằm ở ven sông Hồng.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là 8879,2 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1.250 ha, đất lâm nghiệp là 4.367 ha và đất thổ cư là 29,07 ha. Còn lại 3.233,1ha là đất chưa sử dụng.
Thuỷ văn
Trong khu vực xã có suối Phời phụ lưu cấp 2 nằm trong lưu vực Ngòi Đường, ngoài ra trong xã còn một số các khe suối nhỏ. Mùa mưa lũ tại lưu vực suối Phời, khu vực thôn Cóc thường xuyên ngập úng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
Tả Phời nằm cách xa trung tâm thành phố, là 1 xã vùng cao, chủ yếu làm nông nghiệp là chính. Hiện nay kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch rõ nét, áp dụng nhiều biện pháp KHKT vào sản xuất, nâng giá trị sản xuất đất nông nghiệp bình quân 35 triệu/ ha. Trong những năm qua, xã đã xây dựng nhiều phương án khuyến khích sản xuất và tạo điều kiện về vốn để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, nhờ đó đã tạo thêm được việc làm hàng năm.
Xã Tả Phời gồm 22 thôn với 1.232 hộ (6.031 khẩu). Trong xã có 7 dân tộc cùng chung sống, đó là Tày, Giáy, H’Mông, Kinh, Dao, Xạ Phó và Hoa. Mật độ dân số 68 người/km2; Trong đó tỷ lệ các dân tộc thiểu số 86%, kinh 14%. Trong đó có 8 thôn vùng cao và 14 thôn vùng thấp. Dân cư sống phân bố dọc theo khe suối, sườn núi và thung lũng của lưu vực Ngòi Đường. Các hộ sinh sống thành cụm thôn, bản.
Sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt
Cơ cấu mùa vụ được chuyển đổi mạnh mẽ với việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng hoa, rau màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Diện tích lúa, ngô: Diện tích canh tác dành cho trồng lúa, ngô chiếm tỷ lệ nhiều nhất, vì đây là những cây cung cấp lương thực chủ đạo, nhưng diện tích này sẽ có xu hướng giảm dần vì một phần diện tích đất phải chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.Tổng sản lượng lương thực lúa, ngô thực hiện ước đạt 3.301,2 tấn/2.816,2 tấn bằng 177,2% so với kế hoạch giao, tăng 15% so với cùng kỳ.
Diện tích cây ăn quả: Triển khai dự án trồng cây ăn quả ôn đới Đào Nháp, Lê Tai Nung ở vùng cao năm 2009 là 10 ha, tiếp tục nhân rộng và phát triển diện tích cây ăn quả từ 45 - 50 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình
Cây chè: Dự án trồng chè bắt đầu được triển khai thực hiện từ năm 2007 - 2009 được 18,98 ha, đã có sản phẩm thu hoạch, chủ yếu tại các thôn Cóc, thôn Cuống, Thôn Pèng, Ú Xì Xung.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Bên cạnh cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, còn trú trọng phát triển cây dược liệu ở các thôn vùng cao, đặc biệt là cây thảo quả từ 230 ha năm 2005 tăng lên 260 ha năm 2010, tăng 13% so với năm 2005.
Chăn nuôi
Luôn được quan tâm, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đưa tổng đàn trâu, bò từ 1.800 năm 2005 lên 2.350 con năm 2010, tăng 30,8%. Xây dựng được 2 mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung. Số lượng đàn lợn và gia cầm tăng nhanh 21.000 con/20.000 con, bằng 105% KH năm, sản lượng thịt hơi đạt 44/44 tấn, bằng 100% KH.
Thủy sản: Diện tích được mở rộng, chuyển đổi diện tích đất lúa kém năng suất sang đào ao từ 18 ha lên 23,5 ha, tăng 30,5% mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm khoảng 49,45% diện tích tự nhiên. Chỉ đạo chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, trồng mới rừng kinh tế từ 110 ha lên 164 ha, tăng 49% so với mục tiêu đề ra, trồng rừng cảnh quan thực hiện 13 ha. Rừng phòng hộ chủ yếu là rừng tự nhiên nhiệt đới với các loại cây như vầu, nứa. Rừng sản xuất chủ yếu là các loại cây mỡ, bồ đề, keo…