Đánh gián ăng lực thích ứng

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 81)

3.4.3.1. Năng lực thích ứng xã Tả Phời

Trong những năm qua thiên tai lũ quét, sạt lở đất, rét đậm rét hại trên địa bàn xã Tả Phời đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân và các cơ sở hạ tầng.

Cộng đồng xã đã xác định được rõ vùng sản xuất dễ bị tổn thương do mưa lũ và sạt lở đất xảy ra. Quan điểm này cũng đã được cán bộ thôn xã đồng tình, tuy nhiên hiện xã vẫn chưa có giải pháp đồng bộ nào cho vấn đề trên. Hiện tại xã có xu hướng chuyển đổi vùng thường bị ngập úng sang làm ao thả cá và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên theo chúng tôi, việc chuyển đổi là hợp lý nhưng cần phải có giải pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của lũ lụt đến khu vực trên. Việc nạo nét lòng suối và xây dựng đập tràn trên khu vực xã cần được quan tâm và cần thiết cho một cơ chế thích ứng bền vững với BĐKH.

Tình trạng sạt lở, lũ quét ngày càng gia tăng trong các năm tại các thôn Phân Lân, Phời, Hẻo, Trang, Pèng. Nguyên nhân gây ra tình trạng dễ bị tổn thương là do thiên tai đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân; trong đó việc khai thác tài nguyên tại khu vực mỏ Apatít và việc xây dựng các công trình hạ tầng mới là tác nhân chính làm tăng tình trạng sạt lở, ngập lụt, lũ quét...

Các biện pháp để thích ứng với thiên tai được người dân ở đây đã áp dụng và đề xuất như sau:

Bằng những kinh nghiệm sản xuất lâu đời và bản năng tự vệ. Người dân nơi đây đã có những hành động ứng phó để bảo vệ bản thân, gia đình và của cải khi có mưa, lũ, bão, hạn hán… xảy ra. Trong quá trình tham vấn, chúng tôi đã được người dân địa phương chia sẻ những cách giúp họ ứng phó với các hiện tượng thời tiết thất thường xảy ra trong đời sống thường ngày như: Đối với khu vực ven suối người dân đa phần trồng tre chống sạt lở, một số chuyển từ trồng cây ngắn ngày sang trồng cây lâu năm để giảm thiệt hại rủi ro. Ngoài ra người dân ở đây còn tiến hành phun thuốc bảo vệ thực vật theo định kỳ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với sự thay đổi của khí hậu như hiện nay và đảm bảo an ninh lương thực của gia đình cũng như mục tiêu phát triển kinh tế hộ. Nhưng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

những hành động đó thường mang tính tự phát, không đồng bộ và không mang tính chất lâu dài. Mặt khác giải pháp chuyển đổi mục đích sử dụng đất đa phần không được người dân ở đây áp dụng. Vì đa phần người dân ở đây là thuần nông, cuộc sống gắn liền với việc sản xuất nông nghiệp.

Đánh giá về các biện pháp thích ứng được người dân sử dụng thể hiện trong đồ thị sau:

Hình 3.19: Các biện pháp thích ứng của người dân xã Tả Phời

Người dân chủ yếu bị động trong việc thích ứng với BĐKH. Chính vì vậy biện pháp được chủ yếu người dân (70%) người dân đươc điều tra áp dụng là thu dọn hoa màu trước khi xảy ra thiên tai. Các biện pháp cũng được người dân áp dụng phổ biến lả nạo vét khơi thông dòng chảy tránh hiện tượng bồi lắng tắc nghẽ dòng chảy gây nên ngập úng, một số hộ dân chuyển sang trồng cây khác khi bị thiệt hại, mất mùa nhiều. Chỉ có số ít người dân biết trồng tre để tránh lũ chiếm 23%. Tuy nhiên còn một số bộ phận không biết sử dụng biên pháp gì để thích ứng mà họ chỉ trông đợi vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chiếm 16%.

Hạn chế và tồn tại trong khả năng thích ứng với BĐKH tại xã Tả Phời đó là: Sự thiếu đồng về cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước, kè bảo vệ nên đã tác động không nhỏ đến việc thoát lũ tại suối Phời, nên thường xuyên bị ngập úng gây ách tắc tại khu vực thôn Cóc 1, ảnh hưởng lớn đến mùa màng sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72

Tình trạng sạt lở, lũ quét ngày càng gia tăng trong các năm tại các thôn Phân Lân, Phời, Hẻo, Trang, Pèng. Nguyên nhân gây ra tình trạng dễ bị tổn thương là do thiên tai đang tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân; trong đó việc khai thác tài nguyên tại khu vực mỏ A Pa Tít và việc xây dựng các công trình hạ tầng mới là tác nhân chính làm tăng tình trạng sạt lở, ngập lụt, lũ quét...

Những vấn đề liên quan đến thể chế như công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch của các cấp chính quyền, các đơn vị khai thác chưa nghiêm; thiếu các quy định về tham vấn cộng đồng, mở rộng phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng của quy hoạch trong các quy trình lập quy hoạch, lập dự án xây dựng, khai thác tài nguyên.

Đối với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng mới, do năng lực tài chính và ý thức trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư còn yếu, việc thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng thiếu đồng bộ là những nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở, ngập lụt cho nhân dân sống trong các khu vực.

3.4.3.2. Năng lực thích ứng tại xã Cam Đường

Khu vực xã Cam Đường chủ yếu vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn.

Các khu vực tập trung tỷ lệ hộ nghèo chủ yếu của xã Cam Đường: Thôn Thác 8/71 hộ; Thôn Sơn Lầu 6/45 hộ; Thôn Dạ 2 8/76 hộ; Thôn Suối Ngàn 9/81 hộ; Thôn Vạch 8/56 hộ. 100% hộ gia đình được ngói hóa; nhà ở dân cư đạt tiêu chí nông thôn mới.

Hiện trên địa bàn phường Cam Đường đang quy hoạch nhiều khu tái định cư, ngoài cấp điện đa phần các khu tái định cư chưa được đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu: nước, thoát nước ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Một số khu vực bãi chứa quặng ngay phía sau nhà nên mỗi khi mưa lũ, một lượng lớn bùn đất sạt lở vào nhà ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, đa phần các hộ dân di chuyển đến khu tái định cư sinh kế bằng nông nghiệp nên dẫn tới không có công ăn việc làm, ảnh hưởng đến sinh kế, nguy cơ tái nghèo cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73

Năng lực nhận thức, thích ứng:

Tỷ lệ người dân tộc thiểu số lớn (gần 50%) với các phong tục tập quán khác nhau. Nhận thức của một bộ phận về thiên tai bão lũ, biến đổi khí hậu chưa đồng đều. Các biện pháp ứng phó của các hộ gia đình còn hạn chế vì khả năng tài chính chưa đảm bảo, các biện pháp thông thường thực tế không khả thi vì lưu lượng nước vào mùa mưa bão lớn, đa phần người dân theo giải pháp sống chung với lũ. Một số biện pháp thích ứng đã được triển khai tại địa phương:

Hình 3.20 : Các biện pháp thích ứng của người dân xã Cam Đường

Hầu như hộ dân nào cũng có ý thức thu dọn hoa màu trước khi xảy ra thiên tai giảm thiểu thiệt hại (76% số hộ). Các biện pháp được người dân ưu tiên còn có đắp bờ kè lên cao (18%), chuyển sang cây trồng khác (14%). Số hộ không có biện pháp thích ứng còn khá cao chiếm 23%.

Chuyển đổi từ đất lúa sang trồng rau, màu thôn Vạch và Thác, chuyển đổi đất lúa sang đào ao nuôi tôm càng xanh 2 ha. Khai thác có hiệu quả các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp để có hiệu quả kinh tế cao; chủ trương phát triển chăn nuôi theo trang trại tập trung, sản xuất hàng hóa. Quản lý sử dụng có hiệu quả đất lâm nghiệp hiện có, không có đất trống chưa sử dụng.

Bên cạnh việc giảm diện tích đất nông nghiệp là sự chuyển đổi các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp, bằng các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74

Xu hướng sản xuất nông nghiệp tại xã tập trung phát triển mạnh sản phẩm nông nghiệp sạch hiệu quả cao, giá trị lớn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi, cây trồng phù hợp với đặc thù của từng khu vực, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chuyên canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất.

Tuy đã có những biện pháp thích ứng nhưng vẫn còn hạn chế vào tồn tại: Việc hỗ trợ sau thiên tai, bão lũ chưa kịp thời. Mức hỗ trợ còn thấp (nhiều hộ gia đình sau thiên tại được hỗ trợ 3.500 – 5.000 đồng) ; các hoạt động hỗ trợ chủ yếu mới tập trung vào hộ trợ do thiệt hại hoa màu, nhà cửa chưa có chính sách hỗ trợ cải tạo phục hồi môi trường canh tác sau thiên tai, trong khi các thiệt hại này mới lấy đi của người dân nhiều công sức và tiền của.

Công tác quy hoạch, xây dựng thiếu các phân tích đanh giá đến tình hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu: Xây dựng đường giao thông và cống thoát nước tại Thôn Xuân Cánh; xây đường cao tốc làm thay đổi dòng chảy, khai thác khoáng sản khoét sâu khu vực đầu nguồn nước thôn Xuân Cánh làm nước không về được thôn, xây ngầm tràn làm cho các loại hình thiên tác tác động theo hướng trầm trọng hơn....

Hoạt động khai thác khoáng sản chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, chưa có phương án xử lý chất thải, quặng dự trữ hợp lý nên tăng nguy cơ sạt lở đất, mỗi khi mưa lũ, một lượng đất đá lớn bị cuốn trôi bồi lấp dòng chảy, tắc ngẽn kênh mương, thu hẹp dòng chảy, trầm trọng thêm nguy cơ lũ quét; mỗi khi lũ về tạo nên từng lớp bùn đất ảnh hưởng đến tài sản, sinh hoạt, chất lượng đất sản xuất của người dân.

Diện tích rừng, các loại cây to bị chặt phá, làm ảnh hưởng đến nguồn sinh thủy, trầm trọng thêm các ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, rét đậm rét hại, giông lốc do thiếu các vật cản che chắn.

Hoạt động điều tiết lũ suối Ngòi Đường chưa được quản lý chặt chẽ, thiếu sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà quản lý và cộng đồng dân cư.

Thiếu nguồn kinh phí để đầu tư nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

3.4.3.3. Kế hoạch giảm thiểu và thích ứng của người dân khu vực nghiên cứu

Qua quá trình họp nhóm đưa ra các giả định thiên tai, người dân đưa ra kế hoạch để thích ứng và giảm thiểu tác động các thiên tai này như sau:

Bảng 3.14: Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với lũ lụt LŨ LỤT

1. Trước khi lũ 2. Trong khi lũ 3. Sau khi lũ

-- Theo dõi thông tin về lũ lụt trên tivi, đài hoặc loa phát thanh công cộng. - Bảo vệ các đồ vật quý và

các giấy tờ quan trọng bằng cách cho vào một chiếc túi không thấm nước và cất giữ ở một nơi khô ráo an toàn. - Dự trữ đủ lương thực và

nước ăn cho gia đình trong ít nhất 1 tuần ở nơi cao ráo, an toàn.

- Nếu có thể, sửa lại nhà cửa và làm cho nhà cửa có sức chịu đựng lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà bằng cách nhồi đầy cát vào các bao tải và xếp chúng quanh nhà. -- Đắp bờ cao bảo vệ bờ ao,

bờ ruộng.

- Bảo vệ nguồn nước của gia đình bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước… - Trồng tre hoặc các loại

cây xung quanh nhà để bảo vệ và phòng chống lũ lụt. -- Thu hoạch sớm các nông

sản sắp đến vụ thu hoạch để tránh thiệt hại.

-- Cắt hết các nguồn điện để đảm bảo an toàn trong thời gian lũ lụt.

- Di chuyển đến nơi cao và an toàn, ví dụ như tòa nhà 2 tầng hoặc 1 quả đồi. Chú ý phát hiện rắn rết hay các động vật nguy hiểm khác vì những con vật này cũng tìm đến nơi cao ráo.

- Không được lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước, cũng như không chạm vào bất kì ổ điện nào để đề phòng điện giật.

-- Không đi lại, bơi lội, chơi đùa hay làm việc ở những nơi ngập lụt.

- Mặc áo phao hay sử dụng các đồ vật nổi khác như săm xe, can nhựa rỗng, than cây chuối để di chuyển trong vùng ngập lụt. - Tránh xa các bờ sông, suối ở các vùng ngập lụt vì có thể xảy ra lở đất -- Sử dụng màn khi ngủ kể cả ban ngày và ban đêm để tránh côn trùng và muỗi đốt - Không đến khu vực gần bờ sông và khu vực bị sụt lở hoặc khu vực không có người ở.

- Cần kiểm tra an toàn điện trước khi sử dụng lại

- Không dùng thức ăn, lương thực đã bị ngấm nước lụt.

-- Sửa lại nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Kịp thời đi khám nếu bản thân hay người thân trong gia đình bị thương hay bị ốm.

- Tham gia làm vệ sinh môi trường trong khu vực mình ở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

LŨ LỤT

1. Trước khi lũ 2. Trong khi lũ 3. Sau khi lũ

- Không được uống nước lụt mà hãy hứng lấy nước mưa để uống và nấu ăn. Cố gắng đun sôi nước để uống.

(Nguồn: Thảo luận nhóm, 2014))

Bảng 3.15: Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với hạn hán HẠN HÁN

1. Trước khi hạn hán 2. Trong khi hạn hán 3. Sau khi hạn hán

- Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên đài phát thanh và tivi để biết thêm thông tin và cảnh báo hạn hán, đặc biệt là khi ít có hoặc không có mưa.

- Không lãng phí nước và bảo vệ nguồn nước một cách cẩn thận. - Sửa chữa ống nước và vòi nước bị

vỡ.

- Dự trữ nước trong tất cả các vật dụng có thể chứa được nước. - Cất dữ hạt giống nơi an toàn để có

thể dùng sau khi hạn hán kết thúc - Để dành cỏ để chăn nuôi gia súc

- Theo dõi chặt chẽ tin dự báo thời tiết trên đài phát thanh, tivi để có các lời khuyên cần thiết cho những việc nên làm trong thời kì hạn hán.

- Tiết kiệm nước, sử dụng nước đã dùng trong sinh hoạt để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh.

- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Bảng 3.16: Kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với bão, lốc BÃO, LỐC

Trước khi có bão, lốc Trong khi có bão, lốc Sau khi có bão, lốc

- Trồng cây quanh nhà để tạo hàng rào bảo vệ, chắn gió bão.

- Trước mùa bão phải chặt bỏ cành to, cây khô quanh nhà và trong khu vực để giảm nguy cơ cây gãy, đổ vào nhà khi bão xảy ra.

- Bảo quản các giấy tờ quan trọng trong túi nilon dán kín và cất trong hòm gỗ.

- Dự trữ lương thực, thực phẩm, chất đốt, nước sạch, thuốc men trong mùa mưa bão và các vật dụng cần thiết

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)