Biện pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 41)

1.5.1.Định hướng chung v sn xut nông nghip đối vi Biến đổi khí hu

Thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong Chiến lược mục tiêu được đưa lên hàng đầu là đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH. Điều đó thể hiện nông nghiệp là ngành được quan tâm đặc biệt và trọng tâm.

Mục tiêu chung của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong Khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2008-2020 đề ra gồm nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với BĐKH nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, đảm bảo phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn trong bối cảnh bị tác động bởi BĐKH, trong đó chú trọng đến: Đảm bảo ổn định, an toàn dân cư cho các thành phố, các vùng, miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc bộ, miền trung, miền núi; Đảm bảo sản xuất nông nghiệp ổn định, an ninh lương thực; đảm bảo 3,8 triệu ha canh tác lúa hai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

vụ; Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các công trình dân sinh, hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. (Bộ NN&PTNT, 2012) Để thực hiện các mục tiêu trên, các lĩnh vực mà ngành hướng tới như sau: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu và hành động giảm thiểu, thích ứng; Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu; Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương trình của ngành; Hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành. (Bộ NN&PTNT, 2012)

1.5.2. Mt s bin pháp thích ng ca người dân

Người dân khi sản xuất nông nghiệp cũng có những kinh nghiệm để hình thành các khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Các phương pháp thích ứng rất phong phú như:

Canh tác trên đất dốc mà ruộng canh tác theo đường đồng mức theo phương pháp này, các thửa ruộng bậc thang hay các mảnh nương cày được khai thác quanh sườn đồi tạo thành các đường đồng mức. Trên đỉnh của quả đồi, người ta giữ lại những vạt rừng. Đó là những sinh cảnh tự nhiên thực sự rất có ý nghĩa đối với việc canh tác. Theo người dân, nhờ có những vạt rừng như vậy, đất canh tác mới giữ được ẩm. Đồng thời, các vạt rừng đó cũng có tác dụng làm chậm dòng chảy trong những ngày mưa, giảm khả năng xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất.

Ngoài kỹ thuật canh tác, người dân còn thường áp dụng các các giải pháp mùa vụ như: i) Rải vụ, tức là rải thời gian gieo trồng ra (có thể đến 1 tháng) để vừa giảm thiểu rủi ro vừa giảm căng thẳng về cường độ lao động; ii) Đa dạng hoá cây trồng - đa dạng giống, đa dạng loại cây để giảm rủi ro và đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông hộ; iii) Trồng xen, trồng gối, trồng lẫn các giống cây với nhau như trồng ngô xen đậu, xen bầu bí, trồng lúa xen bầu bí.v.v… để nâng cao tổng sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác, bảo vệ đất, giữ ẩm, chống xói mòn; iv) Tận dụng các tri thức bản địa về thời tiết/khí hậu như dự đoán mưa sớm, mưa muộn để gieo trồng, trồng gối để tận dụng độ ẩm còn trong đất sau khi kết thúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

mưa; v) Sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp - cây trồng chịu được hạn, đất xấu nghèo; và vi) Sử dụng những công thức luân canh thích hợp - bố trí cây trồng trong hệ thống cây trồng theo sự giảm dần mức độ dinh dưỡng trong đất (Mai Thanh Sơn và cs, 2011). Lịch sản xuất mùa vụ cũng phải thay đổi dần để thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do mưa, lũ lụt gây ra. Cụ thể tại nhiều nơi thời gian cấy lúa mùa được tiến hành sớm hơn so với kế hoạch cũ (từ sau 20 tháng 6). Việc dịch chuyển lịch canh tác này đảm bảo được 2 mục tiêu: thứ nhất là lúa mùa có thể được thu hoạch sớm hơn, trước khi các đợt mưa lớn có thể xuất hiện, tránh được mất mùa; thứ hai lúa mùa thu hoạch sớm, đất đai sẽ được giải phóng sớm phục vụ cho triển khai vụ đông như ngô đông, đậu tương đông, đặc biệt là đậu tương đông khi thời gian gieo càng sớm thì càng cho năng suất cao hơn.

Bên cạnh các kinh nghiệm về mùa vụ, người dân còn áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau: i) Hệ thống thâm canh lúa nước, canh tác ruộng lầy ở các thung lũng chân núi, ruộng bậc thang trên các triền đất dốc; ii) Hệ thống canh tác bỏ hoá (còn được gọi là hệ thống canh tác nương luân canh hoặc nương du canh) - nương rẫy được gieo lúa và hoa màu mấy năm rồi bỏ hóa; iii) Hệ thống canh tác cây lâu năm - cây ăn quả và cây lâm nghiệp; iv) Hệ thống canh tác cố định vùng cao - ruộng bậc thang, nương cày, nương hốc đá; v) Hệ thống canh tác VACR - vườn/ao/chuồng/rừng; vi) Hệ thống canh tác 2 vụ - lúa/ngô hoặc cây vụ đông; vii) Hệ thống canh tác 3 vụ - lúa xuân/lúa mùa/cây vụ đông (Hội chữ thập đỏ, 2005). Trong các hệ canh tác, họ cũng sử dụng những công thức luân canh thích hợp, bố trí cây trồng trong hệ thống cây trồng theo sự giảm dần mức độ dinh dưỡng trong đất. Sử dụng những loại cây trồng có thời gian thu hoạch biến động, có thời gian sinh trưởng rất khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống nông nghiệp của thành phố lào cai, tỉnh lào cai (Trang 41)