Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 79)

Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định tính khả thi mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở trƣờng Hanoi Academy, D45-46 ciputra, Tây Hồ, Hà Nội qua chủ đề : “CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TIÊU BIỂU CỦA DÂN TỘC (thế kỉ I - IX)” (5 tiết) Chúng tôi chọn tiết 1+2 để tiến hành thực nghiệm. Nội dung chủ đề này nằm trong phần kiến thức: “Chƣơng III: Thời kì Bắc Thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập- SGK lớp 6”.

Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau: - Chuẩn bị 2 kiểu giáo án, tài liệu:

+ Kiểu 1: Tài liệu tiến hành thực nghiệm nhƣ dự kiến của Luận văn, Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6-THCS theo mô hình trƣờng học mới(Vnen).

+ Kiểu 2: Giáo án đối chứng do giáo viên của trƣờng chuẩn bị đƣợc soạn và dạy bình thƣờng

- Kiểm tra chất lƣợng dạy học bằng cách cho HS cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra, đánh giá trong 10 phút cuối nội dung học.

2.4.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm

- Chúng tôi soạn thảo những nội dung cụ thể về quy trình tiến hành tổ chức giờ học lịch sử theo mô hình trƣờng học mới Vnen .Sau đó, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu này cho giáo viên môn lịch sử, bồi dƣỡng hƣớng dẫn họ và nhờ họ làm thực nghiệm.

80

- Tham dự tất cả các buổi tổ chức giờ học lịch sử theo mô hình trƣờng học mới cho học sinh ở các lớp thực nghiệm, tham gia hoặc làm cố vấn cùng giáo viên bộ môn để đánh giá, cho điểm, giám sát, ghi chép mọi hoạt động của giáo viên và học sinh đồng thời nhận biết đƣợc mức độ hứng thú của học sinh trong và sau các buổi học theo mô hình Vnen.

- Gặp gỡ, trao đổi với các em học sinh sau mỗi buổi học nhằm đánh giá mức độ phù hợp của các nội dung đã xây dựng, trao đổi với giáo viên bộ môn để bổ sung, điều chỉnh nội dung cũng nhƣ tiến trình hƣớng dẫn, hình thức tổ chức đã dự kiến và rút kinh nghiệm kịp thời cho các buổi tổ chức giờ học tiếp theo.

- Đánh giá kết quả của việc tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- THCS theo mô hình trƣờng học mới qua sản phẩm mà học sinh tạo ra, qua năng lực giải quyết vấn đề của các em và qua phiếu phỏng vấn học sinh sau các buổi học trên lớp.

- Tiến hành theo đúng phân phối chƣơng trình và thời gian biểu do nhà trƣờng đề ra trong năm học 2013 - 2014, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Chúng tôi chọn 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng:

+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng tài liệu kiểu 1, bài giảng theo phƣơng pháp dạy học theo mô hình trƣờng mới, nhấn mạnh trọng tâm vào vấn đề tổ chức giờ học lịch sử theo mô hình Vnen.

+ Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp dạy học truyền thống, nội dung đƣợc trình bày theo sách giáo khoa, không đi tập trung vào vấn đề tổ chức giờ học.

- Yêu cầu: Học sinh đƣợc chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang nhau, số lƣợng học sinh tƣơng đƣơng nhau, điều kiện học tƣơng đƣơng nhau. Giáo viên tham gia giảng dạy là những ngƣời đang giảng dạy tại lớp, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.

81

- Lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi lựa chọn 2 lớp 6A1,6A2 là lớp thực nghiệm và 2 lớp 6A3,6A4 là lớp đối chứng. Số lƣợng và trình độ nhận thức của HS các lớp ngang nhau, với những học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, tƣơng đồng nhau. Đây là một điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi tiến hành kiểm chứng tính khả thi của đề tài.

Tài liệu thực nghiệm (xem ở phần phụ lục II). Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với hai tài liệu, giáo án khác nhau đã đƣợc chuẩn bị theo kế hoạch.

- Tiến hành thực nghiệm:

+ Trƣớc tiên GV phải tiến hành kê lại bàn ghế và phân nhóm học tập, trung bình mỗi lớp thực nghiệm có 24 HS, sẽ chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 4 bàn- 4 HS.

+ GV yêu cầu 6 nhóm đƣợc phân sẽ bầu ra nhóm trƣởng điều hành hoạt động nhóm.

+ GV đóng vai trò là ngƣời đồng hành, dẫn dắt, tổ chức 6 nhóm HS trong lớp lĩnh hội kiến thức.

+ GV sẽ phát cho mỗi HS trong lớp 1 tài liệu học tập (xem ở phần phụ lục II), đây là tài liệu hƣớng dẫn dạy- học chung cho cả thầy và trò.

+ Sau khi đã có tài liệu học tập trong tay, Gv dẫn dắt vào chủ đề cần tìm hiểu “ Chủ đề 8: Từ khởi nghĩa Hai Bà Trƣng đến khởi nghĩa Phùng Hƣng( thế kỉ I đến thế kỉ X)”.

+GV yêu cầu các nhóm đọc mục tiêu bài học

+ Để đạt đƣợc những mục tiêu bài học nêu trên, trƣớc hết chúng ta cùng bƣớc vào hoạt động khởi động. Trong hoạt động này GV yêu cầu HS chia sẻ những điều đã biết và chƣa biết về các cuộc khởi nghĩa lớn và các nhân vật thời kì Bắc thuộc, việc chia sẻ đƣợc thực hiện dƣới phƣơng pháp gợi mở, nêu vấn đề….

82

+ Nhóm trƣởng sẽ điều khiển nhóm của mình theo các bƣớc trong tài liệu hƣớng dẫn đã phát, sau đó các nhóm báo cáo kết quả cho GV, GV sẽ nhận xét và chốt ý.

+ GV dẫn dắt HS bƣớc sang hoạt động tìm hiểu kiến thức mới: Dựa trên tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc phát, GV hƣớng dẫn HS đọc những thông tin trên tài liệu đã cung cấp. Sau đó yêu cầu các nhóm vẽ trên lƣợc đồ biểu tƣợng ngọn đuốc màu đỏ thể hiện những địa danh nơi bùng nổ và giành chiến thắng của các cuộc khởi nghĩa mà HS vừa đƣợc GV hƣớng dẫn đọc. Để làm đƣợc yêu cầu đó, tất cả các thành viên trong nhóm đều phải đọc thật kĩ nội dung đã đƣợc hƣớng dẫn trong tài liệu, sau đó cùng nhau quan sát và xác định vị trí khởi nghĩa, chiến thắng của các cuộc khởi nghĩa đề cập trong bài. Trong quá trình làm việc nhóm, GV phải thƣờng xuyên đi lại, quan sát các nhóm làm việc, nhóm nào thắc mắc sẽ đƣợc giải đáp, quan sát để đánh giá ý thức làm việc của các nhóm. Các nhóm sẽ báo cáo kết quả cho GV bằng cách cử đại diện của nhóm lên vẽ biểu tƣợng ngọn đuốc trên lƣợc đồ đã đƣợc chuẩn bị sẵn. Khi các nhóm đã báo cáo thành quả làm việc, GV nhận xét, chốt ý bằng việc chiếu lƣợc đồ hoàn thiện cho tất cả HS quan sát và hoàn thiện kiến thức một lần nữa.

+ Tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trƣng(40-43) : Gv yêu cầu các nhóm đọc thông tin nhƣ yêu cầu trong tài liệu hƣớng dẫn, sau đó cử đại diện nhóm đọc trƣớc lớp. Sau khi đã đƣợc đọc và nghe đọc, GV đƣa ra 2 vấn đề đƣợc nói đến trong tài liệu hƣớng dẫn, yêu cầu nhóm trƣởng điều hành, tổ chức cho các thành viên trong nhóm thảo luận. Hết thời gian thảo luận nhóm, GV chiếu lên bảng lƣợc đồ khởi nghĩa Hai Bà TRƣng và gọi từng nhóm lên báo cáo kết quả thông qua 2 vấn đề vừa đƣợc yêu cầu giải quyết. Ở nội dung này HS sẽ kết hợp chỉ lƣợc đồ và diễn thuyết, hoạt động này giúp các em nhớ kiến thức lịch sử rất lâu và hiệu quả, khi trình bày diễn biến, lực lƣợng, kết quả, ý nghĩa lịch sử HS sẽ không cảm thấy dài dòng, lan man, khó hiểu. Sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

83

khi 6 nhóm lên báo cáo kết quả thông qua lƣợc đồ, GV sẽ nhận xét và chốt ý thông qua việc chỉ lƣợc đồ và diễn giải.

+ Tìm hiểu về khởi nghĩa Lý Bí(542): cũng tƣơng tự nhƣ tìm hiểu khởi nghĩa Hai Bà Trƣng, đọc tài liệu theo yêu cầu của tài liệu hƣớng dẫn, nhóm trƣởng tổ chức cho nhóm mình tìm hiểu các vấn đề mà GV đƣa ra trên cơ sở tài liệu hƣớng dẫn đã cho. GV sử dụng phƣơng pháp đóng vai ở hoạt động này rất hiệu quả, đƣa ra vấn đề: Em hãy đóng vai là một ngƣời lính tham gia buổi lễ thành lập nhà nƣớc Vạn Xuân để miêu tả lại không khí của buổi lễ đó. GV cũng có thể đƣa ra vấn đề: Em hãy tƣởng tƣợng và miêu tả lại không khí của buổi lễ thành lập nhà nƣớc Vạn Xuân? Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí đặt tên nƣớc là Vạn Xuân?. Yêu cầu HS đóng vai hay tƣởng tƣợng đều là phƣơng pháp gợi mở rất tốt, vừa tạo ra hứng thú, đam mê học tập cho các em, lại vừa giúp các em thể hiên đƣợc chính năng lực của mình, tự mình chủ động lĩnh hội kiến thức. Hơn thế nữa, các thành viên trong nhóm đóng góp, chia sẻ ý tƣởng, không khí lớp học rất sôi nổi, vui vẻ, khiến vấn đề GV đƣa ra trở lên nhẹ nhàng, hấp dẫn.

+ Tìm hiểu các nhân vật lịch sử: Sau khi dã đọc nội dung trong tài liệu hƣớng dẫn, HS các nhóm và GV sẽ cùng bình luận các vấn đề trong tài liệu hƣớng dẫn đƣa ra. GV đóng vai trò là ngƣời lắng nghe, hƣớng dẫn và nhận xét những bình luận của HS.

+ Kết thúc phần tìm hiểu kiến thức mới là phần ghi nhớ: phần này GV yêu cầu HS đọc to trƣớc lớp sau đó ghi vào vở theo yêu cầu của tài liệu hƣớng dẫn học.

+ Hoạt động thực hành: GV tổ chức 2 trò chơi

1. Trò chơi nhận diện nhân vật lịch sử: GV chuẩn bị các gói câu hỏi dƣới dạng đoạn thơ, bài vè, ca dao….nói về các nhân vật lịch sử trong bài học. Sau đó sẽ gọi nhóm trƣởng của 6 nhóm lên bốc thăm, mang câu hỏi về nhóm và thảo luận đƣa ra câu trả lời nhân vật lịch sử đó là ai và giới thiệu về nhân vật đó.

84

2. Trò chơi đóng vai nhân vật: GV tiếp tục chuẩn bị 6 hộp kín trong đó là tên 2 nhân vật: Hai Bà Trƣng và Lý Bí . Yêu cầu 6 nhóm lên bôc thăm chọn 1 trong hia nhân vật, sau đó tổ chức cho các nhóm đóng vai nhân vật đó và viết một bài hùng biện ngắn thuyết phục nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa do mình lãnh đạo. Các nhóm hoạt động rất sổi, hào hứng, vừa đƣợc thể hiện mình qua đóng kịch lại vừa đƣợc trở lại không khí lịch sử của thời kì Hai Bà Trƣng, của Lý Bí

Qua 2 trò chơi yêu cầu GV quan sát kĩ hoạt động của từng nhóm để cho điểm dựa trên tác phong làm việc và tốc độ hoàn thành.

+ Hoạt động ứng dụng: GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu những nội dung kiến thức nhƣ yêu cầu trong tài liệu hƣớng dẫn, những nội dung kiến thức ở phần này HS có thể về nhà chuẩn bị, nhờ sự tƣ vấn, giúp đỡ từ ngƣời thân, bạn bè, cùng các thành viên trong nhóm chuẩn bị kịch bản về một số anh hùng dân tộc thời Bắc thuộc. Rèn luyện năng lực học tập với gia đình, bạn bè.

+ Hoạt động bổ sung: Hƣớng dẫn HS về sƣu tầm những tài liệu liên quan đến bài học đồng thời cung cấp cho các em các nguồn tài liệu tham khảo có liên quan tới kiến thức vừa tìm hiểu, nhằm mở rộng kiến thức cho các em.

Sau khi đã tổ chức giờ học xong, để đánh giá đƣợc kết quả cuối cùng của bài học chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh hai lớp bằng bài kiểm tra nhanh 10 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung bài học và có cụ thể đáp án cũng nhƣ barem chấm điểm. (Phụ Lục II).

Tiêu chuẩn đánh giá bài làm:

+ Học sinh thực hiện đúng những yêu cầu của bài, làm bài không quá thời gian quy định, không vi phạm quy chế sử dụng tài liệu)

+ Những bài trả lời đúng câu hỏi trắc ngiệm và đủ ý, trọng tâm câu hỏi tự luận, bài kiểm tra sạch sẽ, đúng chính tả, đúng thời gian quy định đạt điểm8, 9 ,10 (loại giỏi)

85

+ Bài làm tƣơng đối đúng, chƣa đầy đủ ý trong câu tự luận, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm (1- 2 câu), đạt điểm 7 – loại khá)

+ Bài làm điền chƣa chính xác 40 – 50% câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm nhƣng sai trong câu tự luận đạt điểm 5 – 6 loại trung bình) + Trả lời không đúng, điền không chính xác nhiều câu trắc nghiệm (70 – 0%), không đủ ý trong câu tự luận đạt điểm từ 4 trở xuống loại yếu – kém) Trên cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành chấm bài, đánh giá kết quả của hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

2.4.5. Kết quả

Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, chúng tôi thu đƣợc kết quả thực nghiệm nhƣ sau:

Bảng 2.1. Bảng điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 6 Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 25 0 0 0 0 0 4 7 8 4 2 7,72 ĐC 24 0 0 0 0 5 6 5 5 1 0 6,59 TN 24 0 0 0 0 0 3 8 7 5 1 7,7 ĐC 25 0 0 0 1 3 5 6 8 2 0 6,92 Chú giải: ĐC : Đối chứng TN: Thực nghiệm Điểm TB: Điểm trung bình

Tiến hành xử lí bảng điểm của HS ra số liệu phần trăm để thấy rõ sự chênh lệch về kết quả học tập của HS các lớp TN và các lớp ĐC. Chúng tôi có đƣợc kết quả nhƣ sau:

86

Bảng 2.2. Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 6 Lớp Số HS Điểm số (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 25 0 0 0 0 0 16 28 32 16 8 ĐC 24 0 0 0 0 20,8 25 20,8 20,8 4,2 0 TN 24 0 0 0 0 0 12,5 33,3 29,2 20,8 4,2 ĐC 25 0 0 0 4 12 20 24 32 8 0 TN 49 0 0 0 0 0 28,5 62,3 61,2 36,8 12,2 ĐC 49 0 0 0 4 32,8 45 44,8 52,8 12,2 0 Chú giải: TN : Thực nghiệm ĐC : Đối chứng.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ điểm TB của lớp thực nghiệm và đối chứng

Bên cạnh đó chúng tôi đặt câu hỏi thăm dò đối với GV và HS lớp thực nghiệm

Nội dung câu hỏi nhƣ sau:

87

6 theo mô hình trƣờng học mới trong giờ dạy thực nghiệm đã có tác dụng nhƣ thế nào đối với HS? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với HS: Em hãy cho biết khả năng và mức độ lĩnh hội kiến thức của em sau giờ học theo mô hình trƣờng học mới?

* Nhận xét, đánh giá kết quả giờ dạy thể nghiệm: + Đối với HS: - Thái độ hào hứng tự tin hơn. - Nắm kiến thức một cách chủ động

- Các em đƣợc thể hiện mình, đƣợc rèn luyện nhiều kỹ năng nhƣ: làm việc theo nhóm, sƣu tầm và tổng hợp tƣ liệu, thuyết trình,…

+ Đối với GV: - Đa số GV thừa nhận sự tác động tích cực của giờ dạy thực nghiệm.

“Em cảm thấy nhƣ thế nào khi tham gia vào giờ học theo mô hình trƣờng học mới Vnen?” chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 2.3. Thống kê ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú với cách học lịch sử theo mô hình trƣờng học mới Vnen

Mức độ hứng thú Số lƣợng (ý kiến) Tỉ lệ (%) Rất hứng thú 22 44,9 Tƣơng đối hứng thú 10 20,4 Hứng thú 13 26,5 Bình thƣờng 4 8,2 Không hứng thú 0 0

Qua biểu đồ, bảng số liệu và thông qua kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể thấy rõ mức độ đạt đƣợc điểm trung bình giữa các lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Chất lƣợng dạy học lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh lớp thực nghiệm vớitài liệu hƣớng dẫn theo phƣơng pháp dạy và hình thức tổ chức dạy học đổi mới phù hợp, kiến thức có trọng tâm, rõ ràng đã nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng. Không khí học tập cũng sôi nổi, nhiệt tình, việc nắm vững kiến thức bài giảng là khá linh hoạt,

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 79)