Tổchức hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 62)

Đây là hoạt động đầu tiên của bài học, nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới, rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận về khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, tính toán, đề xuất chiến lƣợc, năng lực tƣ duy….Đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết nhƣ thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học. Vì vậy ở hoạt động này cần tổ chức dạy học tạo ra sức hấp dẫn để khơi dậy niềm đam mê của HS trong chủ đề đang tìm hiểu,bên cạnh những gợi ý đƣợc đề cập tới trong tài liệu học tập của GV và HS, GV nên tạo ra những tình huống gợi vấn đề để tổ chức cho HS phát hiện vấn đề một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Ngoài những câu hỏi gợi mở trong tài liệu học tập, GV có thể tổ chức cho HS khai thác nội dung chủ đề bằng những hình ảnh trực quan sinh động hoặc hình thức sơ đồ hóa.

GV Sử dụng phƣơng pháp trực quan: trình chiếu những hình ảnh liên quan đến chủ đề lịch sử cần tìm hiểu đồng thời GV đƣa ra câu hỏi gợi mở và tổ chức cho HS đối thoại để khai thác nội dung hình ảnh một phần nội dung liên quan đến chủ đề. Hình ảnh trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tƣợng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng “ hiện đại hóa” lịch sử của HS.

Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phƣơng tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử quan trọng nhất, giúp cho HS nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó hình ảnh trực quan đóng vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh luôn đƣợc giữ lại rất vững chắc trong trí nhớ.

63

Không chỉ góp phần tạo biểu tƣợng và hình thành khái niệm lịch sử trong hoạt động khởi động, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tƣởng tƣợng, tƣ duy và ngôn ngữ của HS. Nhìn vào bất cứ hình ảnh nào, đồ dùng trực quan nào, HS cũng thích thú nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử đƣợc phản ánh, minh họa nhƣ thế nào. HS suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Không chỉ vậy nó còn đem lại tác dụng lớn về giáo dục tƣ tƣởng, cảm xúc thẩm mĩ. Việc GV tổ chức hoạt động khởi động bằng đồ dùng trực quan sẽ góp phần to lớn trong việc gây hứng thú học tập, tìm hiểu kiến thức lịch sử cho HS.

Bên cạnh đó GV có thể linh động, sáng tạo bằng cách chuyển hóa thông tin cần khai thác thành dạng sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, biểu tƣợng. Hình thức này sẽ tránh tình trạng “độc diễn” của thầy; ngƣời thầy chỉ đóng vai trò là ngƣời tổ chức các hoạt động cho HS lĩnh hội tri thức, phát huy tƣ duy sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Sau khi đã sử dụng đồ dung trực quan hoặc sơ đồ tƣ duy, GV sẽ tạo ra những tình huống gợi vấn đề và tổ chức cho HS thảo luận, đối thoại với nhau hoặc đối thoại với GV để khai thác, tìm ra nội dung cần tìm hiểu.

Thảo luận là một dạng tƣơng tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên cùng giải quyết một vấn đề mà tất cả đều quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận tạo ra một môi trƣờng an toàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn.

VÍ DỤ: Khi học chủ đề “ Văn hóa cổ đại”

Trong hoạt động khởi động, thay bằng việc hƣớng dẫn HS trả lời các câu hỏi có trong tài liệu học tập:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

64

Cách đây hàng nghìn năm, cƣ dân thời cổ đại đã sáng tạo ra những thành tựu văn hoá rực rỡ.

2. Trao đổi, thảo luận một số nội dung sau :

- Cƣ dân cổ đại phƣơng Đông và phƣơng Tây viết chữ nhƣ thế nào ?

- Em biết gì về các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đƣợc xây dựng thời cổ đại ? Tại sao em biết đƣợc những công trình kiến trúc đó ?

3. Báo cáo kết quả với thầy/cô giáo.

GV có thể cung cấp cho HS 2 hình ảnh về hai công trình kiến trúc cổ đại: Vạn Lý Trƣờng Thành và đấu trƣờng Rô ma, GV yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu về hai công trình kiến trúc này.

GV sẽ đóng vai trò là ngƣời dẫn dắt, hƣớng dẫn và tổ chức cho HS tìm hiểu, làm việc nhóm, HS có nhiệm vụ trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm sau đó thống nhất và đƣa ra phần tìm hiểu của nhóm mình. GV giúp HS hoàn thiện kiến thức về hai công trình văn hóa cổ đại trên.

Trong hoạt động khởi động, GV cần tổ chức cho HS làm việc với tài liệu học tập để khai thác nội dung chủ đề, cũng giống nhƣ sách giáo khoa, đây là tài liệu học tập chung và quan trọng cho cả GV và HS, đƣợc biên soạn một cách hệ thống, giúp HS nắm kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại và thông qua các hoạt động phát huy đƣợc khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng làm việc nhóm, tự tin trƣớc tập thể. Thông qua tài liệu học tập, GV tổ chức các hoạt động để HS lĩnh hôị tri thức một cách có hệ thống và khoa học.

VÍ DỤ: Khi học chủ đề “ Các quốc gia cổ đại trên thế giới”

Trong hoạt động khởi động, tìm hiểu câu hỏi trong tài liệu học tập:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

65

đời. Trƣớc khi tìm hiểu về các quốc gia cổ đại trên thế giới, các em hãy thảo luận một số vấn đề sau :

- Kể tên những quốc gia cổ đại ở phƣơng Đông và phƣơng Tây mà em biết.

- Các em biết gì về các quốc gia đó ?

2. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận với thầy/cô giáo.

GV yêu cầu HS theo dõi tiến trình các hoạt động trong tài liệu học tập. Để HS có thể hiểu và trả lời đƣợc hai câu hỏi trên GV tổ chức cho HS tƣơng tác, trao đổi thảo luận với các bạn khác trong nhóm của mình để tìm ra câu trả lời tối ƣu nhất. Nhóm trƣởng sẽ là ngƣời hỏi các thành viên trong nhóm của mình hoặc cùng nhau hoàn thành để đƣa ra câu trả lời. Nhiệm vụ của GV là kiểm tra, hình thức kiểm tra có thể là xuống từng nhóm hoặc gọi đại diện của nhóm trình bày. Sau đó các em sẽ đƣợc rèn luyện khả năng biểu đạt của mình trƣớc tập thể lớp, trƣớc GV. HS sẽ nhanh chóng giải quyết đƣợc vấn đề, tinh thần học tập lẫn nhau đƣợc xây dựng, đặc biệt ngay từ đầu bài học GV đã tạo dựng đƣợc một không khí sôi nổi, hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về chủ đề: “ Các quốc gia cổ đại trên thế giới”.

Bên cạnh đó ở hoạt động khởi động này, GV cũng có thể linh hoạt, biến tấu hình thức, vẫn trên cơ sở câu hỏi có trong tài liệu học tập, vấn đề mà HS trao đổi, thảo luận đƣợc xây dựng bằng tình huống đóng vai để giải quyết vấn đề.

VÍ DỤ: Trong chủ đề: “ Xã hội nguyên thủy” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hoạt động khởi động GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh mô tả sự tranh luận về nguồn gốc loài ngƣời giữa Đácuyn và Giêsu

66

Sau đó GV Phân nhóm và đƣa ra yêu cầu trao đổi, thảo luận:

- Yêu cầu 1: Thử đóng vai các nhân vật trong tranh và xây dựng một đoạn hội thoại tranh luận về nguồn gốc của loài ngƣời.

- Yêu cầu 2: Em theo quan niệm của Chúa Giê su hay Đác uyn về nguồn gốc của loài ngƣời?

- Yêu cầu 3: Em biết gì về đời sống của con ngƣời thời nguyên thủy ? GV yêu cầu các nhóm nhận xét xem nhóm nào đóng vai tốt? nhóm nào hoàn thành tốt phần câu hỏi?

Nhƣ vậy trên cơ sở tài liệu học tập đã cung cấp, tổ chức cho HS đóng vaisẽ tạo đƣợc hứng thú tìm tòi, suy nghĩ, HS sẽ đóng vai trò vừa là đạo diễn, vừa là biên kịch, vừa là diễn viên. GV đóng vai trò là khán giả, quan sát, nhận xét. Tuy nhiên tình huống có thể phát sinh là các nhóm sẽ tự nhận nhóm mình đóng vai và trả lời tốt nhất, lúc đó GV đóng vai trò là trọng tài phân xử để đảm bảo giờ học vừa vui vẻ, thoải mái lại vừa đảm bảo độ chính xác và khoa học.

Qua đó khả năng tƣ duy, lập luận, diễn đạt của HS rất sáng tạo, khả năng nhớ kiến thức rất sâuđồng thời đƣa các em ra khỏi tƣ thế thụ động tạo điều kiện cho các em tự khám phá trong mỗi giờ học. Khi HS hƣởng ứng sôi nổi

67

trong việc tranh luận và nêu ý kiến, không khí lớp học, nên chăng, sẽ bớt đi phần tẻ nhạt, nhàm chán và những áp lực căng thẳng.

Nhƣ vậy ở hoạt động khởi động này, bên cạnh việc tôn trọng tài liệu học tập, GV có thể linh động, sáng tạo nhiều các hình thức có thể GV Sử dụng phƣơng pháp trực quan, sử dụng sơ đồ hóa hoặc xây dựng bằng tình huống đóng vai giải quyết vấn đề nhằm tạo ra đƣợc hứng thú tìm tòi, suy nghĩ độc lập cho HS.

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 62)