Tổchức hoạt động tìm hiểu kiến thức mới

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 67)

Đây là hoạt động giúp HS tìm hiểu nội dung bài học, điều quan trọng là GV cần tìm ra phƣơng pháp tích cực để tổ chức một giờ học lĩnh hội kiến thức mới một cách hấp dẫn, khơi dậy niềm đam mê của HS vào chủ đề cần tìm hiểu. Hoạt động này là phần trọng tâm của bài học, nó bao gồm các hoạt động đƣợc xây dựng có tính sƣ phạm, gần gũi và thân thuộc với HS. Các hoạt động ở đây nhằm cải tiến cách học, cách tiếp thu kiến thức cho HS, đƣợc tổ chức thông qua việc quan sát, phân tích, phản ánh, thảo luận và tƣơng tác với nội dung bài học, bạn cùng lớp và thầy cô giáo.

Trƣớc hết cần tổ chức hƣớng dẫn cho HS phƣơng pháp đọc tài liệu, thuyết trình, trình bày một nội dung lịch sử hoặc quan sát, khai thác nội dung tranh ảnh theo phƣơng pháp làm việc nhóm.

Một chủ đề lịch sử bao hàm một khối lƣợng kiến thức rất lớn. Vì vậy,tập cho các em thói quen thuyết trình một đoạn trong văn bản trong bài học là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động lĩnh hội kiến thức mới

Trƣớc hết yêu cầu HS đọc thật kĩ nội dung của văn bản, sau đó thuyết trình yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức, có kỹ năng tóm tắt văn bản, tự phát hiện và thâu tóm nội dung. Thông qua việc thuyết trình sẽ phát huy đƣợc nội lực và tiềm năng tích cực hoạt động của HS.

Để có thể thuyết trình đƣợc một đoạn, HS cần nắm vững văn bản một cách tổng quan, đồng thời phát hiện và thâu tóm những nội dung chính . Muốn vậy học sinh phải làm việc với tài liệu hƣớng dẫn làm căn cứ cơ bản để

68

thuyết trình. Tức là, HS phải có sự chuẩn bị trƣớc khi thuyết trình. Việc chuẩn bị sẽ đƣợc tiến hành ngay trong hoạt động nhóm tại lớp. Rèn luyện cho ngƣời học có phƣơng pháp, kỹ năng, thói quen hợp tác, phân tích, phản ánh tạo cho HS lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi ngƣời, kết quả học tập sẽ đƣợc nâng lên gấp bội.

Bên cạnh đó, việc tập cho HS đọc, thuyết trình một đoạn còn rèn luyện cho các em năng lực tƣ duy gắn liền với kỹ năng nói, kỹ năng hợp tác, học tập, giúp đỡ lẫn nhau. Quá trình học tập sẽ chuyển từ thụ động sang chủ động, HS trở thành ngƣời trực tiếp tham gia và điều khiển quá trình học tập. Kiến thức bài học cũng đƣợc hấp thu và truyền tải một cách trực tiếp từ HS đến HS. HS buộc phải phát huy hết nội lực vốn có của mình, việc tích cực hoá hoạt động của HS đƣợc nhân lên gấp bội.

Tùy từng chủ đề, GV có thể linh hoạt kết hợp phƣơng pháp làm việc nhóm với phƣơng pháp phân vai, đóng vai để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động lĩnh hội kiến thức mới.

Đóng vai rất có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh. Đóng vai là phƣơng pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng xử cụ thể nào đó trên cơ sở óc tƣởng tƣợng và sáng tạo của các em. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi học sinh chuẩn bị cho đoạn văn cụ thể hay hoạt động ngoại khóa .Sử dụng phƣơng pháp này, các em sẽ có cơ hội đƣợc thực tập những kỹ năng tiềm ẩn trong một môi trƣờng đảm bảo, tạo không khí hào hứng, vui vẻ trong giờ học.

Phƣơng pháp không thể thiết trong hoạt động tìm hiểu kiến thức mới đó là

phƣơng pháp tạo tình huống và tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm.

Để tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo hình thức thảo luận nhóm, GV chia lớp học thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 ngƣời hoặc theo tổ và bầu nhóm trƣởng, sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ và cùng nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm

69

khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trƣớc toàn lớp, nhóm cử đại diện hoặc phân công các nhóm viên trình bày.

Cấu tạo của một hoạt động thảo luận nhóm có thể nhƣ sau: 1. Làm việc chung cả lớp:

- GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.

- Hƣớng dẫn cách làm việc trong nhóm.

- GV tổ chức hƣớng dẫn các hoạt động, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động

2. Làm việc theo nhóm:

- GV quản lý, giám sát học sinh hoạt động nhóm :

+ Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần .

+ Phát hiện các nhóm hoạt động không có hiệu quả để uốn nắn điều

chỉnh .

+ Nắm chắc đặc điểm tâm lý của từng em để kịp thời động viên khuyến khích nhằm tạo không khí phấn khởi tự tin trong học tập

+ Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa thầy - trò, trò - trò trong môi trƣờng học tập an toàn .

- Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía học sinh .

+ H/S đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm mình - thông qua đó giáo viên đánh giá kết quả học tập và kịp thời uốn nắn, bổ sung kiến thức . + GV tổng kết ngắn gọn theo từng nội dung thảo luận .

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm.

70 3. Tổng kết trƣớc lớp.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm: Khen ngợi, nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, sự sáng tạo của các nhóm trong quá trình tiến hành thảo luận .

Hoạt động nhóm đƣợc coi là một hình thức hợp tác cùng có lợi. ở đây, mỗi cá thể sẽ có cơ hội trao đổi, tranh cãi, cải chính kiến thức của mình. Nếu chính kiến đúng sẽ đƣợc đồng tình, chính kiến sai sẽ đƣợc bạn bè sửa chữa thông qua bàn bạc . Từ đó làm nảy sinh ý thức vƣơn lên trƣớc bạn bè của mỗi thành viên trong nhóm đó chính là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Thông qua hoạt động trong tập thể nhóm, các ý kiến quan niệm của cá nhân đƣợc điều chỉnh và qua đó, ngƣời học nâng mình lên một trình độ mới. Hoạt động trong tập thể sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ.

Ví Dụ trong chủ đề: “ Xã hội nguyên thủy” Tìm hiểu nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã

GV phân nhóm và yêu cầu quan sát các hình ảnh kết hợp đọc đoạn văn dƣới đây

3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ

71 Hình 12. Cộng cụ lao động bằng kim loại

Hình 13. Nghề trồng trọt phát triển

Đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV trƣớc Công nguyên, con ngƣời bắt đầu phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ lao động (phát hiện ra đồng đỏ cách ngày nay khoảng 5500 năm, đồng thau cách ngày nay khoảng 4000 năm, sắt cách ngày nay khoảng 3000 năm). Nhờ công cụ bằng kim loại mà năng suất lao động tăng lên, không chỉ đủ nuôi sống cộng đồng mà còn dƣ thừa. Một số ngƣời do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt của cải dƣ thừa đó, ngày càng trở nên giàu có. Những ngƣời trong thị tộc giờ đây không cùng làm chung, ăn chung, hƣởng chung. Tính bình đẳng trong xã hội nguyên thuỷ dần tan vỡ. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã, nhƣờng chỗ cho xã hội có giai cấp.

GV yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận với bạn để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của tài liệu học tập :

- Hãy chỉ ra các công cụ lao động trong hình 1.

- Việc suất hiện công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả nhƣ thế nào ?

Nhóm trƣởng của mỗi nhóm sẽ là ngƣời điều hành nhóm mình để hoàn thành câu hỏi, vấn đề nào chƣa rõ hoặc có thắc mắc sẽ nhờ đến GV. Các nhóm báo cáo kết quả làm việc với Thầy/cô giáo

72

văn để trả lời trực tiếp, vừa đòi hỏi HS phải lập luận, giải thích về kiến thức lịch sử. Việc tổ chức tạo tình huống kết hợp với thảo luận nhóm sẽ phát huy đƣợc năng lực ở HS

Thảo luận với bạn để hoàn thành bài tập sau rồi ghi vào vở , sau đó báo cáo kết quả với thầy/ cô giáo.

Có thể nói với sự kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp trên trong hoạt động tìm hiểu kiến thức mới sẽ khơi dậy đƣợc niềm đam mê của HS khi tìm hiểu về những kiến thức lịch sử. Những phƣơng pháp trên giúp cải tiến cách học, cách tiếp thu kiến thức cho HS, đồng thời giúp khả năng quan sát, phân tích, thảo luận và tƣơng tác với nội dung bài học, với bạn cùng lớp và giáo viên đƣợc nâng cao. Cũng qua sự tƣơng tác đó, GV có thể đánh giá đƣợc HS về sự hiểu biết, lĩnh hội kiến thức mới, từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp.

2.3.3. Tổ chức hoạt động thực hành

Để hoạt động thực hành đạt hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho HS, trên cơ sở mục tiêu, nội dung của chủ đề , GV thiết kế các nhiệm vụ học tập, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó thông qua việc tổ chức trò chơi lịch sử nhƣ: Giải ô chữ; đóng vai nhân vật lịch sử, hái hoa dân chủ; Đố vui hay kể chuyện lịch sử… Qua đó giúp HS hiểu đƣợc những kiến thức vừa lĩnh hội ở hoạt động tìm hiểu kiến thức mới và vận dụng những kiến thức đó vào những vấn đề có liên quan , củng cố kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn.

Để tổ chức trò chơi thành công và hiệu quả, đòi hỏi GV không ngừng tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị công phu, trò chơi không quá đơn giản nhƣng cũng không quá phức tạp, tránh sự nhàm chán gây mất hứng thú cho HS. Tùy từng bài học, tùy từng trò chơi mà GV quy định thời gian, cách chơi, đồng thời phổ biến cho HS luật chơi để hoạt động thực hành đem lại hiệu quả, vừa vui vẻ, sôi nổi, tạo hứng thú hấp dẫn cho HS và quan trọng là nắm đƣợc kiến

73

thức mới vừa đƣợc lĩnh hội, cũng qua việc tổ chức trò chơi ngƣời GV sẽ thấy đƣợc những kỹ năng nhạy bén, linh hoạt, chủ động của HS.

VÍ DỤ: Trong chủ đề: “ Các cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu của dân tộc ( thế kỉ I- IX)”

Hoạt động thực hành có thể đƣợc tiến hành bằng cách Tổ chức trò chơi:

1.Nhận diện nhân vật lịch sử

- Giáo viên chia cả lớp thành từng nhóm. Mỗi nhóm có một hộp giấy đã đƣợc chuẩn bị những chiếc thăm (hình thức tùy chọn) có nội dung là các đoạn thơ, vè, ca dao, tên gọi đƣợc nhân dân suy tôn…nói về các nhân vật lịch sử trong bài học. Các thành viên trong nhóm bốc thăm cùng thống nhất khẳng định nhân vật lịch sử đó là ai và giới thiệu các nhân vật lịch sử đó.

- Giáo viên theo dõi hoạt động từng nhóm và chấm điểm dựa vào tốc độ hoàn thành và mức độ đầy đủ, chính xác khi nêu và giới thiệu các nhân vật lịch sử trên.

2. Đóng vai nhân vật

GV chuẩn bị 2 cờ đuôi nheo có ghi tên 2 nhân vật lịch sử trong bài học (Trƣng Trắc, Lý Bí) .Tổ chức cho học sinh đóng vai nhân vật đó và viết một bài hùng biện ngắn thuyết phục nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa do mình lãnh đạo. Chia sẻ bài viết của mình trong nhóm. Sau đó, nhóm cử ra một bạn hùng biện tốt nhất để trình bày trƣớc lớp. - GV đánh giá từng cá nhân và cả nhóm trên cơ sở tốc độ làm việc , nội dung trình bày và khả năng hùng biện của học sinh.

Đây là hoạt động rất quan trọng, việc tổ chức trò chơi theo nhóm giúp HS kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời giúp GV kiểm tra kết quả kiến thức lịch sử mà học sinh vừa lĩnh hội.

74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai GV có thể tổ chức hoạt động thực hành thông qua phiếu học tập. Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hƣớng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó học sinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học.

Vai trò của việc sử dụng phiếu học tập là cung cấp thông tin và sự kiện, nó chứa đựng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.

- Công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu HS giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hƣớng dẫn, gợi ý cách làm. Thƣờng đƣợc diễn ra theo quy trình sau:

+ Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập, giao phiếu học tập cho học sinh

+ Tiến hành quan sát, hƣớng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của học sinh. + Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập.

Các bƣớc thiết kế phiếu học tập:

- Bƣớc 1: Xác định trƣờng hợp cụ thể của việc sử dụng phiếu học tập trong bài dạy học.

- Bƣớc 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.

- Bƣớc 3: Viết phiếu học tập:

Các thông tin, yêu cầu... trên phiếu học tập phải đƣợc ghi rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng trống thích hợp. Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ.

VÍ DỤ: Trong chủ đề: “Các quốc gia cổ đại trên thế giới” thay vì các câu hỏi có sẵn, GV sẽ làm thành các phiếu bài tập sau:

75

Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền những nội dung phù hợp. Xã hội cổ đại Quốc gia điển hình Điều kiện tự nhiên Ngành kinh tế chính Tầng lớp chính trong xã hội Thể chế nhà nƣớc Phƣơng Đông Phƣơng Tây

Nhƣ vậy, ngoài những hƣớng dẫn nhƣ tài liệu học tập đã cung cấp, GV có thể in các bài tập thực hành ra dƣới dạng các phiếu học tập. Bên cạnh đó GV có thể chủ động trong việc thêm hoặc giảm các bài tập thực hành cho phù hợp với từng đối tƣợng HS. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh động, chủ động, sáng tạo của mỗi GV.

2.3.4. Tổ chức hoạt động ứng dụng

Đây là hoạt động đƣợc triển khai ở nhà, khuyến khích HS nghiên cứu, sáng tạo. Vì vậy ở hoạt động này, GV nên đƣa ra các bài tập dƣới dạng bài tập về nhà song những bài tập đó cần có sự giúp đỡ, tƣơng trợ từ phía phụ huynh, bạn bè và ngƣời thân. Khi đƣa ra bài tập ở hoạt động này, cần chú ý làm sao hấp dẫn, lôi cuốn đƣợc HS, tránh cho các em tâm lý nặng nề, áp lực. Bài tập có thể là sƣu tầm, có thể là hỏi ý kiến phụ huynh, hay cũng có thể tiếp tục áp dụng phƣơng pháp đóng vai, hóa thân vào nhân vật để kể lại một nội dung lịch sử theo yêu cầu. Bài tập ở hoạt động ứng dụng có thể là bài tập cá nhân, cũng có thể là bài tập nhóm, yêu cầu HS tìm ra các cách giải quyết

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 67)