Tổchức hoạt động bổ sun g

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 77)

Để khuyến khích HS tìm hiểu và mở rộng kiến thức, không bao giờ đƣợc bằng lòng với những gì đã đƣợc học, luôn ý thức rằng ngoài những kiến thức đƣợc học còn có nhiều điều cần phải tiếp tục tìm hiểu. Trong hoạt động bổ sung, tài liệu đã thiết kế các nhiệm vụ cho HS, bổ sung và hƣớng dẫn HS tìm các nguồn tài liệu khác nhau để mở rộng kiến thức đã học, cung cấp cho HS các nguồn sách tham khảo, nguồn tài liệu trên mạng. GV cần hƣớng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, đƣa ra yêu cầu thông qua hình thức làm bài tập để đánh giá đƣợc năng lực của HS.

VÍ DỤ: Trong chủ đề: “ Bƣớc ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X” Hoạt động bổ sung đƣợc tiến hành nhƣ sau:

GV cung cấp tên sách tham khảo và tên trang wed cho HS và nêu rõ mục đích đọc sách và tìm hiểu trang wed

- Để tìm hiểu sâu sắc hơn về những anh hùng dân tộc,nghệ thuật quân sự của nhân dân ta các em tìm đọc sách và trang Web sau :

-Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858), NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2001

- Lịch sử quân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2001 - http://www.bachkhoatrithuc.vn; http://www.khoahoc.com.vn;

GV giao bài tập cho cả lớp để mỗi cá nhân đều phải hoàn thành thông qua nhiệm vụ đã đƣợc giao trƣớc đó là đọc sách và tìm hiểu trang wed. Qua hình thức giao nhiệm vụ thực hiện bài tập, GV có thể đánh giá đƣợc năng lực của HS.

- Để hiểu rõ hơn về những thành tựu của nghệ thuật quân sự nƣớc ta, trong quá trình tìm hiểu, đọc sách và tài liệu tham khảo, em hãy trả lời

78 các câu hỏi sau :

- Tƣ tƣởng lấy dân làm gốc trong nghệ thuật quân sự là gì?

- Nêu những câu chuyện về các chiến thắng của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, với việc tổ chức các hoạt động thông qua các phƣơng pháp học tích cực nêu trên, đã thể hiện rõ vai trò của GV và HS. Vai trò của GV là giúp đỡ HS nhận ra bài học, có khó khăn gì thì giúp đỡ các em giải quyết. Ngoài việc ƣu tiên khả năng tự học, mô hình trƣờng học mới cũng sẽ ƣu tiên hơn việc sinh hoạt tập thể để phát huy hết năng lực của HS. Ở cách tổ chức này, tính dân chủ trong mỗi lớp học sẽ đƣợc thể hiện rõ hơn. HS tự quản, tự đƣa ra tiêu chí mà các em mong muốn cho lớp mình và đề ra nội dung thi đua. GV chỉ hỗ trợ và hƣớng dẫn khi cần thiết, điều đó yêu cầu GV sẽ phải quan sát nhiều hơn để nắm đƣợc từng bƣớc đi cả HS, để đảm bảo đánh giá đƣợc quá trình tự học, tự áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Tổ chức giờ học lịch sử cho học sinh lớp 6- Trung học cơ sở theo mô hình trường học mới (Vnen) (Trang 77)