Theo kết quả nghiên cứu, nhóm yếu tố “quan hệ với cấp trên” có giá trị từ 2,97 đến 3,27 và có 5 trong số 6 thành phần thuộc yếu tố này có tỷ lệ số nhân viên trả lời ở mức 1-2 (rất không đồng ý và không đồng ý) khá cao, cụ thể là: Cấp trên xem trọng vai trò của nhân viên; Cấp trên đối xử công bằng; Cấp trên luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên; Cấp trên hoàn toàn đủ khả năng làm công việc của họ; Cấp trên phân có tầm nhìn, phân công công việc phù hợp với năng lực của nhân viên . Tuy nhiên, có đến 73,3% số nhân viên không đồng ý với thành phần cho rằng cấp trên thể hiện quá ít sự quan tâm đến cảm xúc của nhân viên. Như vậy, mặc dù cấp trên đã có sự quan tâm đến nhân viên trong công việc nhưng chưa tạo đ ược nhiều cơ hội cho nhân viên thăng tiến và phát triển cá nhân cũng như chưa thực sự sâu sát để nắm rõ năng lực của nhân viên nên yếu tố này chưa nhận được đánh giá tốt từ nhân viên.
Từ phân tích trên, ta có thể đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao mức đ ộ thỏa mãn của nhân viên về yếu tố quan hệ với cấp trên như sau: cấp trên cần
&(
tạo được sự tin tưởng của nhân viên, có tác phong lịch thiệp hòa nhã, luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của nhân viên. C ấp trên cũng nên hỗ trợ nhân viên trong những trường hợp nhân viên gặp khó khăn không thể tự giải quyết. Ngoài ra, cũng cần nên chú ý đến vấn đề đối xử công bằng với nhân viên bởi đây là vấn đề hết sức nhạy cảm nếu xử lý không đúng sẽ gây ức chế cho nhân viên làm nhân viên cảm thấy bất mãn về cấp trên cũng như bất mãn chung về công việc. Bên cạnh đó, cấp trên cũng cần quan tâm sâu sát hơn để nắm rõ năng lực của từng nhân viên từ đó có thể phân công công việc khoa học và hợp lý hơn.