Thực trạng đội ngũ giảng viên Học viện

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Bảng 2.3. Thống kê số lượng, trình độ đội ngũ giảng viên Tổng số giảng viên Giảng viên cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng Trình độ Tiến sĩ Trình độ Thạc sĩ Giảng viên giỏi cấp TP 101 79 22 63 38 11

Giảng viên có trình độ Tiến sĩ tương đối, trình độ chuyên môn chưa cao, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ .

Giảng sư giỏi có kinh nghiệm lâu năm ít, diễn đạt thiếu sức thu hút hạn chế chất lượng học tập của TNS. Do đó, cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao kỹ năng để tăng tỷ lệ giảng viên giỏi có nhiều kinh nghiệm.

Tính đến nay Học viện hằng năm có kế hoạch tuyển chọn giảng viên mới, trẻ có trình độ tiến sĩ, chưa có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong giảng dạy phần nhiều các vị mới tốt nghiệp từ Ấn Độ về nước, có tâm nhiệt huyết trong sự nghiệp giáo dục. Sự tuyển chọn giảng sư mới là điều kiện cần thiết và cấp bách để có lớp kế thừa, cần có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm sư phạm.

Hiện nay những vị đi du học Phật học tại Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar…đã về, đã bố trí làm việc tại Học viện, nhưng chưa có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, cần quan tâm đưa đi đào tạo nghiệp vụ.

Kinh tế thị trường cũng có tác động đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong Phật giáo, nhất là đội ngũ giảng viên hợp đồng, giảng sư giỏi sẽ ít tham gia giảng dạy tại Học viện với kinh phí thấp.

Gần đây, trong Phật giáo vẫn còn quan niệm, người làm chức năng giáo dục Phật giáo phải là những tu sĩ. Và một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là quan niệm hẹp hòi và sẽ hạn chế hiệu quả của quá trình giảng dạy. Quan điểm trên hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, những người tại gia hay xuất gia, một khi đã tin tưởng, thực hành và trải nghiệm thật rõ ràng những giá trị chân lý, triết lý đạo đức của Phật giáo, đều mặc nhiên trở thành những nhà giáo dục Phật giáo, lấy thân giáo làm nền tảng. Rộng ra, những nhà giáo dục Phật giáo cũng không nên quá đặt nặng vấn đề học hàm, học vị, hình thức thể hiện, một khi đã chọn thân giáo là yêu cầu hàng đầu đối với người làm chức năng giáo dục. Đó là suy nghĩ sai lầm và có hại cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

Hiện nay PGVN đã có hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ đào tạo trong nước và ngoài nước, phần lớn tham gia giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao đẳng. GHPG cần tổ chức nghiên cứu, hội thảo đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cụ thể của đội ngũ này để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm cho họ, đồng thời cần xác định rõ số lượng Tiến sĩ, Thạc sĩ bao nhiêu là đủ, chứ

không thể tiến sĩ hoá các tu sĩ giảng dạy tại các HVPG và các lớp Cao Đẳng Phật Giáo. Giáo hội cũng nên có kế hoạch đào tạo những nhà giáo dục chuyên sâu và có chế độ chính sách để họ an tâm giảng dạy, tránh kiêm nhiệm nhiều việc. Có vậy, trong thời gian tới PGVN mới có đủ đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên sâu đảm nhiệm được việc hướng dẫn đào tạo cao học và tiến sĩ.

Về ban giảng huấn, Phật giáo chưa có cơ chế biên chế như nhà nước nên cần phải có hợp đồng rõ ràng, thời gian phục vụ và mức lương cụ thể. Như vậy mới đủ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm các vị giáo thọ đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo và tạo điều kiện cho họ nghiên cứu.

Ngoài ra, còn có các giáo sư, các tiến sĩ, các nhà nghiên cứu trong và nước ngoài sẽ được mời thỉnh giảng trong một số tín chỉ.

Bảng 2.4. Điều tra về năng lực của đội ngũ giảng viên

TT Nội dung

Kết quả đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Yên tâm công tác, yêu nghề

35 45 15 5

2 Việc thực hiện mục tiêu, nội

dung, chương trình 29 43 21 7

3 Việc xây dựng kế hoạch công tác 34 36 16 14 4

Thực hiện nề nếp chuyên môn 31 39 20 10

5 Việc vận động và cải tiến

phương pháp giảng dạy 35 25 26 14

6 Việc kiểm tra đánh giá kết quả

của người học 28 42 21 9

7 Việc tự học bồi dưỡng

30 45 19 6

Chú thích: 100% = 100 người

Đội ngũ giảng viên nhìn chung về cơ bản đủ số lượng, cơ cấu tương đối đảm bảo, có năng lực trình độ, có đạo hạnh tốt, có tâm nhiệt huyết đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục Phật giáo.

Học viện luôn chú trọng đến việc xây dựng bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ, động viên giúp đỡ nhau, chia sẻ nhau, khuyến

khích nhau cùng vươn lên trong giảng dạy cũng như trong mọi công tác, sinh hoạt của Học viện. Hội đồng Điều hành chăm lo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Không ngừng nâng cao và trau dồi đạo hạnh, vun đắp tinh thần phụng dưỡng đạo pháp, phục vụ dân tộc, lấy phương châm của giáo hội Phật giáo làm kim chỉ nam cho mọi hành động, mọi suy nghĩ: “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa Xã hội”.

Việc kiểm tra đánh giá quá trình dạy học cũng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa sâu sát, đánh giá về chuyên môn chưa thật sự nghiêm túc. Song song đó còn thiếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao để kiểm tra quá trình dạy học, giúp cho giảng sư hoàn thành nhiệm vụ.

2.2.3. Thực trạng dạy học ở Học viện

Phương pháp dạy học và phương tiện dạy học: Đội ngũ giảng viên nhìn chung nhiệt huyết theo tinh thần “kế vãng khai lai” hay “tiếp dẫn hậu lai” trong sự nghiệp trồng người. Song một thực tế hiện nay, chúng ta không thể chỉ nhiệt tình mà hoàn thành nhiệm vụ được mà bên cạnh đó còn đòi hỏi phải có trình độ năng lực sư phạm của người thầy.

Nhiều giảng viên hiện nay chỉ quan tâm đến truyền đạt kiến thức và kiểm tra trí nhớ của Tăng Ni sinh mà không quan tâm đến việc trau dồi các kỹ năng và nhân cách người Tu sĩ khi đảm nhiệm trụ trì, hoằng pháp, ứng xử với xã hội. Hiện tượng phổ biến ở các trường Phật học hiện nay vẫn tồn tại phương pháp dạy học thụ động, thầy đọc trò ghi, không gợi mở cho Tăng, Ni sinh suy nghĩ sáng tạo. Thậm chí khi thi, kiểm tra nếu như Tăng Ni sinh nào chép nguyên lời thầy đọc cho lại được đánh giá là cao, còn những phần Tăng, Ni sinh tự suy nghĩ bằng chính kiến thức của mình lại không được đánh giá cao.

Các trường Phật học vẫn chưa có một quy chế chuyên môn cụ thể, ràng buộc giảng viên phải tuân thủ áp dụng hoặc lấy làm lệ, như việc soạn giáo án, giáo trình

hướng dẫn cho Tăng, Ni sinh. Mặt khác cũng chưa quan tâm đến thực hành, thực tập, đặc biệt đối với các trường Phật học của chúng ta nhiệm vụ này không thể thiếu, tổ chức đánh giá, dự giờ đối với giảng viên vẫn còn nhiều hạn chế, nên chưa khuyến khích và trau dồi kinh nghiệm sư phạm đối với mỗi giảng viên.

Thực trạng của phương pháp dạy học đó chính là do bởi sự ảnh hưởng từ lâu của việc dạy học thiên về lý thuyết, có tính kinh viện, không kịp thời đổi mới phương pháp theo xu hướng phát triển tất yếu của xã hội và thời đại. Nhiều khi tổ chức thi, kiểm tra đánh giá chất lượng còn mang tính đối phó.

Vì vậy, để khắc phục vấn đề trên, chúng ta phải tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên thực sự có trình độ năng lực ở cả hai phương diện: nhiệt huyết và trình độ. Chúng ta phải coi Tăng, Ni sinh là tâm điểm trong quá trình dạy học, phát huy tính tích cực, tính chủ động tự học, sáng tạo và nghiên cứu của mỗi Tăng, Ni sinh. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương phải xây dựng quy chế chuyên môn bắt buộc đối với các giảng viên để làm tiền đề cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Quy định chuyên môn, giảng dạy phải có đề cương môn học rất kỹ càng và đề cương bài giảng với những yêu cầu đổi mới cụ thể, quy định rõ ràng biện pháp quản lý, giám sát chuyên môn quy trình triển khai các đề cương môn học và đề cương bài giảng đến từng Tăng, Ni sinh ngay từ buổi giảng đầu. Xây dựng nghiêm túc và có hiệu quả chế độ trợ giảng, trợ giáo, kèm cặp, mỗi giảng sư đứng giảng phải có trình độ lý luận dạy học ở bậc đại học và kỹ năng sư phạm mới.

Bảng 2.5. Điều tra ảnh hưởng của nguyên tắc, pháp lý đến việc quản lý dạy học

TT Nội dung

Mức độ đạt (%)

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Nội dụng giảng dạy 75 25

2 Năng lực sư phạm 60 25 15

3 Xử lý các chủ đề

nhạy cảm 70 30

4 Tất cả vì sự phát

triển của người học 85 15

5 Xử lý mối quan hệ với người học 55 35 10 6 Bảo mật 75 20 5 7 Tôn trọng đồng nghiệp 75 25 8 Đánh giá người học 65 15 20 9 Tôn trọng nhà trường 72 20 8 Chú thích: 100% = 100 người

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cho thay đổi mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng cho phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước theo xu thế mới, như Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01-11-2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học. Tuy nhiên khi thực hiện đến nay đa số giáo viên, giảng viên các trường thấy có nhiều bất cập cần bổ sung.

Căn cứ vào văn bản của Bộ GD-ĐT, GHPGVN cũng vạch ra những hướng đi mới của ngành giáo dục Phật giáo, nhiều cuộc hội thảo khoa học diễn ra nhằm tìm kiếm những phương hướng, tiêu chuẩn mục tiêu mới phù hợp với sự đổi mới về ngành giáo dục của đất nước.

Ngay từ đầu thành lập GHPGVN đã có quy định mới ban hành, Học viện đã nghiên cứu và bám sát để xây dựng tiêu chí, mục tiêu và kế hoạch cho Học viện, tuy bước đầu còn khó khăn nhưng kết quả bước đầu đáng trân trọng.

Về chính sách, chế độ giảng viên, do Học viện là cơ sở giáo dục Phật giáo, mặc dù Đảng, Nhà nước, GH quan tâm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; chế độ chính sách chỉ dừng lại ở mức trợ cấp tùy theo điều kiện, khả năng tài chính của Học viện có giới hạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khó thu hút được giáo sư giỏi phục vụ cho Học viện và cũng là nguyên nhân dẫn đến người học chất lượng không cao như mục tiêu đề ra.

2.2.4. Kết quả dạy học ở Học viện

Kết quả dạy học ở các trường Phật học cho chúng ta thấy đó là thành quả của tăng ni sinh khi còn ngồi dưới mái trường Phật học. Từ ngày thành lập Giáo hội năm 1981 đến nay số lượng tăng ni sinh tốt nghiệp rất nhiều, trong số đó có người tham gia Giáo hội đóng góp cho Giáo hội Phật giáo tỉnh thành còn lại thì không tham gia Giáo hội ẩn lo tu tập lấy kiến thức học ở trường Phật học làm tư lương trên lộ trình tu học giác ngộ và giải thoát. Đây là thành quả của học tập ở các trường Phật học.

Bảng 2.6. Kết quả học lực của TNS năm 2011-2014 14 Tổng số người học: 535

Năm học Kém Trung bình Khá Giỏi

Xuất sắc SL % SL % SL % SL % SL % 2011-2012 0 0 91 17.01 310 57.94 115 21.50 19 3.55 2012-2013 0 0 109 20.37 265 49.53 136 25.42 25 4.67 2013-2014 0 0 79 14.77 293 54.77 127 23.74 36 6.73

Bảng 2.7. Xếp loại hạnh kiểm - đạo hạnh năm 2011-2014 Tổng số người học: 535

Năm học SL Yếu % Trung bình SL % SL Khá % SL Tốt %

2011-2012 0 0 0 0 111 20.75 424 79.25

2012-2013 0 0 0 0 81 15.14 454 84.86

2013-2014 0 0 0 0 54 10.09 481 89.91

Qua bảng thống kê kết quả học tập các năm học ta nhận định rằng:

Sự đánh giá xếp loại học lực ở Học viện cho thấy chất lượng tương đối tốt, số TNS đạt giỏi và xuất sắc đạt chưa cao, còn lại số lượng đạt loại trung bình cần cố gắng phấn đấu lên đạt loại khá giỏi trở lên, còn lại loại khá cần phấn đấu nhiều hơn để đạt loại giỏi và xuất sắc. Đặc biệt, Học viện cần phải xây dựng lại mục tiêu và thực hiện cụ thể sát thực với thực tế và nhu cầu của GH cũng như tín đồ Phật giáo. Còn dạy học cũng đạt kết quả có phần tốt hơn nhiều so với thời kỳ đầu. Tuy nhiên cũng có giảng viên giỏi cũng có ngoài ra cũng còn một ít giáo viên chưa giỏi lắm. nhưng nhìn chung vậy cũng đạt kết quả lắm rồi.

Nhìn chung, qua kết quả đánh giá từng năm học ta nhận thấy: sự đánh giá tương đối ổn và từng người học đều có phấn đấu rèn luyện tu dưỡng đạo hạnh, tĩnh tâm tu học qua thiền định.

Xếp loại hạnh kiểm, đạo hạnh khá – tốt theo thống kê so với mặt bằng chung của HVPGVN đạt yêu cầu vì trường Phật học nên hạnh kiểm phải là gương mẫu trong các trường Đại học ở trong nước. Tóm lại hạnh kiểm luôn đi hàng đầu về hạnh kiểm.

2.3. Thực trạng quản lý nâng caochất lượng dạy học ở các truờng Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh

Trung ương Giáo hội cần tăng cường việc giám sát, chỉ đạo hoạt động của ngành. Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương phải có các thành viên ở các ban Giáo dục Tăng Ni ở các trường Phật học có cơ sở giáo dục. Các cơ sở Giáo dục cần phải báo cáo và đề nghị cụ thể về tình hình giáo dục của cơ sở cho ban Giáo dục Tăng Ni. Thêm vào đó, chúng ta cần thành lập các ban Thanh tra Trung ương, địa phương để giúp đỡ các cơ sở giáo dục thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.

Ban Giáo dục Tăng Ni phải theo dõi các hoạt động của các cơ sở giáo dục, không để tình trạng tự phát, tự ý thay đổi quy định chung. Lại nữa, cần tiến đến tổ chức các kỳ tuyển sinh, khai giảng, bế giảng đồng bộ vào cùng một thời điểm, đề thi đồng nhất cho từng cấp, từng môn học trong tất cả các cấp học.

Về nhân sự lãnh đạo giáo dục Phật Giáo. Trước hết, chúng ta phải có các tôn đức Tăng Ni có đầy đủ tài đức, nghĩa là, có học vị và đức hạnh. Như vậy, các vị ấy mới có khả năng làm Hiệu Trưởng, Khoa Trưởng, cũng như giáo sư, giảng viên, giảng sư. Nhân sự là nhân tố quyết định sự thất bại hay thành công của mọi tổ chức và trường lớp, Phật giáo cũng không ngoài quy luật ấy. Nhân sự điều hành trường lớp phải là những người trực tiếp làm việc toàn thời gian cho giáo dục và có khả năng chuyên môn.

Cơ cấu tổ chức của Học viện là Hội đồng Điều hành, tức tổ chức đại diện và có thẩm quyền cao nhất trong tập thể Học viện, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản của trường; về mục tiêu, tổ chức hoạt động đào tạo nghiên cứu khoa học và kế hoạch phát triển của trường đúng với chủ trương và pháp luật của Nhà Nước.

Đề cử và đề nghị công nhận nhân sự Hội đồng Điều hành của Học viện, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định công nhận.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)