Thăm dò tính cần thiết và khả thi của giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 87)

3.3.1 Giới thiệu về quá trình tổ chức thăm dò

Thông qua nội dung cần thiết, Học viện đã đến thăm dò ý kiến của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Giáo dục Tăng - Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kết quả đạt được như sau:

Thăm dò 100 ủy viên Hội đồng Trị sự, đã có 95 đồng tình với giải pháp, 5 ủy viên đồng tình chưa cao.

Thăm dò 100 cán bộ giáo dục tăng ni và giảng viên của 4 Học viện, kết quả đạt được 80 đồng tình cao, 4 vị đồng tình chưa cao, còn lại 6 vi chưa đồng tình.

Tổng số đối tượng được thăm dò ý kiến: 200 người Mức đánh giá trong phiếu thăm dò:

- Về tính cần thiết: rất cần thiết - cần thiết - chưa cần thiết. - Về tính khả thi: rất khả thi - khả thi - chưa khả thi.

3.3.2 Kết quả thăm dò

Bảng số 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất Các giải pháp Mức độ cần thiết 100/% Tính khả thi 100/ % Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi 1. Giải pháp nâng cao nhận thức cho GV

và học viên của Học viện.

90 7 3 85 15

2. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng hoạt động dạy.

45 55 93 7

3. Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng hoạt động học.

20 80 90 10

4. Giải pháp tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo chất luợng dạy học.

25 75 85 15

Qua kết quả thăm dò cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của 4 giải pháp có những kết quả khác nhau, trong đó ý kiến ủng hộ cho tính rất cần thiết, cần thiết và ủng hộ cho tính rất khả thi, tính khả thi rất cao. Điều ấy đã nói lên trong 4 giải pháp mà đề tài đề xuất là hết sức cần thiết cho Giáo dục Phật giáo nói chung và HVPGVN nói riêng, thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong đề xuất 4 giải pháp đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo HVPGVN trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020. Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế, thăm dò ý kiến các cấp Giáo hội, các chuyên gia hàng đầu trong ngành giáo dục, ngành giáo dục tôn giáo, giáo dục Phật giáo và các cộng tác viên cuối cùng đạt được kết quả như sau:

Giải pháp 1: nâng cao nhận thức cho GV và học viên của Học viện.

Tính rất cần thiết: 90% và 7% cần thiết, Chưa cần thiết 3%. Tính rất khả thi: 85% và 15% khả thi.

Giải pháp 2: tăng cường quản lý chất lượng hoạt động dạy.

Tính rất cần thiết: 45% và 55% cần thiết. Tính rất khả thi: 93% và 7% khả thi.

Giải pháp 3: tăng cường quản lý chất lượng hoạt động học.

Tính rất cần thiết: 20% và 80% cần thiết. Tính rất khả thi: 90% và 10% khả thi.

Giải pháp 4: tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo chất luợng dạy học

Tính rất cần thiết: 25% và 75% cần thiết. Tính rất khả thi: 85% và 15% khả thi.

Kết luận chương 3

Thông qua xuyên suốt quá trình nghiên cứu thực trạng, tham khảo thực tiễn, đồng thời qua kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia, học giả, ý kiến bổn sư, cũng như ý kiến các cấp lãnh đạo Giáo hội, … chúng tôi thấy việc tăng cường đổi mới nội dung, đổi mới chương trình và phương pháp dạy học, đổi mới hình thức dạy học cũng như đổi mới kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết và quan trọng, là cấp thiết trong dạy học tại Học viện Phật giáo nói riêng và trong giáo dục đào tạo hiện nay nói chung, nó cấp thiết không chỉ nâng cao chất lượng thuần túy phục vụ Đạo pháp mà nó cấp thiết phục vụ cho xã hội nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, xã hội, Giáo hội đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu. Mặc khác, phát triển đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giảng sư, cho cán bộ quản lý cũng như các giải pháp khác đã nêu, vừa là kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài, vừa là cấp bách. Học viện Phật giáo khi và chỉ khi áp dụng các giải pháp đã nêu thì mới đủ khả năng đảm nhận thực hiện sứ mệnh Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trong giai đoạn mới, những giai đoạn kinh tế thị trường, kinh tế trí thức, giai đoạn công nghiệp không khói.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực trạng quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Phật Giáo. Hoạt động này đã được Hội đồng Điều hành Học viện luôn luôn quan tâm, cải tiến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện. Sự quan tâm này, đã thu được những thành quả nhất định. Là một yếu tố quan trọng giúp chất lượng đào tạo của Học viện không ngừng được nâng cao. Trong những năm qua bên cạnh công việc mọi người trong xã hội, trong và ngoài nước tìm hiểu, học hỏi Phật giáo tăng trưởng nhanh về số lượng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những nhược điểm đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục, những giải pháp đó đã được nêu trong đề tài.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo ngành giáo dục Phật giáo tại HVPG tại Tp. HCM, đó là:

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức dạy học. Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên.

Giải pháp lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy học theo nội dung chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy.

Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá.

Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học.

Giải pháp tăng cường hình thức dạy học nội trú, hình thức hợp tác đào tạo. Kết quả thăm dò cho thấy, tuyệt đại đa số khách thể được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp này rất khả thi và việc ứng dụng chúng là việc làm cấp thiết.

Để thực hiện tốt các giải pháp đổi mới quản lý đào tạo nhân tài Phật giáo cũng như cho nhân tài trong xã hội…., chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơ chế quản lý chung, công bằng, dân chủ những cơ sở đào tạo cả thế học lẫn Phật học, để cho mọi cơ sở đào tạo đi vào khung pháp lý, hoạt động phục vụ lợi ích chung cho đất nước và dân tộc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Giáo dục Tăng - Ni trung ương Giáo hội Phật giáo, xây dựng mục tiêu, chương trình và nội dung phù hợp với thực tiễn nhằm Giáo dục Phật giáo thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng dân tộc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ mở thêm ngành sư phạm cho tôn giáo, đào tạo đội ngũ giảng sư, cán bộ quản lý trong tôn giáo trong đó có Phật giáo. Các trường Đại Học quốc gia cần mở thêm khoa Phật giống với các nước có khoa Phật học trong trường Đại Học và công nhận văn bằng Phật giáo để có thể học lên cao học và nghiên cứu sâu hơn.

Giáo hội kết hợp với Bộ Giáo dục xây dựng và điều chỉnh chương trình cho hợp lý và thống nhất theo từng cấp từ sơ cấp đến đại học.

Bộ Giáo dục và Giáo hội kết hợp với Viện nghiên cứu Tôn giáo chủ trì biên soạn và thẩm định nội dung đào tạo chung, giao cho Ban Giáo dục Tăng-Ni, các Học viện biên soạn những sách giáo khoa, những nội dung riêng từng hệ phái để phục vụ cho đào tạo.

2.2. Đối với Trung ương Giáo hội

Trung ương Giáo hội giao cho Ban Giáo dục Tăng-Ni Trung ương xây dựng mục tiêu, chương trình chung cho Giáo dục-Đào tạo Phật học. Thành lập Hội đồng khoa học biên soạn sách giáo khoa phù hợp cho từng cấp học.

Giao cho Ban Giáo dục Tăng - Ni Trung ương kết hợp với Trường Đại học Sư phạm có kế hoạch đào tạo đội ngũ giảng sư, cán bộ quản lý phục vụ cho giáo dục đào tạo.

Giao cho Ban Giáo dục Tăng-Ni Trung ương xây dựng cơ chế về quản lý giáo dục và đào tạo, cơ chế sử dụng đội ngũ giảng sư, cán bộ quản lý cho phù hợp. Có cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, khuyến khích, thu hút nhân tài.

2.3. Đối với Học viện

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tăng cường bồi dưỡng đạo hạnh, tinh thần phục vụ lợi ích dân tộc và đất nước trong thời kỳ mới cho đội ngũ giảng sư, cán bộ quản lý và người học.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng sư, cán bộ quản lý.

Kiến nghị với Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo hội, các cấp chính quyền và Giáo hội Phật giáo Tp. HCM, hỗ trợ kinh phí xây dựng Học Viện, cải tạo phòng học, có giải pháp sớm hoàn thành cơ sở mới đưa vào sử dụng.

Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục, nhất là áp dụng công nghệ cao trong dạy học.

Tăng cường quản lý nhân sự, quản lý các loại hồ sơ, cần áp dụng công nghệ cao trong quản lý.

Có kế hoạch huy động nguồn lực, nhân lực, tài lực và vật lực cho hoạt động dạy học.

Nhu cầu xây dựng một đội ngũ giảng sư cơ hữu tại HVPGHN ổn định, đủ mạnh về số lượng, cơ cấu chuyên môn và đạt chuẩn trình độ văn bằng là một nhu cầu cấp bách. Cần nghiên cứu xây dựng một Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng

viên cho HVPGVN tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cho toàn mạng lưới HVPG và các trường học Phật giáo nói chung.

Cần và có thể tìm thấy một Giải pháp khả thi, với các biện pháp hiệu quả ngay trong năm học 2016 và trong điều kiện thực tế hiện nay của HVPGVN.

Đã đến lúc đủ điều kiện thuận lợi để HVPG xem xét mở Hệ đào tạo Cử nhân sư phạm Phật giáo tại HVPG. Có thể chọn Mô hình “kết hợp” là giải pháp phù hợp và khả thi. Mở Hệ đào tạo sư phạm cần gắn với việc xác lập mô hình quản lý đào tạo và điều chỉnh cơ cấu các khoa, phòng và văn phòng HVPG cho phù hợp xu thế phát triển và phù hợp nhất định với Mô hình tổ chức của một trường Học viện đã được quy định trong Luật Giáo dục 2005.

HVPG hoặc ở cấp cao hơn, trong Ban Giáo dục Phật giáo cần xem xét việc lập ra một Tiểu ban chuyên trách xây dựng Kế hoạch phát triển đội ngũ giảng sư và thành lập ra một “Quỹ tạo nguồn và phát triển đội ngũ giảng sư”. Trong Tiểu ban

nên mời một số chuyên gia bên ngoài HVPG tham gia.

Trên đây mới chỉ là một số nét phác thảo và khuyến nghị ban đầu, kính mong nhận được sự quan tâm của Quý liệt vị chư tôn đức giáo phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

2. Bài phát biểu bế mạc Hội nghị TW 6 khoá XI.

3. Đặng Quốc Bảo: Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, http://vietbao.vn.

4. Dutt, Buddhist Monk s and Monast eries of India: Their History and Their Contribution to Indian Cuture (Delhi: Motilal Banars idas s Publis hers , 2000), 224 ff.

5. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Đại hội đại biểu Phật giáo lần thứ VI 7. Đại hội Đảng toàn quốc lần XI.

8.TS Nguyễn Văn Đệ (chủ biên) PGS. TS. Phạm Minh Hùng. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục, NXB giáo dục, năm 2013.

9. Đổi mới và phát triển giáo dục chuyên nghiệp Tp HCM của Sở GD-ĐT Tp HCM năm 2010.

10. Exipôp chủ biên. Cơ sở lí luận dạy học. M 1967.

11. Lê Văn Hồng (chủ biên) Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB giáo dục, 1997.

12. Phạm Kim Khánh (dịch) Đức Phật và Phật pháp, NXB TP. Hồ Chí Minh, năm 1998.

13. Trần Kiểm (1997), Quản lý Giáo dục & Trường học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

14. Kinh Nikaya Trường Bộ Kinh, NXB Tôn giáo, năm 2013.

15. Kỷ yếu 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.

17. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Luật giáo dục Đại học, ngày 01/01/2013.

19. Nghị quyết Trung ương Đảng khoá VIII, IX và khoá XI.

20. Phát triển chương trình và tài liệu hướng dẫn của Nguyễn Đình Bảng, Trương Hoành Sơn, năm 2005.

21. Trần Thị Tuyết Oanh ( chủ biên) Giáo trình giáo dục học, NXB đại học sư phạm, 2011.

22. Quy chế hoạt động của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, năm 2009.

23. Quyết định của Chính phủ, số: 449/QĐ-TTg, Hà Nội ngày 12/3/2013. 24. HT Thích Thiện Siêu, (nhiều tác giả) Giáo Dục Phật Giáo Trong Hiện Đại, NXB TPHCM, 2001.

25. Sharma, S. N., Buddhist Social and Moral Education, Delhi: Parimal Publications, 1994.

26.Giáo sư Rhy Davids.

27. Tài liệu hội thảo khoa học Giáo dục Phật giáo lần một, năm 2012.

28. Tài liệu hội thảo khoa học “Giáo dục Phật giáo Định hướng và Phát triển”, năm 2012.

29. Tìm hiểu Luật Giáo dục và Văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Lao động.

30. TS. Thái Văn Thành Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học huế, 2007.

31. Từ điển triết học. NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va năm 1975 ( Bản dịch ra tiếng Việt của NXB Tiến bộ và sự thật 1986).

32.http://vietbao.vn/Tuyen-sinh/Hoc-vien-va-Dai-hoc-khac-nhau-nhu-the- nao/40069845/292/

Phụ lục 1

Phiếu thăm dò về năng lực quản lý của Viện Trưởng (Dành cho cán bộ quản lý và giảng viên)

Để góp phần vào kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của Viện Trưởng. Xin chư tôn đức vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ lãnh đạo và đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu của Viện Trưởng.

TT Nội dung Tốt Kết quả thực hiện % Khá Trung bình Yếu

1 Quản lý, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết, quy chế, kế hoạch hoạt động giảng dạy của Học viện

2 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, hình thức đào tạo, nội dung và phương pháp giảng dạy

3 Quản lý cơ sở vật chất, thu chi tài chính và các nguồn lực khác 4 Quản lý việc bồi dưỡng, đào tạo

và bố trí đội ngũ cán bộ

5 Quản lý hợp tác đào tạo trong và ngoài nước

6 Quản lý hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học 7 Quản lý tầm nhìn, xây dựng chiến

lượng, mục tiêu, kế hoạch và qui mô của Học viện

Những ý kiến khác: ……….……… ……… Xin vui lòng cho biết một vài thông tin của chư tôn đức ?

Giới tính: Tăng Ni Năm sinh:………..

Chức danh:……….. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đại học

Cao học Tiến sĩ

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của chư tôn đức!

Phụ lục 2

Phiếu thăm dò về năng lực của đội ngũ giảng viên (Dành cho TNS Học viện)

Để góp phần vào kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Xin TNS vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ giảng dạy và đánh giá tốt, khá, trung bình, yếu của giảng viên.

TT Nội dung

Kết quả đánh giá

Tốt Khá Trung bình Yếu

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)