Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 59)

a) Ưu điểm: Xuất phát từ nhu cầu học tập ở bậc cao hơn từ lâu của người học, sự quan tâm của Ban tôn giáo Chính phủ, các cấp chính quyền sở tại và GHPGVN, sự động viên của bổn sư, Ban trị sự Phật giáo các tỉnh thành, sự nỗ lực của các giảng sư, sự nỗ lực điều hành, quản lý của tập thể Hội đồng Điều hành và với sự nỗ lực chịu khó phấn đấu, tìm tòi nghiên cứu của cá nhân người học, chất lượng dạy học kết quả ngày càng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước.

b) Hạn chế: Đội ngũ giảng sư có nghiệp vụ chuyên môn chưa đồng bộ, chuyên môn giỏi còn ít, chưa tự bồi dưỡng, tính kế thừa giảng sư tuổi cao và trẻ còn mâu thuẫn, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời đại mới.

Việc quản lý, kiểm tra đánh giá dạy học theo nội dung, chương trình chưa đúng theo kế hoạch, còn đơn điệu, chưa kiên quyết chỉ đạo, động viên.

Người học chưa thật sự tha thiết tham gia học, do Bằng cấp chưa được công nhận ngang với bằng cấp của các trường công lập và ngoài công lập trong xã hội. Trình độ Phật học, thế học của người học chưa đồng bộ.

Chưa xây dựng hoàn chỉnh khung tuyển sinh.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách tham khảo… còn thiếu thốn, chưa đủ chuẩn, thiếu sân thực hiện pháp hành, thiếu phòng nghiên cứu.

c) Nguyên nhân của những hạn chế

Chưa có tổ chức khóa Phật học sư phạm cho giảng sư là tu sĩ để có chuyên môn sư phạm. Đồng thời cũng chưa có chế độ khuyến khích và thu hút giảng sư tham gia giảng dạy lâu dài tại Học viện.

Các văn bản còn thiếu, chưa thật sự tăng cường cho Học viện có một vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ, chưa xem Học viện đã đóng góp cho xã hội như các trường khác, kể cả như trường ngoài công lập nên ảnh hưởng đến việc tuyển sinh.

Kết luận chương 2

Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Tăng ni sinh Phật giáo Việt Nam là một vấn đề then chốt, trọng tâm của sự phát triển Phật giáo Việt Nam. Marx có viết rằng: “Một mặt, muốn sáng chế một hệ thống giáo dục đúng đắn, cần thiết phải có sự thay đổi các điều kiện xã hội, và mặt khác, muốn có thể thay đổi các điều kiện xã hội, cần thiết phải có một hệ thống giáo dục đúng đắn”. Với Phật giáo Việt Nam, việc cần thiết phải có một hệ thống giáo dục đúng đắn và tiến bộ luôn được đặt trong hệ thống giáo dục quốc dân và có thể tác động tới là giáo dục xã hội tạo điều kiện cho các biến đổi trong các điều kiện xã hội và hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo con đường chính việc xây dựng đội ngũ giảng viên một trường ĐH cần nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Song có thể có một số con đường khác, sau một thời gian ngắn nhất (4 -5 năm) HVPG chắc chắn vẫn có được một đội ngũ giảng viên được đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ với bằng cấp hợp pháp. Vấn đề là HVPG (và TW GHPGVN) cần có một bộ phận chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực thi các giải pháp mềm dẻo và kiên trì.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Một phần của tài liệu Quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường phật học thành phố hồ chí minh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)