Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 61)

7. Kết cấu luận văn

3.3.4. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS

chƣơng trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của các trƣờng THCS bao gồm: Truyền thông gián tiếp (treo các poster tại trƣờng học; diễn kịch; thuyết trình các poster trong tiết chào cờ đầu tuần); Thành lập Câu lạc bộ tập huấn nội dung và phƣơng pháp truyền thông BĐKH cho các thành viên của Câu lạc bộ để các thành viên này tổ chức truyền thông trực tiếp (theo nhóm) thông qua các giờ sinh hoạt lớp.

3.3.4. Xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS THCS

* Xây dựng nội dung tích hợp truyền thông BĐKH trong hoạt động ngoài giờ lên lớp

Các nội dung và hình thức tích hợp cần bám sát chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trƣờng, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trƣờng và phong tục tập quán của địa phƣơng.

Các nội dung tích hợp không nên quá nhấn mạnh về tác động của BĐKH đối với trẻ em mà nhấn mạnh về vai trò của trẻ em trong cuộc chiến chống BĐKH, hình thức hoạt động đa dạng, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS, phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục nhằm hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh đối với các vấn đề về môi trƣờng và BĐKH.

Các nội dung truyền thông về BĐKH tích hợp trong 6 hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trƣờng THCS đƣợc xây dựng cụ thể tại bảng 3.3.

Bảng 3.3 Thiết kếnộidung tích hợp truyền thông BĐKH trong hoạt động ngoài giờ lên lớp

STT Tên hoạt động Nội dung tích hợp Hình thức truyền thông

1 Tiết chào cờ đầu tuần - Truyền thông về nguyên nhân, biểu hiện, tác động của BĐKH (đặc biệt là tác động của BĐKH đến trẻ em);

Poster, các bài thuyết trình

2 Hoạt động văn hóa, nghệ thuật

- Truyền thông về sự phát thải khí nhà kính của con ngƣời - nguyên nhân gây ra BĐKH hiện đại.

Các vở kịch, bài hát, bức vẽ, đồ dùng tái chế.

3 Hoạt động lao động công ích

Truyền thông về vai trò của trẻ em trong ứng phó với BĐKH

Tổ chức các hoạt động làm sạch môi trƣờng xung quanh Trƣờng và địa bàn dân cƣ lân cận.

4 Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật

Tổ chức các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên với chủ đề ứng phó với BĐKH

5 Các hoạt động thể dục, thể thao

Tổ chức đạp xe vì môi trƣờng

6 Các hoạt động xã hội Tổ chức các Lễ kỷ niệm về Môi trƣờng và BĐKH (Ngày đất ngập nƣớc thế giới; Ngày vì các dòng sông; Ngày rừng thế giới; Ngày nƣớc thế giới; Ngày Khí tƣợng; Giờ Trái đất; Ngày Trái đất; Ngày đa dạng sinh học; Ngày môi trƣờng; Ngày Đại dƣơng; Ngày tiêu dùng xanh; Ngày giảm nhẹ thiên tai )

* Xây dựng mô hình truyền thông BĐKH trong các trƣờng THCS

Mô hình truyền thông BĐKH trong trƣờng THCS không phải là mô hình truyền thông thông tin đơn thuần mà nó là sự kết hợp giữa xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tích hợp nội dung, phƣơng thức và hình thức truyền thông về BĐKH với việc triển khai các hoạt động đảm bảo hiệu quả đồng thời không làm ảnh hƣởng đến hoạt động chính khóa của các trƣờng THCS.

Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã nêu, kế thừa mô hình truyền thông của Claude Shannon và Warren Weave; Wilbur Schramm, kết hợp với lý thuyết truyền thông nhiều chiều để sáng tạo và áp dụng trong truyền thông về BĐKH cho đối tƣợng trƣờng THCS, tác giả xây dựng mô hình truyền thông về BĐKH trong trƣờng THCS gồm 7 bƣớc:

Bước1: Điều tra thực trạng nhận thức

Sử dụng các bảng hỏi để điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh trong trƣờng về kiến thức mà họ đã có về BĐKH. Đây là bƣớc quan trọng để xác định nội dung và hình thức truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS.

Bước 2: Thành lập Câu lạc bộ truyền thông

Câu lạc bộ truyền thông đóng vai trò nhƣ ngƣời gửi thông tin trong mô hình truyền thông. Câu lạc bộ đƣợc thành lập từ các học sinh của trƣờng, cần vận động lớp trƣởng các lớp học sinh hoặc Chi đội trƣởng các Chi đội TNTP Hồ Chí Minh của Trƣờng và khai thác triệt để thế mạnh của các nhóm học sinh đang tham gia hoạt động Đoàn - Đội của các trƣờng nhƣ: Đội văn nghệ, đội xung kích, BCH Liên đội, các Câu lạc bộ (Tiếng Anh, Võ thuật, Kỹ năng sống, Sống xanh…) vì đây là đội ngũ thành viên nòng cốt, có năng lực truyền tải thông tin tốt, có khả năng lôi kéo, thu hút các học sinh khác trong trƣờng vào các hoạt động của Câu lạc bộ truyền thông.

Bước 3: Thiết kế nội dung truyền thông tích hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp (mã hóa thông tin)

Thiết kế các nội dung truyền thông đƣợc hiểu nhƣ quá trình mã hóa thông tin. Các nội dung truyền thông về BĐKH trong trƣờng THCS cần đƣợc thiết kế theo hƣớng đảm bảo tính khoa học về BĐKH nhƣng phải đảm bảo tính vừa sức so với nhận thức của học sinh THCS. Các nội dung truyền thông về BĐKH cho học sinh THCS nên thiết kế dƣới dạng các vở kịch vui nhộn; các trò chơi tập thể sinh động, lý thú; các poster với những hình ảnh minh họa bắt mắt, dễ hiểu. Thiết kế các nội dung truyền thông cần dựa trên 6 loại hình hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trƣờng THCS nhƣ: Tiết sinh hoạt đầu tuần; hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thể dục, thể thao; hoạt động lao động công ích; hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật và các hoạt động xã hội và tập trung vào các nội dung đã đƣa ra tại bảng 3.3.

Bước 4: Tập huấn nội dung về BĐKH và phương pháp truyền thông BĐKH trong trường THCS cho các thành viên Câu lạc bộ truyền thông

Trƣớc khi tổ chức tập huấn cần xây dựng các kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ tài liệu tập huấn (đảm bảo mỗi thành viên tham dự tập huấn đều có tài liệu phát tay)

Bước 5: Tích hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp để thực hiện truyền thông các nội dung đã thiết kế

Thực hiện truyền thông các nội dung chính là quá trình truyền tải thông điệp truyền thông, thông qua các phƣơng tiện truyền thông đã lựa chọn đến đối tƣợng truyền thông (ngƣời nhận thông tin: Giáo viên và học sinh của trƣờng).

Quá trình thực hiện truyền thông các nội dung đã thiết kế cần căn cứ vào nội dung cụ thể, để tiến hành:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi hoạt động (các kế hoạch hoạt động này cần bám sát phân phối chƣơng trình ngoại khóa của trƣờng);

- Tổ chức hoạt động (cần lồng ghép với 5 hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhƣ: Các cuộc thi viết, vẽ, diễn kịch…; các hoạt động nghiên cứu đơn giản; các hoạt động xanh; các chiến dịch và các buổi sinh hoạt ngoại khóa);

- Rút kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động.

Bước 6: Lấy phiếu khảo sát sau truyền thông

Sử dụng các bài trắc nghiệm ngắn để khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh sau mỗi hoạt động truyền thông. Đây là bƣớc quan trọng cần thực hiện để đánh giá kết quả hoạt động truyền thông và rút ra bài học trong các hoạt động tiếp theo.

Bước 7: Tổng hợp kết quả, rút kinh nghiệm

Sau khi khảo sát cần tổng hợp kết quả và đánh giá kết quả một cách nghiêm túc, tìm các nguyên nhân của thành công (hoặc thất bại) của hoạt động truyền thông. Đồng thời sử dụng kết quả và bài học kinh nghiệm này nhƣ một kết quả khảo sát đầu vào để thiết kế các hoạt động tiếp theo đảm bảo mục tiêu mà mô hình đã đề ra.

Mô hình truyền thông đƣợc biểu diễn theo sơ đồ (Hình 3.9) nhƣ sau:

Hình 3..9 Mô hình truyền thông về BĐKH trong các trƣờng THCS Trong mô hình không đề cập đến yếu tố “nhiễu” vì đây không phải là một mô hình truyền thông thông tin theo nhƣ lý luận về truyền thông truyền thống mà “mô hình truyền thông BĐKH trong các trƣờng THCS” là một quá

trình vận hành liên tục, lặp đi lặp lại của các kế hoạch truyền thông, trong mỗi kế hoạch, chƣơng trình cần xác định những thuận lợi, khó khăn (hay còn gọi là “nhiễu”) có thể tác động đến nội dung và hình thức truyền thông để đƣa ra hƣớng khắc phục cụ thể.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu trong các trường trung học cơ sở tại hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)