0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Vi khuẩn Burkhodelria

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN HÒA TAN LÂN Ở ĐẤT VÙNG RỄ VÀ NỘI SINH TRONG CÂY KHOAI LANG (IMOPOEA BATATAS) (Trang 28 -28 )

Giới: Bacteria Ngành: Proteobacteria Lớp: Beta Proteobacteria Bộ: Burkholderiales Họ: burkholderiaceae Chi: Burkholderia

Một số đặc điểm chung của vi khuẩn Burkholderia là: Gram âm, di chuyển nhờ các chiên mao ở đầu, hình que, đường kính khoảng 1µm, hiếu khí bắt buộc. Trong môi trường nuôi cấy, các khuẩn lạc của chúng hình tròn có màu trắng hoặc hơi vàng, đường kính khoảng 2 – 4mm, phẳng hoặc lài.

Hình 5. Vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis

Vi khuẩn Burkholderia sống cộng sinh với cây trồng có khả năng cố định đạm, kích thích sự tăng trưởng của cây, hiện diện trong rễ của nhiều loại cây như: bắp, mía, cà phê, lúa, cỏ… Một số vi khuẩn Burkholderia cũng được tìm thấy trong đất, nước và rễ cây. Phổ biến hiện nay phải kể đến các loài sau: Burkholderia cepacia (cộng sinh ở rễ bắp trồng ở châu Âu, rễ lúa và cây đậu trồng ở Úc),

Burkholderia tropicalis (ở khóm), Burkholderia phymatum (cây Minosa và một số cây họ đậu), Burkholderia vietnamiensis (tìm thấy trong rễ lúa trồng ở miền nam Việt Nam).

2.4.3. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus

Giới: Bacteria Ngành: Proteobacteria Lớp: Alpha Proteobacteria Bộ: Rhodospirilales Họ: Acetobacteraceae Chi: Gluconacetobacter

Loài: Gluconacetobacter diazotrophicus

Ban đầu Gluconacetobacter được nhận biết là vi khuẩn hấp thụ acid để tạo ra sắc tố nâu cam và biểu hiện các đặc tính chung giống với các đặc tính của

Acetobacter spp. Đầu tiên được đặt tên là Saccharobacter nitrocaptans, sau đó là Acetobacter nitrocaptans, tiếp theo là Acetobacter diazotrophicus (Döbereiner, 1992), và hiện nay được phân loại là Gluconacetobacter diazotrophicus do nó có thể sống tốt trong nồng độ đường cao và cố định đạm mạnh.

Vào năm 1988, Cavalcante và Döbereiner đã phân lập được

Gluconacetobacter diazotrophicus từ rễ, thân và lá mía trồng ở Brazil; chúng hiện diện trong các khoảng trống gian bào của tế bào nhu mô và được xem là vi khuẩn nội sinh bắt buộc. Gần đây, bằng cặp mồi AC - DI chuyên biệt, người ta phát hiện vi khuẩn này có ở nhiều loại cây hòa bản khác nhau như bắp, lúa hoang, cỏ voi, khóm, cà rốt, củ cải đường, cải bắp và cây cà phê với các đặc tính ưu việt như có khả năng cố định đạm, tổng hợp cả auxin và gibberellins, hòa tan kẽm và lân khó tan (Muthukumarasamy et al., 2002; Madhaiyan et al., 2004). Như vậy chúng thuộc

nhóm vi khuẩn kích thích sự tăng trưởng thực vật (PGPR: Plant Growth Promoting Rhizobacteria).

Hình 6. Vi khuẩn Gluconacetobacter diazotrophicus

(*Nguồn: http://genome.jgi-psf.org/gludi/gludi.jpg, ngày 29/07/2013)

G. diazotrophicus là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí bắt buộc, chống chịu với acid, nồng độ muối và đường cao (Boddey et al., 1991). Tế bào vi khuẩn quan sát dưới kính hiển vi có hình que thẳng, đầu tròn, chiều rộng 0,7 – 0,9µm, chiều dài 1 – 2µm, thường ở dạng đơn, đôi hay cấu trúc chuỗi không mang nội bào tử (Gillis et al., 1989; Muthukumarasamy et al., 2002).

G. diazotrophicus phát triển tốt trong môi trường khoáng chất có chứa ion NH4+, phát triển không tốt trong môi trường có chứa các acid vô cơ. Ngoài ra, chúng có thể sống ở môi trường có độ pH rất thấp (pH 3), pH tối ưu là 5,5 và ở pH 7 hay pH < 3 thì không phát triển được. G. diazotrophicus sử dụng sucrose như là nguồn carbon chủ yếu thay vì glucose do chúng có khả năng tiết ra các enzyme endoglucanase, endopolymethylgalacturonase, endoxyloglucanase. Chúng có thể phát triển ở nồng độ sucrose cao 10% thậm chí ở nồng độ lên đến 30% (Huỳnh Thị Hồng Phượng, 2011).

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN HÒA TAN LÂN Ở ĐẤT VÙNG RỄ VÀ NỘI SINH TRONG CÂY KHOAI LANG (IMOPOEA BATATAS) (Trang 28 -28 )

×