3.4.1. Chính sách trách nhiệm
Syngenta đã cam kết để thúc đẩy và duy trì tiêu chuẩn cao về trách nhiệm của công ty trên toàn thế giới trong một ngành công nghiệp là điều cần thiết để sản xuất thực phẩm nông nghiệp toàn cầu.
22
Công ty hoạt động theo luật của chính nó trong ứng xử và chính sách y tế, an toàn và môi trường, tôn trọng nhân quyền và các quy định quốc tế, các tiêu chuẩn khoa học cao nhất.
3.4.2. Cam kết trách nhiệm
Bất cứ nơi nào Syngenta hoạt động, nó nhằm mục đích:
Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao trong tất cả các hoạt động kinh doanh.
Đóng góp cho nông nghiệp bền vững trong sản xuất thực phẩm lành mạnh và bảo tồn đa dạng sinh học.
Thúc đẩy thực hành hiệu quả, an toàn, lành mạnh và nguồn lực cho sản xuất.
Thực hiện các tiêu chuẩn cao về quản lý sử dụng an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm với môi trường.
Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp và khách hàng của mình thông qua các tiêu chuẩn trách nhiệm so sánh.
Tôn trọng các tài năng đa dạng và tiềm năng sáng tạo của nhân viên.
Đóng góp tích cực cho cộng đồng nơi nó có hoạt động.
23
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía đông nam tứ giác Long Xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang). Thoại Sơn có diện tích tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có 41.261,22 ha đất canh tác. Toàn huyện có 42.267 hộ với 180.951 nhân khẩu, được phân bố trên 14 xã, 3 thị trấn (Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa) với 76 ấp (số liệu thống kê ngày 31-12-2010).
Ngoài những ngọn núi cuối cùng được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm của sông Hậu. Các xã phía Đông và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm phèn, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu, diện tích nhỏ. Thoại Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến sông và kênh, tạo nguồn nhân lực cải tạo đất. Vị trí của huyện nằm ở vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’ và kinh độ Đông từ 10506’ đến 105017’; khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 28,60C.
Những năm gần đây, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ đã biến toàn bộ diện tích lúa mùa nổi trước đây thành diện tích đất trồng lúa 2 vụ rồi 3 vụ/năm. Cụm núi Sập và núi Ba Thê cũng được cải tạo thành 2 khu du lịch chủ yếu của Thoại Sơn.
Tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010-2012 được xem là ổn định và không có thay đổi đáng kể bảng (4.1)
24
Bảng 4.1 Tình hình xuống giống trồng lúa của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010-2012
Năm Vụ mùa Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha) 2009-2010 Vụ đông xuân 36.490 273.675 7,5 Vụ hè thu 36.148 206.043 5,7 Vụ thu đông 32.109 186.232 5,8 Cả năm 104.747 665.950 6,3 2010-2011 Vụ đông xuân 36.599 281.812 7,7 Vụ hè thu 36.151 209.676 5,8 Vụ thu đông 33.433 200.932 6,0 Cả năm 106.183 692.420 6,5 2011-2012 Vụ đông xuân 36.580 281.666 7,7 Vụ hè thu 36.299 210.534 5,8 Vụ thu đông 33.225 202.672 6,1 Cả năm 106.104 694.872 6,5
Nguồn: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn
Dựa vào số liệu bảng 4.1, ta thấy diện tích lúa toàn huyện qua các năm có chiều hướng tăng nhẹ, cụ thể năm 2010-2011 diện tích lúa cả năm đạt 106.183 ha tăng 1.436 ha so với năm 2009-2010, nguyên nhân là do tình hình phát triển đê bao trồng lúa vụ thu đông phát lam tăng diện tích xuống giống trong vụ thu đông. Năm 2011-2012 diện tích lúa giảm nhẹ so với năm 2010-2011 (79 ha) tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể. Sản lượng lúa qua các năm cũng có chiều hương tăng, cụ thể năm 2010-2011 đạt 692.420 tấn tăng 26.470 tấn so với năm 2009- 2010, nguyên nhân diện tích và năng suất lúa năm 2010-2011 đều tăng so với năm 2009-2010. Sản lượng lúa năm 2011-2012 đạt 694.872 tấn tăng 2.452 tấn so với năm 2010-2011, nguyên nhân là do sự cải thiện trong năng suất lúa của vụ thu đông năm 2011-2012 so với năm 2010-2011. Dựa vào bảng số liệu ta cũng nhận thấy, diện tích, sản lượng cũng như năng suất của các mùa vụ trong năm thì vụ đông xuân luôn chiếm ưu thế, nguyên nhân là do điều kiện khí hậu thời tiết cũng như tình hình dịch hại trong vụ này có phần thuận lợi hơn cho sự phát triển của cây lúa.
Do giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ phỏng vấn những nông dân chuyên canh cây lúa có hộ khẩu tại 5 xã lân cận nhau thuộc huyện Thoại Sơn có
25
diện tích đất canh tác lúa lớn trong huyện là Vĩnh Chánh, Vĩnh Trạch, Vĩnh Khánh, Phú Thuận, Định Thành với số lượng quan sát được phân bổ như sau:
Bảng 4.2 Phân bổ số lượng quan sát
STT Xã Số quan sát Tỷ trọng 1 Vĩnh Chánh 45 20,45 2 Phú Thuận 45 20,45 3 Vĩnh Khánh 45 18,20 4 Vĩnh Trạch 45 20,45 5 Định Thành 40 20,45 Tổng cộng 220 100
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013
4.1.1. Tuổi và trình độ học vấn
Bảng 4.3 Giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của người dân
Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)
Giới tính Nam 211 95,9 Nữ 9 4,1 Tổng 220 100,0 Tuổi 20-30 21 9,5 31-40 92 41,8 41-50 73 33,2 Trên 50 34 15,5 Tổng 220 100,0 Trình độ học vấn Tiểu học 160 72,7 THCS 49 22,3 THPT 7 3,2 Sau THPT 4 1,8 Tổng 220 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013
Qua kết quả điều tra (bảng 4.3), 220 đáp viên là những nông dân đại diện cho toàn bộ nông dân huyện Thoại Sơn đã từng và đang sử dụng thương hiệu thuốc BVTV Syngenta. Trong số đó phần lớn nông dân đại diện là nam với tần số 211 chiếm 95,9 % tỷ lệ còn lại là 9 nông dân đại diện là nữ chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ với 4,1%. Nguyên nhân là do làm nông thường là những công việc nặng nhọc
26
lại tiếp xúc nhiều với các loại hoá chất, thuốc BVTV nên thường do cánh đàn ông đảm trách do đó mà phần lớn nông dân đại diện là nam, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số trường hợp người đảm nhận công việc đồng án lại là người nữ ,nhưng những trường hợp này chiếm phần rất ít.
Phần lớn các nông dân đại diện nằm trong độ tuổi từ 31 - 40 tuổi với tần số 92 quan sát chiếm tỷ lệ 41,8% tổng số quan sát. Phần đông thứ hai thuộc về nhóm tuổi từ 41 - 50 tuổi với tần số 73 quan sát chiếm tỷ lệ 33,2 % tổng số quan sát. Những nông dân có độ tuổi trên 50 tuổi cũng chiếm tỷ lệ 15,5% với tần số 34 quan sát. Còn lại là những nông dân trẻ tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 9,5 % với tần số 21 quan sát. Điều này cũng dễ dàng giải thích bởi lẽ làm nghề nông đồi hỏi những nông dân phải có nhiều kinh nghiệm trong canh tác do đó phần lớn nông dân rơi vào đọ tuổi trung niên.
Về trình độ học vấn, đa phần các nông dân có trình độ học vấn thấp, phần lớn trình độ học vấn của nông dân chỉ ở bậc tiểu học với tần số 160 quan sát chiếm 72,7 % tổng số quan sát, bậc THCS chiếm 22,3% tổng số quan sát với tần số 49 quan sát, bậc THPT chiếm 3,2% tổng số quan sát với tần số 7 quan sát, thấp nhất là bậc sau phổ thông chỉ chiếm 1,8 % tống số quan sát với tần số 4 quan sát.
27
4.1.2. Diên tích canh tác, thu nhập của vụ mùa gần nhất và các chỉ tiêu liên quan liên quan
Bảng 4.4 Diện tích, thu nhập và các chỉ tiêu liên quan
Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)
Diện tích Dưới 1 ha 54 24,5 1 - 2 ha 103 46,8 2 - 3 ha 49 22,3 Trên 3 ha 14 6,4 Tổng 220 100,0 Thu nhập (Triệu đồng/1300 m2 ) Khoảng 1 triệu đồng 135 61,4 Khoảng 1 - 1,5 triệu đồng 85 38,6 Tổng 220 100,0 Số vụ trong năm 2 vụ 6 2,7 3 vụ 214 97,3 Tổng 220 100,0 Luân canh cây trồng
khác
Có 0 0,0
Không 220 100,0 Tổng 220 100,0 Thời gian cho 1 vụ mùa Khoảng 3 tháng 220 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013
Từ kết quả điều tra (bảng 4.4), các đối tượng nông dân được phỏng vấn có diện tích đất canh tác trung bình. Cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất là những nông dân có diện tích đất canh tác từ 1 - 2 ha với tần số 103 quan sát chiếm 46,8 % tổng số quan sát, đứng thứ hai là những nông dân có diện tích canh tác dưới 1 ha với tần số 54 quan sát chiếm 24,5 % tổng số quan sát, tiếp theo là những nông dân có diện tích đất canh tác từ 2 - 3 ha với tần số 49 quan sát chiếm 22,3 % tổng số quan sát, thấp nhất là những nông dân có diện tích đất canh tác trên 3 ha chỉ chiếm 6,4 % tổng số quan sát với tần số 14 quan sát.
Về thu nhập cũng lợi nhuận của nông dân trong canh tác lúa chỉ ở mức thấp và rơi vào hai mức thu nhập là khoảng 1 triệu đồng/1300 m2
(công tầm cắt) và khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/1300 m2. Trong đó, chủ yếu thu nhập của nông dân là ở mức khoảng 1 triệu đồng/1300 m2
với tần số 135 quan sát chiếm 61,4 % tổng số quan sát, còn lại là mức khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/1300 m2
với tần số 85 quan sát chiếm 38,6 % tổng số quan sát. Nguyên nhân do giá thu mua lúa tại ruộng trong
28
những năm gần đây không ổn định và luôn ở mức thấp còn chi phí cho phân bón và thuốc BVTV thì cứ tăng nên dù sản lượng và năng suất thu hoạch lúa của người dân ổn định thì thu nhập vẫn cứ bấp bên nên thu nhập của nông dân chỉ dao động trong mức thấp.
Về các chỉ tiêu khác liên quan đến việc canh tác lúa của nông dân, trong một năm nông dân thường canh tác 2 hoặc 3 vụ mùa, trong đó canh tác 3 vụ mùa một năm chiếm phần lớn với tần 214 quan sát chiếm 97,3 % tổng số quan sát, còn lại là 2 vụ mùa một năm với tần số 6 quan sát chỉ chiếm 2,7 % tổng số quan sát. Do một số nơi của địa bàn nghiên cứu không nằm trong khu vực đê bao trồng lúa vụ 3, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất ít. Trong số 220 quan sát thì không có nông dân nào luân canh cây trồng giữa các mùa vụ và tất cả họ đều cho rằng một vụ mùa trồng lúa mất khoảng 3 tháng.
4.2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BVTV CỦA NÔNG DÂN HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
4.2.1. Các chỉ tiêu mà ngƣời dân quan tâm khi mua thuốc BVTV
Bảng 4.5 Chỉ tiêu quan tâm khi mua thuốc BVTV của người dân
Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)
Nguồn quan tâm
Công dụng và tên sản phẩm 11 5,0 Công dụng, tên sản phẩm và giá cả 79 35,9 Công dụng, tên sản phẩm, giá cả và
thương hiệu 130 59,1 Tổng 220 100,0 Tiêu chí quan tâm Công dụng 0 0,0 Sự tiện lợi 121 55,0 Chất lượng 99 45,0 Giá cả 0 0,0 Tổng 220 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013
Qua kết quả điều tra (bảng 4.5), nguồn quan tâm hàng đầu của người nông dân đối với việc mua và sử dụng thuốc BVTV không chỉ đơn thuần là công dụng, tên sản phẩm hay giá cả mà còn phải quan tâm đến thương hiệu. Điều này được minh chứng khi trong số 220 quan sát có đến 130 quan sát quan tâm đến thương hiệu khi mua thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 59,1 %. Từ đó cho thấy sự nhận thức của
29
nông dân về thương hiệu đã được nâng cao. Bên cạnh đó, vẫn có một phần đối tượng nông dân vẫn chưa nhận thức được về tầm quan trọng của thương hiệu như 35,9 % trong số 220 quan sát quan tâm đến công dụng, tên sản phẩm và giá cả. 5% trong số 220 quan sát chỉ quan tâm đến công dụng và tên sản phẩm.
Những tiêu chí của thuốc BVTV mà nông dân quan tâm nhiều nhất xoay quanh 2 tiêu chí là sự tiện lợi và chất lượng của sản phẩm (tuy nhiên không thể kết luận là họ không quan tâm đến công dụng của sản phẩm mà là vì tiêu chí này mặc nhiên họ phải quan tâm nên không được đánh giá cao). Cụ thể, tiêu chí sự tiện lợi chiếm tỷ trọng cao nhất với tần số 121 quan sát chiếm 55 % tổng số quan sát, còn lại là tiêu chí chất lượng với tần số 99 quan sát chiếm tỷ lệ 45 % tổng số quan sát.
4.2.2. Tổng số lần sử dụng và chi phí cho thuốc BVTV của ngƣời dân
Bảng 4.6 Tổng số lần sử dụng và chi phí cho thuốc BVTV của người dân
Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)
Chi phí thuốc BVTV Khoảng 40% 14 6,4 Khoảng 50% 125 56,8 Khoảng 60% 81 36,8 Tổng 220 100,0 Tổng số lần sử dụng thuốc BVTV trong trong một vụ mùa Khoảng 6 lần 59 26,8 Khoảng 7 lần 136 61,8 Khoảng 8 lần 25 11,4 Tổng 220 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013
Theo kết quả phỏng vấn (bảng 4.6), theo như đánh giá của nông dân chi phí cho thuốc BVTV thường nằm trong các khoảng 40%, 50% hoặc 60% tổng chi phí chăm sóc cây lúa (chi phí cho phân bón và thuốc BVTV). Cụ thể, đánh giá của nông dân chi phí cho thuốc BVTV khoảng 50% chi phí chăm sóc cây lúa có 125 quan sát chiếm 56,8 % tổng số quan sát, khoảng 60% chi phí có 81 quan sát chiếm 36,8 % tổng số quan sát, thấp nhất là đánh giá khoảng 40% chi phí có 14 quan sát chiếm 6,4 % tổng số quan sát.
Về tổng số lần sử dụng thuốc BVTV trông một mùa vụ, theo như kinh nghiệm của nông dân, trung bình mỗi vụ mùa cần khoảng từ 6 đến 8 lần sử dụng thuốc BVTV. Cụ thể trong kết quả phỏng vấn này, có 136 quan sát cho rằng trong
30
một vụ mùa cần sử dụng trung bình 7 lần thuốc BVTV chiếm 61,8 % tổng số quan sát, trung bình khoảng 6 lần có 59 quan sát chiếm 26,8 % tổng số quan sát, trung bình khoảng 8 lần có 25 quan sát chiếm 11,4 % tổng số quan sát.
4.2.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân tƣơng ứng với từng giai đoạn của cây lúa.
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân
Giai đoạn Nhóm thuốc sử dụng Thƣơng hiệu của nhà sản xuất Tần số
Tỷ trọng
(%)
Ngâm ủ
hạt giống Chăm sóc hạt giống
Syngenta 171 77,7 Tân Thành 49 22,3 Gieo xạ Diệt cỏ Syngenta 176 80,0 Điện bàn 44 20,0 Đẻ nhánh Phân bón lá BVTV An Giang 44 20,0 ADC 73 33,2 Tân Thành 44 20,0 Lúa Vàng 59 26,8 Làm đồng Nấm bệnh, vi khuẩn Syngenta, An Giang 147 66,8 Syngenta, Tân Thành 73 33,2 Trước trổ Sâu, phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0 Sau trổ Phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0 Làm hạt và
chín Phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0
Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013