THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THUỐC BVTV CỦA NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật syngenta của nông dân huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 38)

4.2.1. Các chỉ tiêu mà ngƣời dân quan tâm khi mua thuốc BVTV

Bảng 4.5 Chỉ tiêu quan tâm khi mua thuốc BVTV của người dân

Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)

Nguồn quan tâm

Công dụng và tên sản phẩm 11 5,0 Công dụng, tên sản phẩm và giá cả 79 35,9 Công dụng, tên sản phẩm, giá cả và

thương hiệu 130 59,1 Tổng 220 100,0 Tiêu chí quan tâm Công dụng 0 0,0 Sự tiện lợi 121 55,0 Chất lượng 99 45,0 Giá cả 0 0,0 Tổng 220 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Qua kết quả điều tra (bảng 4.5), nguồn quan tâm hàng đầu của người nông dân đối với việc mua và sử dụng thuốc BVTV không chỉ đơn thuần là công dụng, tên sản phẩm hay giá cả mà còn phải quan tâm đến thương hiệu. Điều này được minh chứng khi trong số 220 quan sát có đến 130 quan sát quan tâm đến thương hiệu khi mua thuốc BVTV chiếm tỷ lệ 59,1 %. Từ đó cho thấy sự nhận thức của

29

nông dân về thương hiệu đã được nâng cao. Bên cạnh đó, vẫn có một phần đối tượng nông dân vẫn chưa nhận thức được về tầm quan trọng của thương hiệu như 35,9 % trong số 220 quan sát quan tâm đến công dụng, tên sản phẩm và giá cả. 5% trong số 220 quan sát chỉ quan tâm đến công dụng và tên sản phẩm.

Những tiêu chí của thuốc BVTV mà nông dân quan tâm nhiều nhất xoay quanh 2 tiêu chí là sự tiện lợi và chất lượng của sản phẩm (tuy nhiên không thể kết luận là họ không quan tâm đến công dụng của sản phẩm mà là vì tiêu chí này mặc nhiên họ phải quan tâm nên không được đánh giá cao). Cụ thể, tiêu chí sự tiện lợi chiếm tỷ trọng cao nhất với tần số 121 quan sát chiếm 55 % tổng số quan sát, còn lại là tiêu chí chất lượng với tần số 99 quan sát chiếm tỷ lệ 45 % tổng số quan sát.

4.2.2. Tổng số lần sử dụng và chi phí cho thuốc BVTV của ngƣời dân

Bảng 4.6 Tổng số lần sử dụng và chi phí cho thuốc BVTV của người dân

Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)

Chi phí thuốc BVTV Khoảng 40% 14 6,4 Khoảng 50% 125 56,8 Khoảng 60% 81 36,8 Tổng 220 100,0 Tổng số lần sử dụng thuốc BVTV trong trong một vụ mùa Khoảng 6 lần 59 26,8 Khoảng 7 lần 136 61,8 Khoảng 8 lần 25 11,4 Tổng 220 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Theo kết quả phỏng vấn (bảng 4.6), theo như đánh giá của nông dân chi phí cho thuốc BVTV thường nằm trong các khoảng 40%, 50% hoặc 60% tổng chi phí chăm sóc cây lúa (chi phí cho phân bón và thuốc BVTV). Cụ thể, đánh giá của nông dân chi phí cho thuốc BVTV khoảng 50% chi phí chăm sóc cây lúa có 125 quan sát chiếm 56,8 % tổng số quan sát, khoảng 60% chi phí có 81 quan sát chiếm 36,8 % tổng số quan sát, thấp nhất là đánh giá khoảng 40% chi phí có 14 quan sát chiếm 6,4 % tổng số quan sát.

Về tổng số lần sử dụng thuốc BVTV trông một mùa vụ, theo như kinh nghiệm của nông dân, trung bình mỗi vụ mùa cần khoảng từ 6 đến 8 lần sử dụng thuốc BVTV. Cụ thể trong kết quả phỏng vấn này, có 136 quan sát cho rằng trong

30

một vụ mùa cần sử dụng trung bình 7 lần thuốc BVTV chiếm 61,8 % tổng số quan sát, trung bình khoảng 6 lần có 59 quan sát chiếm 26,8 % tổng số quan sát, trung bình khoảng 8 lần có 25 quan sát chiếm 11,4 % tổng số quan sát.

4.2.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân tƣơng ứng với từng giai đoạn của cây lúa.

Bảng 4.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân

Giai đoạn Nhóm thuốc sử dụng Thƣơng hiệu của nhà sản xuất Tần số

Tỷ trọng

(%)

Ngâm ủ

hạt giống Chăm sóc hạt giống

Syngenta 171 77,7 Tân Thành 49 22,3 Gieo xạ Diệt cỏ Syngenta 176 80,0 Điện bàn 44 20,0 Đẻ nhánh Phân bón lá BVTV An Giang 44 20,0 ADC 73 33,2 Tân Thành 44 20,0 Lúa Vàng 59 26,8 Làm đồng Nấm bệnh, vi khuẩn Syngenta, An Giang 147 66,8 Syngenta, Tân Thành 73 33,2 Trước trổ Sâu, phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0 Sau trổ Phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0 Làm hạt và

chín Phân bón lá, nấm bệnh Syngenta, An Giang 220 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Theo kết quả điều tra (bảng 4.7), ở mỗi giai đoạn của cây lúa các nông dân thường sử dụng các nhóm thuốc là như nhau và đều có sử dụng thuốc BVTV của thương hiệu Syngenta với tần số cũng như tỷ trọng cao hơn các thương hiệu khác ngoại trừ giai đoạn đẻ nhánh do Syngenta không có sản phẩm thuốc thuộc nhóm phân bón lá. Các thương hiệu thuốc ở trên là do nông dân thường xuyên sử dụng chứ không phải chỉ sử dụng những thương hiệu này, ngoài những thương hiệu này, nông dân cũng có sử dụng một số thương hiệu khác nhưng được thường xuyên và thay đổi liên tục.

31

4.2.4. Các chỉ tiêu khác liên quan đến thƣơng hiệu Syngenta

Bảng 4.8 Các chi tiêu liên quan đến thương hiệu Syngenta

Chỉ tiêu Chi tiết Tần số Tỷ trọng (%)

Thương hiệu nhắc đến đầu tiên Syngenta 212 96,4 BVTV An Giang 6 2,7 Tân Thành 2 0,9 Tổng 220 100,0 Thương hiệu thường xuyên sử dụng Syngenta 194 88,2 BVTV An Giang 10 4,5 Tân Thành 16 7,3 Tổng 220 100,0 Biết đến thương

hiệu Syngenta qua nguồn thông tin

Cửu hàng 18 8,2 Những người xung quanh 27 12,3 Các chuyên gia 175 79,5 Tổng 220 100,0

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Theo kết quả điều tra (bảng 4.8), đại đa số nông dân khi được hỏi về thương hiệu thuốc BVTV thì đều nhắc đến thương hiệu Syngenta, ngoài ra cũng có một số thương hiệu khác nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp như là BVTV An Giang, Tân Thành. Cụ thể, thương hiệu nhắc đến đầu tiên là Syngenta có 212 quan sát chiếm 96,4 %, BVTV An Giang có 6 quan sát chiếm 2,7 % và Tân Thành có 2 quan sát chỉ chiếm 0,9 %.

Về thương hiệu thương xuyên sử dụng, phần lớn nông dân thường xuyên sử dụng thuốc BVTV của thương hiệu Syngenta, ngoài ra cũng có một phần nhỏ nông dân sử dụng các thương hiệu khác như BVTV An Giang, Tân Thành. Cụ thể, thường xuyên sử dụng thương hiệu Syngenta có 194 quan sát chiếm 88,2 % tổng số quan sát, thương hiệu Tân Thành co 16 quan sát chiếm 7,3 % tổng số quan sát, thương hiệu BVTV An Giang có 10 quan sát chiếm 4,5 % tổng số quan sát.

Các nông dân biết đến thương hiệu Syngenta chủ yếu qua nguồn thông tin từ các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, một phần từ những người xung quanh và được cửa hàng giới thiệu. Cụ thể, nông dân biết đến thương hiệu Syngenta qua nguồn thông tin từ các chuyên gia có 175 quan sát chiếm 79,5 % tổng số quan sát,

32

từ những người xung quanh có 27 quan sát chiếm 12,3 % tổng số quan sát, từ cửa hàng có 18 quan sát chiếm 8,2 % tổng số quan sát.

4.3. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO

4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach's Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi bảng phỏng vấn. Phương pháp này cho phép người sử dụng được loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình, vì nếu không chúng ta sẽ không thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Chỉ những biến có hệ số tương quan biến - tổng phù hợp (lớn hơn 0,3) và có hệ số Cronbach's Alpha từ 0,6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích nhân tố.

4.3.1.1. Cronbach's Alpha cho thang đo sự nhận biết thương hiệu

Kết quả Cronbach's Alpha của các biến quan sát thang đo sự nhận biết thương hiệu được trình bày ở bảng 4.9

Bảng 4.9 Cronbach's Alpha của thang đo sự nhận biết thương hiệu

Thang đo hiệu Các chỉ tiêu Tƣơng quan biến- tổng Alpha nếu loại biến Sự nhận biết thương hiệu NB1

Bạn có thể nhớ và nhận biết logo của thương hiệu Syngenta một cách nhanh chóng.

0,766 0,815

NB2 Syngenta là thương hiệu nghĩ đến đầu tiên

khi nhắc đến thuốc BVTV. 0,740 0,822 NB3 Bạn dễ dàng nhận biết thương hiệu

Syngenta giữa các thương hiệu khác. 0,715 0,829

NB4

Một số đặc điểm của sản phẩm mang thương hiệu Syngenta đến với tâm trí tôi

một cách nhanh chóng 0,608 0,855 NB5 Bạn rất thân thuộc với thương hiệu

Syngenta 0,602 0,856

Cronbach's Alpha : 0,865

33

Từ kết quả ta thấy (bảng 4.9) , theo đánh giá của các đáp viên thì thang đo sự nhận biết thương hiệu có hệ số tin cậy Cronbach's Alpha là cao so với yêu cầu (>0,6) và hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát cũng đều đạt yêu cầu (>0,3). Vì vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

4.3.1.2. Cronbach's Alpha cho thang đo cảm nhận về chất lượng

Bảng 4.10 Cronbach's Alpha của thang đo cảm nhận về chất lượng

Thang đo hiệu Các chỉ tiêu Tƣơng quan biến- tổng Alpha nếu loại biến Cảm nhận về chất lượng

CN1 Chất lượng sản phẩm thương hiệu

Syngenta là rất cao 0,697 0,883 CN2 Sản phẩm của thương hiệu Syngenta rất

tiện lợi cho người sử dụng. 0,646 0,894 CN3 Sản phẩm của thương hiệu Syngenta mang

lại hiệu quả rất cao 0,778 0,865 CN4 Sản phẩm thương hiệu Syngenta có chất

lượng đáng tin cậy 0,829 0,854 CN5 Bạn hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng

của thương hiệu Syngenta. 0,773 0,867

Cronbach's Alpha: 0,896

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Theo kết quả Cronbach's Alpha (bảng 4.10), cho thấy thang đo cảm nhận về chất lượng đạt được độ tin cậy 0,896 (>0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều cao và cao hơn mức giới hạn là 0,3. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho các phân tích tiếp theo.

4.3.1.3. Cronbach's Alpha cho thang đo sự liên tưởng từ thương hiệu

Theo kết quả Cronbach's Alpha (bảng 4.11), cho thấy thang đo sự liên tưởng từ thương hiệu đạt được độ tin cậy 0,869 cao hơn so với mức giới hạn (0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sat đều cao và cao hơn mức giới hạn là (0,3). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích tiếp theo.

34

Bảng 4.11 Cronbach's Alpha của thang đo sự liên tưởng từ thương hiệu

Thang đo hiệu Các chỉ tiêu Tƣơng quan biến- tổng Alpha nếu loại biến Sự liên tưởng từ thương hiệu

LT1 Hình ảnh thương hiệu Syngenta rất nổi

bậc so với các thương hiệu khác. 0,705 0,839 LT2 Syngenta là thương hiệu thuốc BVTV chất

lượng cao 0,680 0,849 LT3 Nghĩ về Syngenta bạn nghĩ ngay đến chất

lượng. 0,757 0,819 LT4 Bạn đánh giá cao nhận thức của người sử

dụng thương hiệu Syngenta. 0,744 0,823

Cronbach's Alpha: 0,869

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

4.3.1.4. Cronbach's Alpha cho thang đo lòng trung thành với thương hiệu

Bảng 4.12 Cronbach's Alpha của thang đo lòng trung thành với thương hiệu

Thang đo hiệu Các chỉ tiêu Tƣơng quan biến- tổng Alpha nếu loại biến Lòng trung thành đối với thương hiệu

TT1 Khi muốn mua thuốc BVTV thì bạn sẽ

mua sản phẩm có thương hiệu Syngenta. 0,443 0,765 TT2 Bạn sẽ giới thiệu cho người khác sử dụng

sản phẩm có thương hiệu Syngenta. 0,645 0,667 TT3 Bạn sẽ sử dụng sản phẩm của thương hiệu

Syngenta dù giá có tăng lên. 0,612 0,671 TT4 Bạn nghĩ mình trung thành với thương

hiệu Syngenta 0,566 0,699

Cronbach's Alpha: 0,759

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Theo kết quả Cronbach's Alpha (bảng 4.12), cho thấy thang đo lòng trung thành đối với thương hiêu đạt được độ tin cậy 0,759 cao hơn mức yêu cầu (0,6) . Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều cao và cao hơn mức giới hạn là (0,3). Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích tiếp theo.

35

4.3.1.5. Cronbach's Alpha cho thang đo giá trị thương hiệu

Bảng 4.13 Cronbach's Alpha của thang đo giá trị thương hiệu

Thang đo hiệu Các chỉ tiêu Tƣơng quan biến- tổng Alpha nếu loại biến Giá trị thương hiệu GT1

Nếu sản phẩm của thương hiệu khác có đặc tính giống Syngenta, bạn vẫn thích mua sản phẩm của thương hiệu Syngenta.

0,601 0,718

GT2 Nếu thương hiệu khác cũng tốt như

Syngenta, bạn vẫn thích mua Syngenta. 0,553 0,763

GT2

Nếu thương hiệu khác không khác gì với thương hiệu Syngenta thì mua Syngenta sẽ

là quyết định của bạn. 0,702 0,590

Cronbach's Alpha: 0,776

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2013

Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo giá trị thương hiệu (bảng 4.13), cho thấy thang đo đạt được độ tin cậy khá cao (0,776) và cao hơn mức giới hạn (0,6) . Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều cao và cao hơn mức giới hạn là 0,3. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này cũng đều được giữ nguyên cho các phân tích tiếp theo

4.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, kết quả cho thấy các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Alpha. Vì vậy, các biến quan sát của các thang đo này được tiếp tục đánh giá bằng EFA. Kỹ thuật này nhằm rút gọn và gom nhóm các quan sát lại theo từng nhóm nhân tố có ý nghĩa hơn, có thể ít hơn về số lượng để sử dụng trong phân tích nhân tố khẳng định CFA.

Thông thường, khi tiến hành phân tích nhân tố, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp trích Principle Components với phép xoay giữ gốc Varimax. Tuy nhiên, theo Gerbing & Anderson (1988) thì phương pháp trích Principle Axis Factoring với phép xoay Promax (Oblique) sẽ phản ánh dữ liệu chính xác hơn. Đồng quan điểm trên, Nguyễn Khánh Duy (2009), Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cũng cho rằng sau khi sử dụng EFA mà còn tiếp tục ứng dụng CFA và SEM thì nên quan tâm đến cấu trúc của thang đo, các khái niệm sau khi rút ra có thể tương quan với nhau, do đó sử dụng phương pháp Principle Axis Factoring với phép xoay Promax sẽ tốt hơn. Vì thế trong đề tài này, tác giả sẽ sử phương

36

pháp Principle Axis Factoring với phép xoay Promax để tiến hành phân tích nhân tố.

Theo phương pháp này, hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,4 được xem là quan trọng và ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hair et al., 2009). Theo Hair et al. (2009) cũng gợi ý rằng tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,3 nếu cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Hệ số tải nhân tố (Factor loading) phải > 0,754. Trong nghiên cứu này, với cỡ mẫu n = 220, tác giả chọn hệ số tải nhân tố  0,5 để đề tài đạt mức ý nghĩa thực tiễn.

KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, theo Gerbing và Anderson (1988) thì tổng phương sai trích phải ≥ 50% thì EFA mới phù hợp.

37

4.3.2.1. Phân tích EFA các khái niệm thành phần.

Bảng 4.14 Kết quả phân tích EFA các khái niệm thành phần lần đầu

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật syngenta của nông dân huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 38)