Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật syngenta của nông dân huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 26)

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al.,1998).

Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2012).

2.2.3.4. Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysi – CFA)

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ thuật thống kê của mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). CFA cho chúng ta kiểm định các biến quan sát (measured variables) đại diện cho các nhân tố (constructs) tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê (Phạm Lê Hồng Nhung và cộng sự, 2012). Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá giá trị thương hiệu thuốc BVTV Syngenta của nông dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

17

2.2.3.4. Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural equation modeling – SEM)

Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc. SEM có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trong dài hạn, phân tích nhân tố khẳng định (CFA), các mô hình không chuẩn hoá, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tương quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn (Non-Normality), hay dữ liệu bị thiếu (missing data) (Phạm Đức Kỳ, 2007).

"Mô hình SEM phối hợp được tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) để cho phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ước lượng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lường), SEM cho phép ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lường và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non-recursive), đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị" (Phạm Đức Kỳ, 2007).

18

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SYNGENTA 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

3.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty Syngenta là một công ty hóa chất toàn cầu hàng đầu thế giới về thị trường hạt giống và thuốc BVTV. Syngenta có liên quan đến công nghệ sinh học và nghiên cứu di truyền. Công ty được xếp hạng thứ ba trong tổng số hạt giống và hàng công nghệ sinh học được bán trong năm 2009 tại thị trường thương mại. Doanh số bán hàng trong năm 2010 là khoảng 11,6 tỷ USD. Syngenta sử dụng hơn 27.000 lao động trong hơn 90 quốc gia. Syngenta được niêm yết trên cả hai thị trường chứng khoán Thụy Sĩ và ở New York.

Syngenta được thành lập vào ngày 13 tháng 11 năm 2000 đặt trụ sở tại Basel, Thụy Sĩ, bởi sự sát nhập của hai công ty lớn là công ty Novartis với lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp và công ty Zeneca trong lĩnh vực hóa chất nông nghiệp.

Tại Việt Nam, năm 2000 cũng là năm công ty TNHH Syngenta Việt Nam được thành lập mà tiền thân là công ty TNHH Novartis Việt Nam với loại hình là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và có trụ sở tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, số 16 đường 3A, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Syngenta Việt Nam chỉ chịu trách nhiệm nhập khẩu, thay đổi bao bì và phân phối các sản phẩm của tổng công ty Syngenta chứ không tự sản xuất sản phẩm.

Syngenta kế thừa những điểm mạnh và truyền thống của hai công ty xuất sắc. Tuy nhiên, nó vẫn có một cá tính rõ ràng của do chính nó sở hữu. Tên của công ty Syngenta, có hai nguồn gốc khác nhau. "Syn" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp. Nó phản ánh sức mạnh tổng hợp, tích hợp, và củng cố sức mạnh. "Genta" liên quan đến con người và cá nhân. Nó bắt nguồn từ "gens", theo tiếng La-tinh có nghĩa là cho những người hay cộng đồng. Vì vậy, Syngenta có nghĩa là "mang mọi người lại với nhau."

Năm 2008, Syngenta nhận giải thưởng World Business and Development Awards (WBDA) cho sự phát triển và giới thiệu thành công giống củ cải đường mới có thể được trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân, các ngành công nghiệp đường và ethanol.

19

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Chú thích: EAME: Europe, Africa and Middle East (Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông). APAC: Asia Pacific ( Châu Á - Thái Bình Dương).

Nguồn: Syngenta - Báo cáo quản trị công ty và báo cáo bồi thường năm 2012

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Syngenta

3.2. SẢN PHẨM

Sản phẩm của công ty Syngenta bao gồm hai lĩnh vực là thuốc BVTV và hạt giống cây trồng nhưng trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu riêng lĩnh vực thuốc BVTV.

3.2.1. Thuốc diệt cỏ trọn lọc

Các thương hiệu lớn như: Axial, Callisto, Fusilade, Topik...phát triển mạnh ở thị trường Canada và Mỹ với mức tăng trưởng ổn định. Năm 2010 thuốc diệt cỏ trọn lọc đóng góp mức doanh thu 2.308 triệu USD, năm 2011 tăng lên 2.617 triệu USD tăng 13,4% so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục tăng lên 2.939 triệu USD tăng 12,3% so với năm 2011 (Syngenta - báo cáo tài chính 2012).

Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Giám đốc tài chính Tổng Giám Đốc Giám đốc điều hành APAC & Bắc Mỹ Trưởng phòng pháp lý & Thuế Giám đốc điều hành EAME và Mỹ La Tinh Trưởng phòng Nghiên cứu &

Phát triển Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Trưởng phòng hoạt động toàn cầu Trưởng phòng nguồn nhân lực

20

3.2.2. Thuốc diệt cỏ không chọn lọc

Các thương hiệu lớn như: Gramoxone, Touchdown. Gramoxone phát triển mạnh ở Mỹ La Tinh và Mỹ, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương phát triển thấp hơn một phần do không gia hạn việc đăng ký tại Hàn Quốc. Touchdown bán hàng tăng trương mạnh, đặc biệt là ở châu Mỹ. Năm 2010, thuốc diệt không chọn lọc đóng góp mức doanh thu 987 triệu USD, năm 2011 tăng lên 1.117 triệu USD tăng 13,2%. Năm 2012, mức doanh thu tăng lên 1.246 triệu USD, tăng 11,5% so với năm 2011 ( Syngenta - báo cáo tài chính 2012).

3.2.3. Thuốc diệt nấm

Các thương hiệu lớn như: Alto, Amista, Bravo, Revus... Phát triển mạnh ở Mỹ La Tinh, Mỹ và châu Âu. Năm 2010, thuốc diệt nấm đóng góp mức doanh thu 2.662 triệu USD, năm 2011 tăng lên 2.998 triệu USD tăng 12,6% so với năm 2010. Năm 2012, mức doanh thu riêng cho dòng sản phẩm này là 3.044 triệu USD chỉ tăng 1,74% so với năm 2011, nguyên nhân do hạn hán kéo dài ở thị trường Mỹ La Tinh trong quý 1 và thị trường nước Mỹ trong suốt mùa hè năm 2012, làm chùng lại nhu cầu thuốc diệt nấm (Syngenta - báo cáo tài chính 2012).

3.2.4. Thuốc trừ sâu

Các thương hiệu lơn như: Actara, Durivo, Force, Karate... Phát triển mạnh ở Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh. Năm 2010, thuốc trừ sâu đóng góp mức doanh thu 1.475 triệu USD, năm 2011 tăng lên 1.790 triêu USD tăng 21,4% so với năm 2010. Năm 2012, mức doanh thu cho sản phẩm này tăng lên 1.841 triệu USD tăng 2,8% so với năm 2011, nguyên nhân tương tự như đối với thuốc diệt nấm (Syngenta - báo cáo tài chính 2012).

3.2.5. Thuốc chăm sóc hạt giống

Các thương hiệu lớn như: Avicta, Cruiser, Dividend...phát triển mạnh ở thị trường Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ. Năm 2010, thuốc chăm sóc hạt giống đóng góp mức doanh thu 838 triệu USD, năm 2011 tăng lên 1.018 triệu USD tăng 21,5% so với năm 2010. Năm 2012, mức doanh thu cho sản phẩm này tăng lên 1.107 triệu USD tăng 8,7% so với năm 2011 (Syngenta - báo cáo tài chính 2012).

21

3.3. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH 3.3.1. Tham vọng 3.3.1. Tham vọng

Một trong những điều độc đáo về Syngenta là hành động và các sản phẩm của Syngenta có thể giúp giải quyết một trong những tình huống khó xử và đầy thách thức của hành tinh đó là "làm thế nào để phát triển cây trồng nhiều hơn từ nguồn tài nguyên ít hơn". Điều này dẫn đến tham vọng của Syngenta là mang lại an ninh lương thực lớn hơn, một cách bền vững hơn đối với môi trường thế giới ngày càng đông dân bằng cách tạo ra một bước thay đổi trong năng suất nông nghiệp.

Thông qua việc triển khai khoa học đẳng cấp thế giới, Syngenta hướng tới việc thay đổi cách cây được trồng và nhìn xa hơn về năng suất. Điều này bao gồm mô hình đi đến thị trường mới, đặc biệt là xây dựng trên sự thành công của Syngenta trong việc tiếp cận khách hàng mới tại các thị trường mới nổi.

3.3.2. Chiến lƣợc

Để hướng tới việc đáp ứng tham vọng, Syngenta đặt người dân tại trung tâm của tất cả mọi thứ. Chiến lược của Syngenta là kêu gọi mọi người suy nghĩ như một người dân và hiểu rằng họ nghĩ gì về đất và cây trồng của mình. Với bề rộng lớn về công nghệ trong bảo vệ thực vật, hạt giống và chăm sóc, Syngenta không chỉ cung cấp cho người dân những gì ở hiện tại mà còn là công nghệ thật sự sáng tạo và biến đổi trong tương lai. Các giải pháp này sẽ giúp người dân có thể đáp ứng những thách thức ngày càng phức tạp của hôm nay và ngày mai.

Cốt lõi của sự thành công lâu dài của chiến lược là sự đổi mới, đặc biệt là trong nghiên cứu và phát triển. Các sản phẩm của tương lai chắc chắn sẽ cần phải sản xuất thêm sản lượng, nhưng cũng cần phải có một tác động tích cực đối với môi trường và những người sống trên đất. Syngenta đã tiến hành đổi mới vượt ra ngoài mô hình sản phẩm hóa chất và chế phẩm sinh học tiến tới đổi mới cả cây trồng và quy mô.

3.4. CHÍNH SÁCH VÀ CAM KẾT TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY 3.4.1. Chính sách trách nhiệm 3.4.1. Chính sách trách nhiệm

Syngenta đã cam kết để thúc đẩy và duy trì tiêu chuẩn cao về trách nhiệm của công ty trên toàn thế giới trong một ngành công nghiệp là điều cần thiết để sản xuất thực phẩm nông nghiệp toàn cầu.

22

Công ty hoạt động theo luật của chính nó trong ứng xử và chính sách y tế, an toàn và môi trường, tôn trọng nhân quyền và các quy định quốc tế, các tiêu chuẩn khoa học cao nhất.

3.4.2. Cam kết trách nhiệm

Bất cứ nơi nào Syngenta hoạt động, nó nhằm mục đích:

 Duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao trong tất cả các hoạt động kinh doanh.

 Đóng góp cho nông nghiệp bền vững trong sản xuất thực phẩm lành mạnh và bảo tồn đa dạng sinh học.

 Thúc đẩy thực hành hiệu quả, an toàn, lành mạnh và nguồn lực cho sản xuất.

 Thực hiện các tiêu chuẩn cao về quản lý sử dụng an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm với môi trường.

 Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp và khách hàng của mình thông qua các tiêu chuẩn trách nhiệm so sánh.

 Tôn trọng các tài năng đa dạng và tiềm năng sáng tạo của nhân viên.

 Đóng góp tích cực cho cộng đồng nơi nó có hoạt động.

23

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Huyện Thoại Sơn ngày nay là một trong 11 huyện thị của tỉnh An Giang, nằm về phía đông nam tứ giác Long Xuyên, huyện lỵ đặt tại thị trấn Núi Sập. Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tây Bắc giáp huyện Tri Tôn, Đông giáp thành phố Long Xuyên, Nam giáp huyện Thốt Nốt (Cần Thơ), Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Hiệp và Hòn Đất (Kiên Giang). Thoại Sơn có diện tích tự nhiên là 46.885,52 ha, trong đó có 41.261,22 ha đất canh tác. Toàn huyện có 42.267 hộ với 180.951 nhân khẩu, được phân bố trên 14 xã, 3 thị trấn (Núi Sập, Óc Eo và Phú Hòa) với 76 ấp (số liệu thống kê ngày 31-12-2010).

Ngoài những ngọn núi cuối cùng được thiên nhiên ban tặng ở đồng bằng Tây Nam Bộ thì địa hình còn lại của huyện bằng phẳng, đất thuần nông, chịu ảnh hưởng lũ hàng năm của sông Hậu. Các xã phía Đông và Nam đất phù sa màu mỡ, các xã phía Bắc ruộng đất còn nhiễm phèn, đất triền núi trồng cây ăn trái và hoa màu, diện tích nhỏ. Thoại Sơn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố theo tuyến sông và kênh, tạo nguồn nhân lực cải tạo đất. Vị trí của huyện nằm ở vĩ độ Bắc từ 10011’ đến 11022’ và kinh độ Đông từ 10506’ đến 105017’; khí hậu nhiệt đới, có gió mùa với hai mùa nắng, mưa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 28,60C.

Những năm gần đây, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đào mới và nạo vét hàng trăm km kênh mương để tháo chua rửa phèn, cùng với việc xây dựng hệ thống đê bao chống lũ đã biến toàn bộ diện tích lúa mùa nổi trước đây thành diện tích đất trồng lúa 2 vụ rồi 3 vụ/năm. Cụm núi Sập và núi Ba Thê cũng được cải tạo thành 2 khu du lịch chủ yếu của Thoại Sơn.

Tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010-2012 được xem là ổn định và không có thay đổi đáng kể bảng (4.1)

24

Bảng 4.1 Tình hình xuống giống trồng lúa của huyện Thoại Sơn giai đoạn 2010-2012

Năm Vụ mùa Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (tấn/ha) 2009-2010 Vụ đông xuân 36.490 273.675 7,5 Vụ hè thu 36.148 206.043 5,7 Vụ thu đông 32.109 186.232 5,8 Cả năm 104.747 665.950 6,3 2010-2011 Vụ đông xuân 36.599 281.812 7,7 Vụ hè thu 36.151 209.676 5,8 Vụ thu đông 33.433 200.932 6,0 Cả năm 106.183 692.420 6,5 2011-2012 Vụ đông xuân 36.580 281.666 7,7 Vụ hè thu 36.299 210.534 5,8 Vụ thu đông 33.225 202.672 6,1 Cả năm 106.104 694.872 6,5

Nguồn: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn

Dựa vào số liệu bảng 4.1, ta thấy diện tích lúa toàn huyện qua các năm có chiều hướng tăng nhẹ, cụ thể năm 2010-2011 diện tích lúa cả năm đạt 106.183 ha tăng 1.436 ha so với năm 2009-2010, nguyên nhân là do tình hình phát triển đê bao trồng lúa vụ thu đông phát lam tăng diện tích xuống giống trong vụ thu đông. Năm 2011-2012 diện tích lúa giảm nhẹ so với năm 2010-2011 (79 ha) tuy nhiên lượng giảm này không đáng kể. Sản lượng lúa qua các năm cũng có chiều hương tăng, cụ thể năm 2010-2011 đạt 692.420 tấn tăng 26.470 tấn so với năm 2009- 2010, nguyên nhân diện tích và năng suất lúa năm 2010-2011 đều tăng so với năm 2009-2010. Sản lượng lúa năm 2011-2012 đạt 694.872 tấn tăng 2.452 tấn so với năm 2010-2011, nguyên nhân là do sự cải thiện trong năng suất lúa của vụ thu đông năm 2011-2012 so với năm 2010-2011. Dựa vào bảng số liệu ta cũng nhận thấy, diện tích, sản lượng cũng như năng suất của các mùa vụ trong năm thì vụ đông xuân luôn chiếm ưu thế, nguyên nhân là do điều kiện khí hậu thời tiết cũng như tình hình dịch hại trong vụ này có phần thuận lợi hơn cho sự phát triển của cây lúa.

Do giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ phỏng vấn những nông dân

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu thuốc bảo vệ thực vật syngenta của nông dân huyện thoại sơn tỉnh an giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)