Định mức phân bổ chi ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 58)

6. Bố cục của luận văn

3.3.3.Định mức phân bổ chi ngân sách

Theo quy định hiện hành, định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên và các khoản phụ cấp, chế độ khác theo quy định của TW và địa phƣơng ngân sách cấp huyện, xã dựa vào năm yếu tố cơ bản là:

- Đảm bảo kinh phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của từng địa phƣơng, từng ngành theo phạm vi đƣợc phân cấp, không làm giảm tổng chi có tính chất thƣờng xuyên của địa phƣơng;

- Định mức xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật NSNN: Phân bổ ngân sách công bằng, hợp lý giữa các sở, đơn vị cấp tỉnh, các địa phƣơng và công khai. Các tiêu chí của các định mức phân bổ phải cụ thể rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán, dễ kiểm tra;

- Đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách cụ thể của Nhà nƣớc, của tỉnh đối với từng lĩnh vực, từng vùng, bao gồm cả những chế độ chính sách sẽ phát sinh (hay giảm) trong năm. Định mức phân bổ ngân sách đối với các địa phƣơng bao gồm cả đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

- Phƣơng hƣớng xây dựng định mức phân bổ ngân sách của TW; - Khả năng ngân sách.

* Định mức phân bổ ngân sách hiện nay của huyện Diễn Châu thực hiện theo Quyết định số 103/2011/QĐ.UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NS địa phương năm 2010 và ổn định đến năm 2015

3.4. Thực trạng chu trình quản lý ngân sách nhà nƣớc

3.4.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Công tác lập dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm tại huyện Diễn Châu đƣợc tiến hành nhƣ sau:

kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính, tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã.

Các đơn vị dự toán căn cứ các văn bản hƣớng dẫn, số kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên và các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức quy định để xây dựng và tính toán cụ thể các nội dung thu - chi, lập dự toán thu - chi ngân sách của đơn vị mình theo Mục lục NSNN báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính đồng cấp xem xét.

Trong 5 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2010- 2015, Sở Tài chính tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với các đơn vị dự toán trực thuộc huyện và UBND các xã.

Dự toán ngân sách cấp huyện đƣợc lập theo phƣơng pháp tổng hợp từ dƣới lên: Từ các đơn vị cơ sở tổng hợp và cuối cùng tổng hợp lại thành dự toán thu - chi NSNN của huyện.

Dự toán ngân sách của huyện sau khi tổng hợp xong, đƣợc thảo luận với Sở Tài chính vào tháng 8 hoặc tháng 9 của năm báo cáo.

Vào kỳ họp HĐND cuối năm, HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện và mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện quyết định giao dự toán, phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và UBND các xã.

Sau khi nhận đƣợc quyết định giao dự toán, phân bổ dự toán thu, chi ngân sách của UBND huyện, tại kỳ họp HĐND xã cuối năm, UBND trình HĐND quyết định dự toán ngân sách cấp mình.

Thông thƣờng dự toán ngân sách gồm hai phần chính: Các bảng số liệu thu - chi NSNN và các bản thuyết minh bằng lời.

Theo quy định của huyện, có 2 cơ quan chịu trách nhiệm chính về chuẩn bị và tổng hợp toàn bộ dự toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng, đó là:

- Chi cục thuế chịu trách nhiệm trƣớc UBND về việc rà soát, xác định nguồn thu NSNN tại địa bàn bao gồm tất cả các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác cho NSNN từ các đối tƣợng trên địa bàn. Sau đó, tổng hợp thành kế hoạch thu cả năm theo từng mục, nội dung thu.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ hƣớng dẫn của TW, tỉnh về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và số kiểm tra của tỉnh....chủ trì, tính toán dự toán chi thƣờng xuyên cho tất cả các đối tƣợng, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Sau đó cộng với phần dự toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản để hình thành tổng dự toán chi NSNN trên địa bàn. Đồng thời căn cứ vào dự kiến kế hoạch thu của Chi cục thuế chuyển sang để hình thành tổng dự toán thu NSNN trên địa bàn. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thẩm tra các báo cáo đầu tƣ của các dự án; đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các định hƣớng chỉ đạo của tỉnh và tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB của huyện trong năm báo cáo để xây dựng phƣơng án sử dụng vốn NSNN để đầu tƣ cho các công trình xây dựng cơ bản trong năm kế hoạch.

3.4.2. Chấp hành ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nhiệm vụ cả năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp trƣớc ngày 20 tháng cuối quý trƣớc.

Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu trong quý, lập phƣơng án điều hành ngân sách quý của cấp mình đảm bảo nguồn chi phải có trong dự toán, đúng chế độ.

Căn cứ vào dự toán chi NSNN hàng năm đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện chi trả, thanh toán

các khoản chi NSNN theo nguyên tắc, chế độ hiện hành.

3.4.2.1. Thu và quản lý thu ngân sách nhà nước

Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách đã đƣợc HĐND huyện phê chuẩn và quyết định phân bổ dự toán ngân sách của UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì cùng với Chi cục thuế và ngành chủ quản phân bổ dự toán thu ngân sách chi tiết cho từng đơn vị, trình Chủ tịch UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách.

Sau khi giao dự toán thu, ngành thuế chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai nhiệm vụ thu ngân sách và chống thất thu thuế.

Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí phải sử dụng biên lai thu, giấy nộp tiền do ngành thuế quản lý. Đối với những khoản thu ngoài thuế phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính quy định tại quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính.

Việc quản lý thu, sử dụng phí và lệ phí thực hiện theo thông tƣ số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (nay là Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ và Thông tƣ số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính) và các văn bản hƣớng dẫn khác của TW và địa phƣơng.

Đối với các khoản thu sự nghiệp, thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (nay là Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu, đặc biệt là cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nƣớc tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu vào NSNN, thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu đảm bảo mọi nguồn thu ngân sách phải đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ NSNN. Ngành thuế thực hiện ổn định và công khai mức khoán thuế từ 6 tháng đến 1 năm đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, mở rộng hình thức tự kê khai và nộp thuế.

Tất cả các khoản huy động, quyên góp, đóng góp chỉ đƣợc thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc và phải đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

Các khoản thu đã phân cấp cho ngân sách cấp nào thì phần thu vƣợt ngân sách cấp đó đƣợc hƣởng theo tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp đó và đƣợc sử dụng theo quy định hiện hành.

Tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Diễn Châu từ 2010 - 2014 như sau:

Trên cơ sở nhiệm vụ cả năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp trƣớc ngày 20 tháng cuối quý trƣớc.

Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu trong quý, lập phƣơng án điều hành ngân sách quý của cấp mình đảm bảo nguồn chi phải có trong dự toán, đúng chế độ.

Căn cứ vào dự toán chi NSNN hàng năm đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc, chế độ hiện hành.

Số liệu cụ thể về tình hình thu ngân sách trên địa bàn huyện Diễn Châu từ 2010 - 2014, như sau:

Bảng số 02: Kết quả thu ngân sách huyện Diễn Châu 2010-2014:

Đơn vi ̣ tính: Triê ̣u đồng

TT Nô ̣i dung 2010 2011 2012 2013 2014

I Tổng số thu 174.020 164.796 112.430 107.831 130.092

1 Thuế CTN- Dịch vụ ngoài

quốc doanh 23.739 39.778 51.873 57.349 60.114

1.1 Thuế Môn bài 1.513 1.904 1.762 2.105 2.062 1.2 Thuế GTGT 18.130 32.446 42.279 46.844 43.523 1.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 29 57 72 167 122 1.4 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 3.624 4.140 6.125 6.243 9.746

1.5 Thuế Tài nguyên 185 381 765 956 1.435

1.6 Thu khác ngoài quốc

doanh 258 850 780 1.034 3.226

2 Lệ phí trƣớc bạ 16.444 20.874 15.163 21.632 22.087

3 Thu tiền sử dụng đất 121.860 90.234 29.618 10.459 30.128

4 Thu tiền thuê đất và mặt

nƣớc 485 541 1.183 872 1.111

5 Thu phí và lệ phí 2.777 3.233 3.586 6.263 4.950

6 Thuế sử dụng đất phi

nông nghiệp 1.906 2.253 2.327 2.827 2.766

7 Thuế thu nhập cá nhân 4.136 5.603 4.955 4.259 4.030

8 Thu khác NS cấp huyện 65 336 346 242 200

9 Thu cố định tại xã 2.608 1.944 3.379 3.928 4.706

(Nguån: Phßng Tµi chÝnh - KÕ ho¹ch huyện Diễn Châu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả thu ngân sách huyện giai đoạn 2010 – 2014 trên cho thấy, thu ngân sách trên địa bàn huyện Diễn Châu (loại trừ tiền cấp quyền sử dụng đất) trong những năm qua liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, tiền sử dụng đất năm 2010 và 2011 cao (do tại thời điểm năm 2010, 2011 giá bất động sản cao) và giảm dần trong năm 2012, 2013 và 2014.

Bảng số 03: Cơ cấu thu NSNN từ năm 2010 - 2014 huyện Diễn Châu:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Tổng thu

Trong đó Tỷ trọng (%)

Tiền sƣ̉ du ̣ng đất Loại trừ tiền sƣ̉ du ̣ng đất Tiền sƣ̉ du ̣ng đất Loại trừ tiền sƣ̉ du ̣ng đất 2010 174.020 121.860 52.160 70,03 29,97 2011 164.796 90.234 74.562 54,75 45,25 2012 112.430 29.618 82.812 26,34 73,66 2013 107.831 10.459 97.372 9,7 90,30 2014 130.092 30.128 99.964 23,16 76,84 Tổng cô ̣ng 689.169 282.299 406.870 40,96 59,04

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Diễn Châu)

Nguồn thu tƣ̀ thu tiền sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2014 (thông qua đấu giá QSD đất, giao đất theo đối tƣợng quy định) đạt 282,299 tỷ đồng, chiếm 40,96 % tổng thu. Tiền sử dụng đất có số thu lớn và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách địa phƣơng là do cơ chế khai thác quỹ đất để đầu tƣ cơ sở hạ tầng của huyện tại Khu du lịch biển Diễn Thành (Tỉnh có cơ chế cho huyện Diễn Châu để lại 50% để đầu tƣ hạ tầng khu du lịch) và một số địa điểm ven tuyến Quốc lộ 1 A, tỉnh lộ 538 và tỉnh lộ 48. Do năm 2010 và 2011 giá đất vẫn còn cao nên số thu tiền cấp quyền sử dụng đất 2 năm 2010 và 2011 đạt 212,094 tỷ đồng, chiếm 75,13% số thu tiền sử dụng đất 5 năm, từ 2010 đến 2014.

Loại trừ tiền sử dụng đất , nguồn thu còn lại bao gồm: Thu từ khu vực công thƣơng nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, phí và lệ phí,...Đây là nguồn thu mang tính bền vững cao và phản ánh đúng tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế của Diễn Châu. Giai đoạn 2010-2014 tổng các nguồn thu này đạt 406,870 tỷ đồng, bình quân tăng trƣởng mỗi năm gần 20%.

chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, số thu liên tục tăng cao, năm 2010 thu 23,739 tỷ đồng đến năm 2014 đạt 60,114 tỷ đồng gấp 2,5 lần so với năm 2010 và chiếm 60,14% trong tổng số thu (không tính tiền sử dụng đất). Đây là lĩnh vực tiềm tàng về nguồn thu, tuy nhiên, thực tế đây là khu vực quản lý khá khó khăn do các doanh nghiệp tƣ nhân chủ yếu vẫn thực hiện theo phƣơng pháp khoán thuế, việc mở sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn GTGT khi bán hàng phần nhiều vẫn mang tính hình thức, số liệu không thực chất; trong khi Nhà nƣớc vẫn chƣa có các chế tài phù hợp để giám sát, kiểm tra, xử phạt. Bên cạnh đó, hầu hết ngƣời dân khi mua hàng không yêu cầu đơn vị bán hàng phải cung cấp hoá đơn GTGT nên đã vô tình tiếp tay cho các cơ sở kinh doanh trốn thuế. Có thể nói số thu từ khu vực kinh tế này còn thất thu lớn, chính quyền các cấp và và các cơ quan chức năng cần có chính sách, biện pháp tích cực hơn để chống thất thu, tăng thu cho NSNN từ khu vực kinh tế này vừa đảm bảo khu vực kinh tế này phát triển, đồng thời đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc giữa các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh, hạn chế thất thu ngân sách Nhà nƣớc.

3.4.2.2. Chi và quản lý chi ngân sách nhà nước

Cùng với sự đổi mới trong quản lý điều hành nền kinh tế nói chung, cơ chế quản lý điều hành NSNN của huyện Diễn Châu giai đoạn 2010 - 2014 có nhiều chuyển biến tích cực. Chú trọng đầu tƣ hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu nông nghiệp; quan tâm tăng đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tỷ trọng chi đầu tƣ cho giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá và cho phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội cũng đƣợc quan tâm, bố trí phù hợp. Nhiều cơ chế chính sách tài chính đƣợc áp dụng ở huyện nhƣ: Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (trợ giá các loại giống, phân bón, chuyển đổi ruộng đất,..); chính sách thu hút đầu tƣ (hỗ trợ đào tạo nghề, GPMB, cải cách thủ tục hành

chính); chính sách phát triển hạ tầng (khai thác quỹ đất để đầu tƣ cơ sở hạ tầng); các chính sách phát triển về lĩnh vực văn hóa - xã hội (cơ chế xây dựng nhà văn hóa; phát triển trƣờng đạt chuẩn quốc gia; xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế,..), đầu tƣ trở lại nguồn thu vƣợt dự toán giao đầu năm v.v... đã góp phần khuyến khích phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, kích thích đầu tƣ đã góp phần hoàn thành các mục tiêu,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 58)