Cơ chế phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn huyện Diễn Châu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 52)

6. Bố cục của luận văn

3.3. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn huyện Diễn Châu

Các tiêu chí để tiến hành phân cấp quản lý ngân sách đó là: * Về phân cấp thu ngân sách:

- Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế -xã hội;

- Căn cứ vào địa bàn phát sinh nguồn thu (nguồn thu phát sinh trên địa bàn nào, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nào,...thì cấp đó quản lý thu);

- Gắn phân cấp quản lý nguồn thu với việc bồi dƣỡng, khai thác nguồn thu, chống thất thu trên địa bàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi.

* Về phân cấp chi ngân sách:

- Căn cứ phân cấp quản lý kinh tế -xã hội;

- Căn cứ vào địa bàn phát sinh nguồn chi (Đơn vị thuộc cấp nào quản lý nhiệm vụ chi gắn liền với nhiệm vụ chính trị của cấp nào...thì phân cấp chi cho cấp đó);

Trƣởng phòng

Phó phòng phu ̣ trách

Kế hoa ̣ch và Đầu tƣ Phó phòng phu ̣ trách

Ngân sách

Bộ phận kế hoạch kinh tế –

xã hội

Bộ phận xây dƣ̣ng cơ bản và thẩm đi ̣nh quyết

vốn đầu tƣ

Bô ̣ phâ ̣n chuyên quản các đơn vị dƣ̣ toán và Ngân

sách xã

Bộ phận kế toán ngân sách

- Gắn phân cấp quản lý chi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo trật tự trên địa bàn, với việc tinh giản biên chế và nâng cao năng lực bộ máy quản lý hành chính.

3.3.1. Phân cấp quản lý thu ngân sách địa phương

Nguồn thu ngân sách địa phƣơng đƣợc phân thành 2 nhóm: Thu cố định và thu điều tiết. Cơ chế điều hành, phân công, phân cấp quản lý ngân sách hiện hành của tỉnh Nghệ An quy định rõ các khoản thu cố định đƣợc để lại 100% cho từng cấp ngân sách và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã (gọi là tỷ lệ điều tiết các cấp ngân sách).

Việc xác định tỷ lệ điều tiết các khoản thu đƣợc thực hiện trên nguyên tắc cấp nào quản lý thu thì điều tiết tối đa cho cấp đó, nhƣng vẫn đảm bảo có bổ sung từ ngân sách cấp trên để ổn định chi khi số thu chƣa huy động kịp thời vào ngân sách.

Trên cơ sở các nhiệm vụ chi quan trọng, cần thiết và điều hoà ngân sách cho các địa phƣơng, huyện Diễn Châu đƣợc phân chia tỷ lệ % các khoản thu ngân sách nhƣ sau:

+ Ngân sách cấp huyện hưởng 100%:

- Thuế môn bài doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

- Các khoản phí và lệ phí (Sau khi đƣợc trừ các khoản chi theo quy định của pháp luật của do các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu);

- Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị thuộc cấp huyện quản lý;

- Các khoản thu khác từ khu vực công thƣơng nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện tại các tổ chức kinh tế;

cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc cho ngân sách cấp huyện;

- Thu kết dƣ ngân sách cấp huyện;

- Thu tiền bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nƣớc từ công tác chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại v.v... của các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện quyết định;

- Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền cấp huyện quyết định, thu từ xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn (kể cả do Cục thuế xử phạt trên địa bàn);

- Huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nƣớc.

- Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện: Thu bán, thanh lý tài sản, thu hồi các khoản chi năm trƣớc (trừ các đơn vị sự nghiệp thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ) do các đơn vị cấp huyện quản lý nộp;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trƣớc sang năm sau; - Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách:

1, Thuế GTGT và thuế TNDN thu từ khu vực CTN - DV ngoài quốc doanh:

- Đối với các hộ cá thể sản xuất kinh doanh : + Huyện hƣởng: 50% .

+ Xã: 50%

+ Ngân sách tỉnh: 20%; + Ngân sách huyện: 80%. 2, Thu tiền sử dụng đất:

- Đối với thu tiền sử dụng đất khi nhà nƣớc đấu giá QSD đất và giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân:

+ Ngân sách tỉnh: 40%; + Ngân sách huyện: 30%; + Ngân sách xã: 30%.

3, Lệ phí trƣớc bạ:

- Đối với lệ phí trƣớc bạ nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: + Ngân sách tỉnh: 70%;

+ Ngân sách huyện: 30%.

- Đối với lệ phí trƣớc bạ (Không kể lệ phí trƣớc bạ nhà đất): Ngân sách tỉnh: 40%, ngân sách huyện: 40%.

3.3.2. Phân cấp quản lý nhiệm vụ chi ngân sách địa phương

Nhiệm vụ chi NSĐP bao gồm 2 nhóm chính: Chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên. Cơ chế phân cấp quản lý chi ngân sách đối với từng nhiệm vụ chi của huyện Diễn Châu trong thời gian qua nhƣ sau:

a, Đối với chi đầu tƣ phát triển:

- Chi đầu tƣ XDCB các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do cấp huyện quản lý theo quy định phân cấp đầu tƣ và xây dựng của tỉnh;

- Các chƣơng trình đầu tƣ phát triển phân cấp cho cấp huyện nhƣ: Hỗ trợ giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mƣơng, hỗ trợ xây dựng trụ sở xã, trƣờng học, nhà văn hóa thôn, xóm; hỗ trợ xây dựng các công trình thuộc danh mục nông thôn mới;

Theo quy định của UBND tỉnh Nghệ An về Quản lý đầu tư xây dựng công trình và đấu thầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư được quy định như sau:

- Chủ tịch UBND cấp huyện: Quyết định đầu tƣ các dự án nhóm B và C sử dụng ngân sách cấp huyện trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng;

- Chủ tịch UBND cấp xã: Quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng ngân sách cấp xã trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng;

Ủy quyền quyết định đầu tƣ:

+ Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng ngân sách tỉnh dƣới 03 tỷ đồng;

+ Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, Chủ tịch UBND cấp huyện đƣợc ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tƣ các dự án sử dụng ngân sách huyện đầu tƣ hoặc hỗ trợ trực tiếp trong phạm vi và khả năng cân đối của ngân sách huyện.

b, Chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.

c, Chi các chƣơng trình, mục tiêu, dự án, nhiệm vụ cấp trên giao cho địa phƣơng.

d, Chi thƣờng xuyên:

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý:

+ Sự nghịêp giao thông: Duy tu, bảo dƣỡng, sửa chữa các công trình giao thông do huyện quản lý.

+ Sự nghịêp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp do huyện quảnlý.

+ Sự nghịêp thị chính: Duy tu, bảo dƣỡng, hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nƣớc, giao thông nội thị, công viên cây xanh, vệ sinh môi trƣờng và khu dân cƣ thuộc các sự nghiệp thị chính khác.

+ Các sự nghiệp kinh tế khác do huyện quản lý nhƣ hoạt động quản lý chợ, quản lý các cụm công nghiệp nhỏ trên địa bàn; chi hỗ trợ thực hiện các chính sách, cơ chế về phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp - xây dựng, dịch vụ,..

- Chi các hoạt động sự nghiệp Giáo dục - đào tạo bao gồm: Các trƣờng mầm non, tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị, Trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, Trung tâm GDTX và các hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo khác của huyện.

- Chi các hoạt động sự nghiệp Y tế gồm: Chi lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản đóng góp nhƣ: BHXH, BHYT Bệnh viện Đa khoa huyện Diễn Châu, Trung tâm y tế Dự phòng Diễn Châu, chi cho cán bộ y tế cơ sở. Chi cho công tác khám chữa bệnh, mua sắm thiết bị phục vụ chuyên môn.

- Chi các hoạt động sự nghiệp văn hoá thông tin, phát thanh, thể dục thể thao và các hoạt động đảm bảo xã hội do các cơ quan cấp huyện quản lý, tổ chức thực hiện, các chƣơng trình phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm trên địa bàn.

- Chi hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nƣớc gồm: + Họat động các cơ quan Nhà nƣớc cấp huyện.

+ Họat động các cơ quan cấp huyện của Đảng Cộng Sản Việt Nam. + Họat động của các tổ chức chính trị xã hội nhƣ: UBMT Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Ngƣời cao tuổi,..

+ Tài trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Chi nhiệm vụ về Quốc phòng, An ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của các lực lƣợng, đơn vị thuộc cấp huyện.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3.3.3. Định mức phân bổ chi ngân sách

Theo quy định hiện hành, định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên và các khoản phụ cấp, chế độ khác theo quy định của TW và địa phƣơng ngân sách cấp huyện, xã dựa vào năm yếu tố cơ bản là:

- Đảm bảo kinh phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của từng địa phƣơng, từng ngành theo phạm vi đƣợc phân cấp, không làm giảm tổng chi có tính chất thƣờng xuyên của địa phƣơng;

- Định mức xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật NSNN: Phân bổ ngân sách công bằng, hợp lý giữa các sở, đơn vị cấp tỉnh, các địa phƣơng và công khai. Các tiêu chí của các định mức phân bổ phải cụ thể rõ ràng, đơn giản, dễ tính toán, dễ kiểm tra;

- Đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách cụ thể của Nhà nƣớc, của tỉnh đối với từng lĩnh vực, từng vùng, bao gồm cả những chế độ chính sách sẽ phát sinh (hay giảm) trong năm. Định mức phân bổ ngân sách đối với các địa phƣơng bao gồm cả đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

- Phƣơng hƣớng xây dựng định mức phân bổ ngân sách của TW; - Khả năng ngân sách.

* Định mức phân bổ ngân sách hiện nay của huyện Diễn Châu thực hiện theo Quyết định số 103/2011/QĐ.UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NS địa phương năm 2010 và ổn định đến năm 2015

3.4. Thực trạng chu trình quản lý ngân sách nhà nƣớc

3.4.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Công tác lập dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm tại huyện Diễn Châu đƣợc tiến hành nhƣ sau:

kiểm tra về dự toán ngân sách của Sở Tài chính, tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã.

Các đơn vị dự toán căn cứ các văn bản hƣớng dẫn, số kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên và các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức quy định để xây dựng và tính toán cụ thể các nội dung thu - chi, lập dự toán thu - chi ngân sách của đơn vị mình theo Mục lục NSNN báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cơ quan tài chính đồng cấp xem xét.

Trong 5 năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2010- 2015, Sở Tài chính tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với UBND huyện; phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với các đơn vị dự toán trực thuộc huyện và UBND các xã.

Dự toán ngân sách cấp huyện đƣợc lập theo phƣơng pháp tổng hợp từ dƣới lên: Từ các đơn vị cơ sở tổng hợp và cuối cùng tổng hợp lại thành dự toán thu - chi NSNN của huyện.

Dự toán ngân sách của huyện sau khi tổng hợp xong, đƣợc thảo luận với Sở Tài chính vào tháng 8 hoặc tháng 9 của năm báo cáo.

Vào kỳ họp HĐND cuối năm, HĐND huyện quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện và mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách xã. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND huyện quyết định giao dự toán, phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện và UBND các xã.

Sau khi nhận đƣợc quyết định giao dự toán, phân bổ dự toán thu, chi ngân sách của UBND huyện, tại kỳ họp HĐND xã cuối năm, UBND trình HĐND quyết định dự toán ngân sách cấp mình.

Thông thƣờng dự toán ngân sách gồm hai phần chính: Các bảng số liệu thu - chi NSNN và các bản thuyết minh bằng lời.

Theo quy định của huyện, có 2 cơ quan chịu trách nhiệm chính về chuẩn bị và tổng hợp toàn bộ dự toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng, đó là:

- Chi cục thuế chịu trách nhiệm trƣớc UBND về việc rà soát, xác định nguồn thu NSNN tại địa bàn bao gồm tất cả các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác cho NSNN từ các đối tƣợng trên địa bàn. Sau đó, tổng hợp thành kế hoạch thu cả năm theo từng mục, nội dung thu.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ hƣớng dẫn của TW, tỉnh về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và số kiểm tra của tỉnh....chủ trì, tính toán dự toán chi thƣờng xuyên cho tất cả các đối tƣợng, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Sau đó cộng với phần dự toán chi đầu tƣ xây dựng cơ bản để hình thành tổng dự toán chi NSNN trên địa bàn. Đồng thời căn cứ vào dự kiến kế hoạch thu của Chi cục thuế chuyển sang để hình thành tổng dự toán thu NSNN trên địa bàn. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thẩm tra các báo cáo đầu tƣ của các dự án; đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các định hƣớng chỉ đạo của tỉnh và tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB của huyện trong năm báo cáo để xây dựng phƣơng án sử dụng vốn NSNN để đầu tƣ cho các công trình xây dựng cơ bản trong năm kế hoạch.

3.4.2. Chấp hành ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nhiệm vụ cả năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý gửi cơ quan tài chính cùng cấp trƣớc ngày 20 tháng cuối quý trƣớc.

Cơ quan tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu trong quý, lập phƣơng án điều hành ngân sách quý của cấp mình đảm bảo nguồn chi phải có trong dự toán, đúng chế độ.

Căn cứ vào dự toán chi NSNN hàng năm đƣợc giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị, Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện chi trả, thanh toán

các khoản chi NSNN theo nguyên tắc, chế độ hiện hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)