Đặc điểm về nguồn vốn tại Vietcombank Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh huế (vietcombank huế) (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG VỂ THƯƠNG HIỆU VIETCOMBANK HUẾ

2.1.4Đặc điểm về nguồn vốn tại Vietcombank Huế

Từ bảng số liệu ta thấy:

Nhờ chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank Huế đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng cũng như các hoạt động khác của Ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm qua đã có mức tăng trưởng cao. Trong năm 2008, tình hình kinh tế có nhiều biến động, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN làm cho hoạt động huy động vốn của nhiều ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 nhờ chính sách tiền tệ ổn định của Nhà nước và sự cố gắng của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn tổng nguồn vốn huy động đạt 1565,840 tỷ đồng tăng đến 15.1% so với năm 2008. Đến năm 2010 cũng vậy, tổng nguồn vốn huy động được đã tăng 395,336 tỷ đồng tương ứng với 25.2%. Có thể nói trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn sự cạnh tranh lãi suất quyết liệt thì đây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện việc chi nhánh đã linh hoạt trong việc phát huy thế mạnh của mình nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng nguồn vốn huy động.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm. Năm 2009 tăng 76.6% so với năm 2008, năm 2010 tăng so với năm 2009. Huy động vốn từ dân cư là một ưu thế nổi trội của Vietcombank Huế, điều này phản ánh chính sách khách hàng đang đi đúng hướng với nhiều hình thức huy

động phong phú: tiết kiệm bậc thang, chứng chỉ tiền gửi…đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm mang tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác trên địa bàn.

Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn (dưới 40%) và có xu hướng giảm qua 3 năm. Nguyên nhân là nguồn vốn này mang tính chất không kỳ hạn, đa số là các khoản tiền ký quỹ để đảm bảo cho các khoản bảo lãnh của ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất của Ngân hàng đối với nguồn này không cao, chủ yếu là trả theo lãi suất không kỳ hạn. Về dài hạn, Chi nhánh nên có giải pháp để nâng cao nguồn huy động từ tổ chức kinh tế do nguồn này có chi phí thấp nhằm giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào, tăng lợi nhuận.

Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Nguồn tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao ( trên 70%). Năm 2009, nguồn này tăng 13.9% so với năm 2008 và đến năm 2010 nguồn này đã tăng đến 28.4%. Đây là một kết quả đàng khích lệ đối với chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế diễn biến phức tạp, lượng tiền gửi bằng nội tệ vào chi nhánh vẫn tăng đều đặn, giúp ngân hàng tránh được sự biến động về tỷ giá. Tuy nhiên Vietcombank Huế là ngân hàng có quan hệ với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, do đó trong thời gian tới, chi nhánh cần có biện pháp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn bằng ngoại tệ, vì nó là cơ sở để mở rộng các hoạt động ngoại thương như thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao tuyệt đối trong tổng vốn huy động, nguồn vốn không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp hơn. Ta thấy rằng nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh năm 2009 đã có mức tăng lớn so với 2008 tăng đến 2125.3%. Đây là nguồn chủ yếu để ngân hàng cho vay trung và dài hạn, giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động huy động vốn trong 3 năm qua đã cho thấu hướng đi đúng đắn của chi nhánh trong lĩnh vực này, các chính sách mà chi nhánh đưa ra đã phát huy tác dụng nên đã tác động tích cực tới khách hàng, làm tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng, phục vụ kịp thời nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và cá nhân. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM như hiện nay lãi suất huy động tăng kéo theo lãi suất đầu ra tăng, từ đó gia tăng mức độ tiềm

ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng, chi nhánh cần nổ lực hơn nữa để làm tốt công tác huy động vốn nhằm dảm bảo hoạt động ngân hàng được ổn định và phát triển.

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thương chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %

Nguồn vốn huy động 1,360,159 100 1,565,840 100 1,961,176 100 205,681 15.1 395,336 25.2

1. Theo loại tiền

VNĐ 979,314 72.0 1,115,040 71.2 1,431,658 73 135,726 13.9 316,618 28.4

Ngoại tệ (quy ra VNĐ) 380,845 28.0 450,800 28.8 529,518 27 69,995 18.4 78,718 17.5

2. Theo đối tượng

Tổ chức kinh tế 389,207 30.9 366,160 23.4 508,419 25.9 -23,047 -5.9 142,259 38.4 Tiền gửi dân cư 870,952 69.1 1,199,680 76.6 1,452,757 74.1 328,728 37.7 253,077 21.1

3. Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 190,422 14.0 268,640 17.2 358,956 18.3 78,218 41.1 90,316 33.6 <12 tháng 1,156,135 85.0 995,440 63.6 1,249,268 63.7 -160,695 -13.9 253,828 25.5 >=12 tháng 13,602 1.0 302,680 19.3 352,952 18 289,078 2125.3 50,272 16.6

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh huế (vietcombank huế) (Trang 28 - 32)