Tình hình nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh huế (vietcombank huế) (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG VỂ THƯƠNG HIỆU VIETCOMBANK HUẾ

2.1.3 Tình hình nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Huế

nhánh Huế

Việc nghiên cứu tình hình cơ cấu lao động của Vietcombank Huế dựa trên hai tiêu thức được sử dụng để phân chia nguồn lao động như sau:

- Giới tính: Nam/ Nữ

Bảng 1: Tình hình nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi

nhánh Huế năm 2008 - 2010

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

SL % SL % SL % +/- % +/- %

1.Phân theo giới tính

Nam 54 35.5 59 34.3 51 32.3 5 5.3 -8 -13.6

Nữ 98 64.5 113 65.7 107 67.7 15 15.3 -6 -5.3

2.Phân theo trình độ

Đại học và trên đại học 144 94.7 165 95.5 149 94.3 21 14.6 -16 -9.7 Cao đẳng, trung cấp 08 5.3 07 4.1 9 5.7 -1 -12.5 2 28.6

Tổng số lao động 152 100 172 100 158 100 20 13.2 -14 -8.2

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank Huế)

Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng:

Tổng số lao động của Ngân hàng tính đến cuối năm 2009 là 172 người, tăng lên 20 người so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng là 13.2%. Nhưng đến năm 2010, tổng số lao động của Ngân hàng là 158 người, giảm 14 người so với năm 2009 tương ứng với tốc độ giảm 8,9%. Sở dĩ ta có sự giảm sút này là do phòng giao dịch Quảng Trị trước đây trực thuộc Vietcombank Huế nhưng sang năm 2010 đã tách ra để thành lập chi nhánh Quảng Trị.

Xét về cơ cấu theo giới tính, có thể thấy rằng, tỷ lệ lao độg nữ của ngân hàng luôn nhiều hơn lao động nam. Cụ thể hơn, tỷ lệ nam gần 35% và tỷ lệ nữ xấp xỉ 65%. Năm 2009, số lao động nữ là 113 người tăng 15 người so với năm 2008 tương ứng với tốc độ tăng trên 15%. Sang năm 2010, số lao động nữ là 107 người giảm 8 người so với năm 2009 tương ứng với tốc độ giảm là 13.6%. Về nam giới, mặc dù cũng có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của nam giới thấp hơn so với nữ giới cả về mặt tương đối và tuyệt đối. Số lao động nữ nhiều hơn lao động nam là phù hợp với đặc điểm của dịch vụ ngân hàng.

Trình độ học vấn, chúng ta cũng thấy được sự ổn định về tỷ lệ học vấn qua 3 năm: khoảng 95% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, 5% có trình độ cao đẳng và trung cấp. Cụ thể, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học năm 2009 tăng 21 người, tức là tăng gần 15%. Còn năm 2010 so với năm 2009 giảm 16 người tức giảm gần 10%. Trong khi đó số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp đã giảm 12.5%

năm 2009 so với năm 2008 (giảm 1 người), năm 2010 tăng 2 người so với năm 2009. Như vậy Vietcombank Huế không ngừng nâng cao chất lượng lao động nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Tỷ lệ có trình độ học vấn cao giúp cho nhân viên có được trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, khả năng xử lý công việc tốt, đồng thời khả năng nắm bắt những vấn đề mới nhanh nhạy, điều đó đối với Vietcombank Huế là một lợi thế lớn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu ngân hàng TMCP ngoại thương chi nhánh huế (vietcombank huế) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w