Phƣơng pháp xác định sự đề kháng của vi khuẩn E.coli đối với kháng

Một phần của tài liệu khảo sát sự đề kháng của vi khuẩn escherichia coli đối với kháng sinh nhóm beta lactam phổ rộng trên gà thả vườn tại hai trại thuộc huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 42)

sinh nhóm β-lactam phổ rộng (ESBL) trên gà

Xác định tính đề kháng của vi khuẩn E. coli đối với kháng sinh nhóm β-lactam phổ rộng theo Bauer et al, (1966) đĩa kháng sinh khuếch tán trên môi trƣờng MHA. Nghiên cứu thực hiện chọn 12 loại kháng sinh làm kháng sinh đồ.

Chuẩn bị canh khuẩn:

Vi khuẩn E. Coli sinh ESBL tiến hành cấy trên môi trƣờng NA và ủ ấm ở 370C trong 24 giờ. Sau đó, chuyển khuẩn lạc có mang gene đề kháng kháng sinh từ từ vào ống nghiệm chứa 2 – 3 ml nƣớc muối sinh lí 0.9% đến khi dung dịch trong ống nghiệm có độ đục bằng với độ đục của dung dịch chuẩn Mac Farland 0,5 (108

CFU/ml).

Phƣơng pháp làm kháng sinh đồ:

Dùng que tăm bông vô trùng nhúng vào ống canh khuẩn đã chuẩn bị trƣớc, ép lên thành ống nghiệm cho ráo bớt nƣớc sau đó lấy ra dàn đều lên mặt thạch MHA. Chờ mặt thạch khô, dùng kẹp vô trùng kẹp các đĩa kháng sinh đặt lên mặt thạch. Đặt đĩa kháng sinh sao cho các đĩa cách nhau 2,5 – 3cm và cách rìa đĩa thạch từ 2 – 2,5cm. Thạch trong đĩa có độ dày 3,5 – 4mm. Nhƣ vậy, với một đĩa thạch có đƣờng kính 90mm có thể đặt 7 – 8 đĩa kháng sinh. Ủ đĩa thạch ở 370

C trong 24 giờ, sau đó đọc kết quả.

Đọc kết quả kháng sinh đồ:

Việc đọc kết quả bằng cách đo đƣờng kính vòng vô khuẩn, sau đó so sánh với bảng vòng vô khuẩn tiêu chuẩn Clinical and Laboratory Standars Institute (CLSI, 2014) để xác định kháng sinh nhạy, trung gian, đề kháng.

Huyễn dịch vi khuẩn

Môi trƣờng MHA, đặt các đĩa kháng sinh 370C/24h

Đo đƣờng kính vô khuẩn (mm)

Xác định các loại kháng sinh nhay, trung gian, đề khang theo tiêu chuẩn CLSI (2014)

Bảng 3.2: Bảng tiêu chuẩn phân tích kết quả đƣờng kính vô khuẩn (CLSI, 2014) Kháng sinh Tên viết tắt Lƣợng kháng sinh (μg) Đƣờng kính vô khuẩn (mm) Đề kháng ()

Trung gian Nhạy cảm () Ampicillin Am 10μg 13 14 - 16 17 Ceftazidime Cz 30μg 17 18 – 20 21 Ceftazidime/ clavulanic acid Zc 30μg/10μg 12 13 – 17 18 Cefotaxime Ct 30μg 22 23 – 25 26 Cefaclor Cr 30μg 14 15 – 17 18 Cefuroxime Cu 30μg 14 15 – 17 18 Streptomycin Sm 10μg 11 12 – 14 15 Amikacin Ak 30μg 14 15 – 16 17 Tetracycline Te 30μg 11 12 – 14 15 Doxycycline Dx 30μg 10 11 – 13 14 Trimethoprim/ sulfamethoxazol Bt 5μg 10 11 – 15 16 Norfloxacin Nr 10μg 12 13 – 16 17 3.2.5 Phƣơng pháp xử lí số liệu:

Số liệu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp sử dụng phần mềm Minitab 16.0, Chi square yates.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về địa điểm lấy mẫu thực hiện đề tài tại hai trại gà thả vƣờn thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

Điều kiện tự nhiên huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA_M%E1%BB%B9,_M%E1%BB%8F_C%C3% A0y_B%E1%BA%AFc)

Vị trí địa lí: Huyện Mỏ Cày Bắc có địa giới hành chính nhƣ sau: Đông giáp huyện Mỏ Cày Nam, huyện Giồng Trôm; Tây giáp huyện Chợ Lách; Nam giáp tỉnh Vĩnh Long; Bắc giáp huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre.

Khí hậu: tỉnh Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260C – 270C. Với vị trí nằm tiếp giáp biển Đông, nhƣng Bến Tre ít chịu ảnh hƣởng của bão lũ, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm… Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh và du lịch của tỉnh.

Tình hình chăn nuôi gà thả vƣờn tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre: Chăn nuôi gà thả vƣờn là một trong những thế mạnh của huyện Mỏ Cày Bắc. Đặc biệt trong những năm gần đây việc chăn nuôi gia cầm trong huyện phát triển khá nhanh, tổng đàn gia cầm hiện nay 700.000 con, chủ yếu là giống gà tàu lai địa phƣơng, bình quân mỗi hộ nuôi với quy mô đàn từ 500-1.000 con (nguồn từ thú y xã Phú Sơn huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre).

Tổng quan về địa điểm lấy mẫu

Trại 1: Lê Minh Tiến, 299/60 ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.

Tổng đàn: 1.000 con. Mô hình nuôi hở, diện tích trại gồm có chuồng úm rộng 35m2 , tổng diện tích trại 80m2. Sử dụng thức ăn của ANOVA thức hỗn hợp dành cho gà thịt (22 – 42 ngày tuổi), gà đƣợc nuôi trong chuồng úm đến 6 tuần tuổi sau đó đƣợc thả ra vƣờn đến khi xuất thịt là trên 3 tháng tuổi, trọng lƣợng xuất thịt trung bình là 1,6kg.

Bảng 4.1 Phòng bệnh bằng kháng sinh tại trại 1

Ngày tuổi Buổi Thuốc Liều dùng

1 – 3 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 3 ngày 6 – 7 Sáng Imequyl 20% 1ml/ 1 lít H2O/ 4 ngày 8 – 12 Sáng Flodox 1g/ 1 lít H2O/ 5 ngày 15 – 17 Sáng Isotyl-250 1ml/ 3 lít H2O/ 3 ngày 19 – 21 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 3 ngày 24 – 25 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 2 ngày 26 – 28 Sáng Isotyl-250 1ml/ 3 lít H2O/ 3 ngày

Trại 2: Đinh Văn Chính, ấp Lăng Tây, xã Phú Sơn, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng đàn: 1.000 con. Mô hình nuôi hở, diện tích trại gồm có chuồng úm rộng 8m2, tổng diện tích trại 1.000m2. Sử dụng thức ăn của ANOVA thức ăn hỗn hợp dành cho gà thịt (22 – 42 ngày tuổi), gà đƣợc nuôi trong chuồng úm đến 6 tuần tuổi sau đó đƣợc thả ra vƣờn đến khi xuất thịt là trên 3 tháng tuổi, trọng lƣợng xuất thịt trung bình là 1,6kg.

Bảng 4.2 Phòng bệnh bằng kháng sinh tại trại 2

Ngày tuổi Buổi Thuốc Liều dùng

1 – 4 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 4 ngày 5 – 7 Sáng Neo-pennox 1g/ 1 lít H2O/ 3 ngày 8 – 10 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 3 ngày 12 – 14 Sáng Enrox-100 1ml/ 2 lít H2O/ 3 ngày 18 – 20 Sáng Vet-moxcol 1g/ 2 lít H2O/ 3 ngày 23 – 25 Sáng Oxystrepsol 2g/ 1 lít H2O/ 3 ngày 26 – 28 Sáng Coli 102 2g/ 1 lít H2O/ 3 ngày

4.2 Kết quả khảo sát gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

Qua theo dõi tình hình gà bị tiêu chảy chết tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre có các biểu hiện nghi nhiễm E. coli. Kết quả đƣợc ghi nhận lại và trình bày ở bảng 4.1

Bảng 4.3 Tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli tại hai trại

Địa điểm Số con khảo sát Số con chết Tỷ lệ (%)

Trại 1 1.000 56 5,60

Trại 2 1.000 93 9,30

(P = 0,002)

Tổng 2.000 149 7,45

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, gà bị tiêu chảy chết ở hai trại chiếm tỷ lệ là 7,45%. Trong đó, gà ở trại 2 bị tiêu chảy chết chiếm tỷ lệ 9,30% cao hơn so với trại 1 (5,60%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,002). Điều này có thể là do mật độ nuôi gà trại 2 (125con/ m2) cao hơn trại 1 (30 con/m2). Chuồng nền từ 0 – 6 tuần tuổi mật độ 10 – 15 con/ m2( Bùi Xuân Mến, 2007). Dẫn đến gà bị stress, giảm sức đề kháng nên dễ bị vi khuẩn E. coli tấn công gây bệnh. Ngoài ra, điều kiện nuôi và chế độ chăm sóc quản lý của trại 2 không tốt, bị tác động từ nhiều yếu bên ngoài nhƣ môi trƣờng nuôi bị ô nhiễm do xung quanh còn nuôi thêm vịt, chuồng không sát trùng kĩ càng, ẩm thấp, nền trấu không thay thƣờng xuyên. Chuồng úm tại trại 1 đƣợc chủ trại mới xây nên còn sạch sẽ, xung quanh rộng thoáng mát, gà đƣợc chăm sóc quản lí kĩ càng nên gà ít bị tiêu chảy hơn trại 2. Bệnh tiêu chảy trên gà do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó vi khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân chủ yếu vì chúng thƣờng xuyên hiện diện trong đƣờng tiêu hóa mỗi khi cơ thể bị stress hay các nguyên nhân khác làm cho gà giảm sức đề kháng, các vi khuẩn tồn tại trong hệ tiêu hóa có một số chủng mang yếu tố độc lực, nhanh chóng phát triển và gây bệnh cho gà, thƣờng là các bệnh kế phát làm cho gà bệnh nặng hơn dẫn đến làm gà chết. Do đó, số lƣợng gà bị tiêu chảy chết ở hai trại rất có thể do vi khuẩn E. coli gây ra.

Bảng 4.4 Tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy chết do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli theo tuần tuổi tại hai trại

Tuần tuổi Trại 1 Trại 2 Tổng Số con khảo sát Số con chết Tỷ lệ (%) Số con khảo sát Số con chết Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1 1.000 25 2,50c 1.000 60 6,00d 4,25a 2 1.000 15 1,50c 1.000 21 2,10c 1,80b 4 1.000 16 1,60c 1.000 12 1,20c 1,40b Tổng 56 5,60 93 9,30 7,45

Những giá trị của các chữ số mũ a,b trong cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Những giá trị của các chữ số mũ c,d trong cùng một hàng khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kế (P < 0,05)

Kết quả bảng 4.4 cho thấy, gà 1 tuần tuổi bị tiêu chảy chết chiếm tỷ lệ cao nhất 4,25%, tỷ lệ này có khuynh hƣớng giảm dần ở tuần 2 là 1,80% và tuần 4 là 1,40% từ tuần 5 trở đi không thấy gà bị tiêu chảy. Tỷ lệ gà bị tiêu chảy chết ở tuần 1 cao hơn so với các tuần còn lại, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Điều này có thể do một số nguyên nhân bất lợi ảnh hƣởng lên gà con ngay từ ngày tuổi đầu tiên, gà bị vận chuyển quãng đƣờng xa từ lò ấp về chuồng nuôi, thay đổi môi trƣờng sống mới gà con chƣa thích nghi hoặc do sai sót kỹ thuật trong quá trình ấp nhƣ nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, xếp và đảo trứng cũng nhƣ vệ sinh lò ấp không hợp vệ sinh làm cho E. coli lây qua vỏ trứng, phôi gà phát triển không bình thƣờng, gà con nở ra yếu ớt, có các bệnh bẩm sinh nhƣ túi lòng đỏ chƣa thu hết vào bụng phôi dẫn đến hở rốn (Võ Bá Thọ, 2000), tạo cơ hội cho vi khuẩn E. coli

xâm nhập và phát triển. Gà ở từng lứa tuổi khác nhau khả năng mẫm cảm với bệnh cũng khác nhau (Gross, 1994). Trong tuần 2 – 4 có xu hƣớng giảm hơn do lúc này đàn gà đã quen dần với môi trƣờng, nhƣng do ảnh hƣởng của tuần đầu tiên nên gà vẫn còn bệnh và chết rải rác.

Gà bị tiêu chảy ở tuần đầu tiên tại trại 2 chiếm tỷ lệ là 6% cao hơn so với trại 1 (2,50%) và sự khác biệt giữa hai trại rất có ý nghĩa thống kê (P = 0,000). Nguyên nhân có thể do lò ấp cung cấp gà giống cho trại 2 không hợp vệ sinh, ô nhiễm, mật độ gà trong giai đoạn nuôi úm cao, trong quá trình vận truyển gà bị stress làm giảm sức đề kháng mà chế độ chăm sóc quản lí không tốt, môi trƣờng xung quanh bị ô

nhiễm nên từ các yếu tố đó kết hợp lại làm cho tỷ lệ gà tiêu chảy chết ở tuần đầu của trại 2 cao hơn trại 1.

Trong 149 con gà bị tiêu chảy chết, chúng tôi tiến hành lấy mẫu 36 con phân lập vi khuẩn E. coli để xác định tỷ lệ tiêu chảy do E. coli, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.5 tiếp theo.

4.3 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli trên gà bị tiêu chảy tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre

Qua quá trình thu thập mẫu phân nguyên (1g) từ 72 con gà tại hai trại trong đó có 36 con gà khỏe và 36 con gà bệnh, tiến hành định lƣợng mẫu phân gà ghi nhận kết quả và đƣợc trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5 So sánh tỷ lệ nhiễm và mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli trên mẫu phân nguyên của gà khỏe và gà bệnh tại 2 trại

Đối tƣợng Trại1 Trại 2 SL mẫu (con) E. coli dƣơng tính SL mẫu (con) E. coli dƣơng tính SL TL (%) Mức độ nhiễm SL TL (%) Mức độ nhiễm XTB (CFU/ml) Log (CFU/ml) XTB (CFU/ml) Log (CFU/ml) Gà khỏe 18 18 100 1,56x 107 7,19 18 18 100 1,18x 107 7,07 Gà bệnh 18 18 100 1,82x 108 8,26 18 18 100 1,36x 108 8,13

XTB: Số khuẩn lạc trung bình; CFU: đơn vị hình thành khuẩn lạc; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ nhiễm E. coli trên phân gà khỏe và gà bệnh tại hai trại là 100%. Trong đó, mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli trên phân gà bệnh tại trại 1 cao hơn gà khỏe 1,07 lần và mức độ nhiễm vi khuẩn E. coli trên phân gà bệnh tại trại 2 cao hơn gà khỏe là 1,06 lần. Theo Dho-Moulin and Fairbrother (1999), trong 1g phân của gia cầm bình thƣờng thì mật độ vi khuẩn E. coli khoảng 104 – 107 (CFU/g hay ml), ta nhận thấy rằng mật độ vi khuẩn E. coli trong phân gà khỏe tại hai trại vẫn ở mức bình thƣờng, chƣa có khả năng gây bệnh. Nhƣng ở gà bệnh thì mật độ nhiễm E. coli tăng lên, do lúc này đã có sự mất cân bằng giữa vi khuẩn

E. coli có lợi và có hại trong đƣờng ruột. Muốn gây đƣợc bệnh, mầm bệnh cần phải có số lƣợng nhất định (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012). Trong đó có sự phát triển nhanh của chủng vi khuẩn E. coli APEC (Avian pathogenic

Escherichia coli) là chủng gây bệnh đƣờng ruột ở gia cầm (Dho-Moulin and Fairbrother, 1999). Nên làm gia tăng mật độ vi khuẩn E. coli trong phân gà bệnh. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy trên gà.

4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli sinh enzyme β-lactamase phổ rộng (ESBL) trên gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre (ESBL) trên gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả phân lập trên 72 con gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre trong đó trại 1 có 18 con gà khỏe và 18 con gà bệnh, trại 2 tƣơng tự nhƣ vậy. Đƣợc ghi nhận lại và trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà tại hai trại Địa điểm Số lƣợng mẫu

(con) E. coli ESBL SL(con) TL(%) Trại 1 36 16 44,40 Trại 2 36 22 61,10 (P > 0,05) Tổng 72 38 52,80

SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ; ESBL (extended-spectrum beta-lactamase): enzyme -lactamase phổ rộng

Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại hai trại là 52,80%, trong đó tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại trại 2 (61,10%) cao hơn trại 1 (44,40%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả trên cũng gần phù hợp với nghiên cứu của Smet et al, (2008) phân lập trên 489 mẫu gà lấy từ 5 trại gà thịt tại Bỉ thì có 295 mẫu hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL với tỷ lệ 60, 3%. Nhƣng lại cao hơn nghiên cứu của Carissa et al, (2013) phân lập từ 159 mẫu phân gà tây (n = 48), gà thịt (n = 96) và gà thả vƣờn (n = 15) tại Owerri, Nigeria thì tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL là 22,20% từ phân gà thịt và gà tây, trên phân gà thả vƣờn không tìm thấy sự hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL. Sự khác biệt này có thể do khảo sát trên giống gà khác nhau, quá trình sử dụng kháng sinh cũng nhƣ vị trí địa lí từng vùng khác nhau, vì vậy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL khác nhau.Qua kết quả trên ta có thể thấy tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL trên 50%, mức độ này báo động rằng tình trạng kháng kháng sinh đang tăng và nguy cơ bệnh tiêu chảy gây chết gà do nghi nhiễm E. coli

sẽ tăng cao do kháng sinh điều trị không còn hiệu quả, nhất là kháng sinh nhóm - lactam phổ rộng.

Bảng 4.7 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà khỏe và gà bệnh tại hai trại Đối tƣợng Trại 1 Trại 2 Tổng SL mẫu (con) E. coli ESBL

Một phần của tài liệu khảo sát sự đề kháng của vi khuẩn escherichia coli đối với kháng sinh nhóm beta lactam phổ rộng trên gà thả vườn tại hai trại thuộc huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 42)