(ESBL) trên gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre
Qua kết quả phân lập trên 72 con gà tại hai trại thuộc huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre trong đó trại 1 có 18 con gà khỏe và 18 con gà bệnh, trại 2 tƣơng tự nhƣ vậy. Đƣợc ghi nhận lại và trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà tại hai trại Địa điểm Số lƣợng mẫu
(con) E. coli ESBL SL(con) TL(%) Trại 1 36 16 44,40 Trại 2 36 22 61,10 (P > 0,05) Tổng 72 38 52,80
SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ; ESBL (extended-spectrum beta-lactamase): enzyme -lactamase phổ rộng
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại hai trại là 52,80%, trong đó tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại trại 2 (61,10%) cao hơn trại 1 (44,40%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Kết quả trên cũng gần phù hợp với nghiên cứu của Smet et al, (2008) phân lập trên 489 mẫu gà lấy từ 5 trại gà thịt tại Bỉ thì có 295 mẫu hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL với tỷ lệ 60, 3%. Nhƣng lại cao hơn nghiên cứu của Carissa et al, (2013) phân lập từ 159 mẫu phân gà tây (n = 48), gà thịt (n = 96) và gà thả vƣờn (n = 15) tại Owerri, Nigeria thì tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL là 22,20% từ phân gà thịt và gà tây, trên phân gà thả vƣờn không tìm thấy sự hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL. Sự khác biệt này có thể do khảo sát trên giống gà khác nhau, quá trình sử dụng kháng sinh cũng nhƣ vị trí địa lí từng vùng khác nhau, vì vậy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL khác nhau.Qua kết quả trên ta có thể thấy tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL trên 50%, mức độ này báo động rằng tình trạng kháng kháng sinh đang tăng và nguy cơ bệnh tiêu chảy gây chết gà do nghi nhiễm E. coli
sẽ tăng cao do kháng sinh điều trị không còn hiệu quả, nhất là kháng sinh nhóm - lactam phổ rộng.
Bảng 4.7 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà khỏe và gà bệnh tại hai trại Đối tƣợng Trại 1 Trại 2 Tổng SL mẫu (con) E. coli ESBL SL mẫu (con) E. coli ESBL TL (%) SL (con) TL (%) SL (con) TL (con) Gà khỏe 18 6 33,30 a 18 7 38,90a 36,10a Gà bệnh 18 10 55,60 a 18 15 83,30b 69,40b Tổng 36 16 44,40 36 22 61,10 52,80
Những giá trị của các chữ số mũ a,b trong cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) ESBL (extended-spectrum beta-lactamase): enzyme -lactamase phổ rộng ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ
Qua bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà bệnh tại hai trại là 69,40% cao hơn gà khỏe (36,10%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Theo tình hình sử dụng kháng sinh thì hai trại đã sử dụng kháng sinh thƣờng xuyên là amoxiciliin bổ sung vào nƣớc uống nên dễ dàng gây ra tính thích nghi dẫn đến sự đề kháng của vi khuẩn E. coli trong gà khỏe cũng nhƣ gà bệnh nhƣng gà khỏe chỉ là cá thể mang trùng trong khi đó muốn gây đƣợc bệnh thì mầm bệnh cần phải có số lƣợng nhất định (Hồ Thị Việt Thu và Nguyễn Đức Hiền, 2012). Do đó, gà bệnh có mật độ vi khuẩn E. coli cao nên tỷ lệ hiện diện vi khuẩn
E. coli sinh ESBL cũng cao hơn gà khỏe. Trong đó gà bệnh tại trại 2 tỷ lệ nhiễm
E. coli sinh ESBL với 83,30% cao hơn gà khỏe (38,90%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Tƣơng tự tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL ở gà bệnh với 55,60% tại trại 1 cao hơn gà khỏe (33,30%) tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Bởi vì tỷ lệ gà bệnh tiêu chảy do nghi nhiễm E. coli tại trại 2 (9,30%) cao hơn rất nhiều so với trại 1 (5,60%), sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P = 0,002) kết quả đƣợc ghi nhận ở bảng 4.3, cho nên sự hiện diện
Bảng 4.8 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên gà theo tuần tuổi tại hai trại Tuần tuổi Trại 1 Trại 2 Tổng SL mẫu (con) E. coli ESBL SL mẫu (con) E. coli ESBL TL (%) SL (con) TL (%) SL (con) TL (%) 1 12 5 41,70c 12 5 41,70c 41,70a 2 12 1 8,30c 12 7 58,30d 33,30a 4 12 10 83,30c 12 10 83,30c 83,30b Tổng 36 16 44,40 36 22 61,10 52,80
Những giá trị của các chữ số mũ a,b trong cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Những giá trị của các chữ số mũ c,d trong cùng một hàng khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kế (P < 0,05) ESBL (extended-spectrum beta-lactamase): enzyme -lactamase phổ rộng ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ
Bảng 4.8 cho thấy tỷ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL có khuynh hƣớng tăng dần theo tuần tuổi 1 – 4, trong đó gà 4 tuần tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (83,30%), 2 tuần tuổi (33,30%), 1 tuần tuổi (41,70%). Sự khác biệt giữa tuần tuổi 4 với tuần 1, 2 rất có ý nghĩa thống kê (P = 0,001). Theo hiện tƣợng kháng thuốc của vi khuẩn có hai loại là kháng thuốc tự nhiện do bản thân bình thƣờng vi khuẩn đã có hay chất x nào đó có khả năng chống lại tác dụng của kháng sinh hoặc có thể loài vi khuẩn đó không có vị trí công kích, điểm tác động của chất kháng sinh và thứ hai là kháng thuốc thu đƣợc do vi khuẩn thu đƣợc trong quá trình sống tự nhiên hoặc do tiếp xúc, khi có đƣợc các yếu tố kháng thuốc – plasmid, factor R hay episome thì nó có khả năng truyền ngang các yếu tố kháng thuốc này giữa các chủng cùng loài và giữa các loài với nhau (Bùi Thị Tho, 2003). Trong trƣờng hợp này ta thấy vi khuẩn E. coli sinh -lactamase làm phá vỡ vòng beta-lactam của kháng sinh nhóm -lactam làm cho nhóm kháng sinh này không còn tác dụng, đây là hiện tƣợng kháng thuốc tự nhiên, cộng thêm việc kháng thuốc vi khuẩn thu đƣợc trong quá trình sống mà ở đây thu đƣợc là do cơ chế truyền gene kháng thuốc theo chiều ngang. Tuần đầu tiên phân lập đã thấy sự hiện diện của vi khuẩn E. coli sinh ESBL, các vi khuẩn E. coli mang gene đề kháng kháng sinh nhóm -lactam này truyền gene kháng thuốc nhờ plasmid qua các vi khuẩn E. coli còn lại nên theo thời gian từ tuần 1 – 4 thì tỷ lệ hiện diên vi khuẩn E. coli sinh ESBL tăng dần. Giả
thuyết này đƣợc đã đƣợc Smith (1970) chứng minh rằng sự truyền gene kháng thuốc ở loài vi khuẩn E. coli và Salmonella trên đàn gà. Nếu vi khuẩn E. coli là vi khuẩn cho, mang yếu tố R đƣợc thêm vào nƣớc uống, sau đó cho thêm vào các dòng vi khuẩn E. coli và Salmonella typhimurium, cả 2 dòng này đều không mang nhân tố R. Một thời gian, ở dòng E. coli thứ 2 và Salmonella typhimurium phân lập từ gà, ngƣời ta đều tìm thấy nhân tố R trong chúng. Hơn nữa, các thí nghiệm này đƣợc làm đối với gà thƣờng xuyên nhận kháng sinh từ thức ăn hay cho uống thì tần số các tế bào nhận mang nhân tố R tăng lên rất cao. Các tế bào cho đều chứa nhân tố đặc trƣng kháng với chính loại kháng sinh dùng trong thức ăn hay nƣớc uống đã bổ sung đó. Trong trƣờng hợp này, chính chất kháng sinh đã hỗ trợ cho các dòng vi khuẩn nhận nhân tố R tồn tại và phát triển (Bùi Thị Tho, 2003). Cho nên trong quá trình sử dụng kháng sinh amoxicillin xuyên suốt từ gà giai đoạn tuần 1 – 4 tại hai trại đã vô tình hỗ trợ cho vi khuẩn E. coli nhận gene kháng thuốc kháng nhóm -lactam từ các chủng vi khuẩn E. coli sinh ESBL làm cho tỷ lệ hiện vi khuẩn E. coli sinh ESBL tăng dần theo tuần tuổi. Trong đó, số lƣợng mẫu hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL gà giai đoạn 2 tuần tuổi tại trại 1 quá nhỏ, chỉ có 1 mẫu nên dẫn đến sự sai số trong sự tăng dần tỷ lệ hiện vi khuẩn E. coli sinh ESBL tại hai trại. Trong đó, tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL gà giai đoạn 2 tuần tuổi (58,30%) tại trại 2 cao hơn gà 2 tuần tuổi (8,30%) tại trại 1, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Theo tình hình sử dụng kháng sinh trại 1 ở gà 2 tuần tuổi thì ngƣng dùng amoxicillin tới gần cuối tuần 3 mới sử dụng lại làm cho sự thích nghi đối với kháng sinh của E. coli giảm nên làm giảm tỉ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL, trong khi đó trại 2 lại sử dụng amoxicillin thƣờng xuyên từ tuần 1 – 4. Qua kết quả trên ta thấy plasmid chứa gene kháng kháng sinh có thể truyền theo chiều ngang. Bảng 4.9 Tỷ lệ hiện diện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên phân loại mẫu gà bệnh tiêu chảy tại hai trại
Mẫu SL mẫu khảo sát E. coli ESBL SL TL (%) Thịt 27 6 22,20a Gan 27 0 0 Phổi 27 2 7,40a Phân 27 15 55,60b
Những giá trị các chữ số mũ a,b trong cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) ESBL (extended-spectrum beta-lactamase): enzyme -lactamase phổ rộng ; SL: Số lượng; TL: Tỷ lệ
Qua quá trình chẩn đoán bệnh tiêu chảy do nhiễm E. coli trên gà bằng phƣơng pháp chẩn đoán lâm sàng, sau đó tiến hành mổ khám ghi nhận bệnh tích. Tiêu chảy do E. coli gây ra gà sốt, ủ rũ, mệt mỏi, tụm lại từng đám, xù lông, tiêu chảy phân có màu vàng nhạt, hậu môn dính bết phân, bụng gà xệ, tích nƣớc xoang bụng, xuất hiện các bệnh tích gan sƣng có màu mật, lòng đỏ không tiêu, viêm màng ngoài tim, viêm gan có nhiều dịch màu hơi vàng ở túi khí, phúc mạc, viêm phổi, gan và lách hơi sƣng (Gross, 1994). Và đƣợc ghi nhận lại ở bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ hiện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên phân chiếm tỷ lệ cao nhất (55,60%), thịt (22,20%), phổi (7,40%), trên gan không thấy sự hiện diện của vi khuẩn E. coli sinh ESBL. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P = 0.000). Điều này có thể do ruột già là nơi cƣ trú của vi khuẩn E. coli, kháng sinh sử dụng tại hai trại chủ yếu cấp theo đƣờng uống làm cho tỷ lệ E. coli thƣờng tiếp xúc với kháng sinh cao nên tỷ lệ hiện diện E. coli kháng kháng sinh tại nơi này cao nhất. E. coli thƣờng gây bệnh chủ yếu trên đƣờng ruột và đƣờng hô hấp và là vi khuẩn cơ hội thƣờng gây bệnh kế phát. Khi bệnh xảy ra trên đƣờng hô hấp, ở gà nhƣ bệnh hô hấp mãn tính (CRD) hay bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) sẽ làm tổn thƣơng niêm mạc phổi khi đó E. coli từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào, lúc này có thể có E. coli sinh ESBL do gà đi phân ra ngoài nền chuồng cũng nhƣ E. coli gây bệnh ở đƣờng ruột có thể có
E. coli sinh ESBL, làm tổn thƣơng các nhung mao ruột rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết theo vòng tuần hoàn máu đến phổi gây bệnh nên tỷ lệ hiện vi khuẩn E. coli sinh ESBL trên phổi theo 2 con đƣờng trên sẽ thấp hơn trong phân. Tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL trong thịt là 22,20%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Gundogan and Avci (2013) các sản phẩm từ gà tây, trong đó tỷ lệ nhiễm trên thịt là 50%. Sự khác biệt này có thể do khác nhau về giống, lứa tuổi và vi trí địa lí nghiên cứu nên tỷ lệ nhiễm E. coli sinh ESBL khác nhau.
Hình 4.5 Gà tiêu chảy phân loãng vàng, bết hậu môn
Hình 4.8 Bụng gà xệ Hình 4.9 Gà tích nƣớc xoang bụng Hình 4.7 Túi lòng đỏ không tiêu Hình 4.6 Gà bị viêm rốn